Khác với ông trùm
làng điện thoại một thời Nokia, yahoo có lẽ vẫn còn tỉnh táo hơn nhiều khi nhận
ra được điểm mấu chốt ở đây là thà tự bán mình còn hơn để cái chết ập đến và thất
bại lại càng thêm nặng nề.
Sớm nhận ra rằng tương lai phát tiển của Yahoo không còn thấy
ánh sáng dù chỉ là một tia hy vọng le lói, ông chủ Yahoo biết rằng chỉ còn cách
chấm dứt sự sống của cả công ty thì mới ngăn chặn được đến mức tối đa những thiệt
hại, tổn thất. Tất cả cũng vì sự an toàn của mọi người, mọi thành viên dù cũ
hay mới của Yahoo.
Yahoo - Từ ông hoàng đến kẻ thất bại
Nhưng điều đáng nói là ông chủ
Yahoo đang đứng trước 2 sự lựa chọn: một là bán sớm nhưng lỗ nặng là điều không
tránh khỏi và hai là bán muộn thì giá trị công ty lại càng xuống thấp và mọi
ánh mắt đổ lỗi, chỉ trích và chê bai đều hướng vào ông.
Quyết định đau xót của những ông lớn gục ngã
Trong nhiều thương vụ, các nhà đầu tư và
chủ doanh nghiệp thường xót xa khi quyết định bán công ty với giá thấp hơn mức
đề nghị thời hoàng kim. Tình trạng này không phải là hiếm
thấy trên thương trường khốc liệt và tàn bạo ngày nay, suy cho cùng thì cũng
như việc cá lớn nuốt cá bé.
Thương vụ mới đây của Yahoo là một ví dụ
điển hình khi đã từ chối đề nghị mua lại 44,6 tỷ
USD của Microsoft vào năm 2008. Cũng không lạ khi đó là
thời hoàng kim của Yahoo và các cổ đông thừa biết công ty của mình đã bị đánh
giá thấp, không xứng với trị giá mua lại mà Microsoft đưa ra. Trớ trêu
thay, ngày 25/7 vừa qua, Yahoo đã quyết định bán mình cho Verizon với giá 4,8 tỷ
USD. Đây là một điều khó tin và khó tưởng tượng vì với
4,8 tỷ đô la Mỹ, nó gần như chỉ bằng 1 phần 10 mức giá mua lại mà MS đã từng đề
nghị với Yahoo cách đây 8 năm.
Về phía ngược lại, việc tìm ví dụ cho những
công ty quyết định bán quá sớm là khá khó bởi các chuyên gia khó xác định doanh nghiệp đó có thực sự làm ăn ra sao
sau này. Tuy nhiên, trong trường hợp của Yahoo, yahoo
hoàn toàn không có những thứ gọi là lý tưởng kinh doanh, phong cách sống và sứ
mệnh như những start-up hay những công ty nhỏ bé khác. Đối với họ, việc công ty bây giờ được định giá bao nhiều mới
là điều quan trọng.
Snapchat muốn nối gót Facebook
Năm 2013, CEO Evan Spiegel của Snapchat đã
từ chối lời đề nghị 3 tỷ USD mua lại từ Facebook. Mọi
người cho rằng, vị CEO này muốn lặp lại kỳ tích của ông chủ Mark của Facebook
trong lịch sử, khi Facebook từ chối đề nghị mua lại từ Yahoo với giá 1 tỷ đô la
Mỹ năm 2006. Ông hy vọng một ngày nào đó, Snapchat cũng sẽ có một sự trổi dậy
ngoạn mục như Facebook đã từng làm. Dẫu vậy, quyết định này chưa chắc đã
khôn ngoan khi có một ví dụ rành rành như Yahoo.