RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label chia sẽ kinh nghiệm kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label chia sẽ kinh nghiệm kinh doanh. Show all posts

Tuesday, August 2, 2016

Sau những năm tháng vất vả và gian nan trên con đường học vấn, nhiều người muốn hướng tới việc giúp đỡ và xây dựng xã hội, nhiều người muốn được nổi tiếng, nhiều người muốn kiếm thật nhiều tiền va sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Vậy bạn thuộc kiểu người nào?
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta từ nhỏ đã có ước mơ trở thành triệu phú lừng danh. Tuy nhiên, không ít người sau khi trưởng thành đã từ bỏ nó. Trở thành triệu phú không phải là điều viễn vông. Với những nguyên tắc và các chỉ dẫn cụ thể, cộng với niềm đam mê làm giàu và bản lĩnh đối mặt với thất bại, chúng ta hoàn toàn có thể tự thân, tự lực trở thành một triệu phú, dù bạn chọn ngành nghề gì, dù bạn là ai và xuất phát ở đâu.
Nếu đã quyết định theo đuổi ước mơ của mình thì ngay từ bây giờ chúng ta phải cố gắng thay đổi suy nghĩ, cách tân tư duy để hình thành những thói quen, những nguyên tắc vàng về lối sống và làm việc đúng đắn như sau:

1. Biến thách thức thành động lực phấn đấu

Nếu bạn hỏi bất kỳ triệu phú tự thân nào về lý do tại sao họ khởi nghiệp trong lĩnh vực họ đang làm, nhiều khả năng là họ sẽ không chỉ nói rằng “để kiếm 1 tỷ đô la”. Kiếm được 1 tỷ đô la tuy là câu chuyện xa vời nhưng chính sự xa vời, viễn vông đó đã tạo cho họ những thử thác. Và kèm theo đó là những động lực khích lệ tinh thần, khiến họ quyết tâm theo đuổi đam mê, thực hóa ước mơ của mình bằng cách thức, phương pháp phù hợp với năng lực bản thân.

2. Tự thỏa mãn là tự giết mình

Không bao giờ nên để có lúc nào đó trong hành trình lên đỉnh cao của mình, bạn dừng lại và nghĩ rằng: “Ok, mình đã làm đủ rồi, mình có thể ngừng làm việc quá vất vả”. Từng giây từng phút dừng lại để nghĩ là bạn đã phung phí không biết bao nhiêu đồng tiền đáng ra thuộc về mình. Công ty của bạn đang làm nên ăn ra không có nghĩa là bạn đang thành công. Thành công là khi bạn chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường, vượt qua tất cả đối thủ, đó mới là chiến thắng bền vững.

3. Cần cù và siêng năng là 2 đức tính thiết yếu

Dù có tài đến đâu, bạn cũng sẽ không bao giờ có thể đạt tới toàn bộ tiềm năng thành công trừ khi bạn sẵn lòng học tập và làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai khác. Bạn không có sự lựa chọn tối ưu nào khác ngoài sự lựa chọn này. Chỉ có đánh đổi công sức và thời gian bạn mới thực hóa được niềm mơ ước, đạt được thành công.
Có một sự thật thú vị đó là đằng sau mỗi câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp được nhiều tỷ phú, triệu phú, doanh nhân thành đạt hay người nổi tiếng chia sẽ đều mang một nét tương đồng. Dù họ là những con người sinh ra trong những thời gian, hoàn cảnh và có tính cách khác nhau, nhưng điểm chung của tất cả chính là sự đánh đổi những thứ quý giá của bản thân (tuổi trẻ, thời gian, công sức, giọt máu…) để có được cơ ngơi sự nghiệp và danh tiếng như ngày hôm nay.
David Ogilvy, một chuyên gia quảng cáo tài ba và là ông chủ của tập đoàn Ogilvy & Mather, công ty quảng cáo nổi tiếng, đã chia sẽ rằng: “Không có cái gì là cho không”, để có được vinh quang của ngày hôm nay, ông đã trải qua không biết bao cực khổ, không ít lần nếm trái đắng và phải làm đủ nghề, đủ việc chỉ để kiếm đủ miếng cơm hàng ngày.
Ông đi từ những khu ổ chuột đến những xưởng công nghiệp làm phim. Nhưng dù làm việc ở đâu, ông cũng được dạy những bài học quý giá về cách thức bán hàng và kinh doanh. Và sau đây là 3 bài học quý giá mà David Ogilvy muốn chia sẽ với chúng ta.

1. Không có tham vọng, không có thành công

“Tham vọng là nền tảng dẫn đến sự thành công”, Ogilvy khẳng định. Đầu tiên, bạn phải có tham vọng, nhưng không có nghĩa là để nó ngự trị và cố gắng thể hiện ra bên ngoài. Chính lòng tham vọng của bạn đã vô tình khiến những người xung quanh đề phòng và tạo ra những khó khăn gây cản trở trên con đường sự nghiệp của bạn. Tốt nhất hãy nung nấu và nuôi dưỡng nó từng ngày. Biến nó thành động lực làm việc của bản thân.

2. Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn

Trong công việc, bạn luôn luôn cảm thấy yêu những gì mình đang làm. Ogilvy khuyên tất cả các bạn trẻ hãy sống và làm việc hết mình theo đam mê bất cứ lúc nào còn có cơ hội. Bởi vì khi ta đam mê một lĩnh vực tức là ta có lợi thế, sở trường hơn người ở lĩnh vực đó. Giỏi một việc mà trong công ty bạn không ai giỏi việc đó sẽ khiến bạn trở nên có giá trị hơn nhiều trong mắt các nhà lãnh đạo, quản lý.

3. Nổ lực gấp nhiều lần người khác

Ogilvy rõ ràng đã làm việc vô cùng nỗ lực. Ông đầu tư thời gian nhiều hơn hai lần các đồng nghiệp của mình và thậm chí còn làm việc với tốc độ gấp đôi. Ogilvy chia sẻ: “Có một điều bạn nên nhớ rằng, dù bạn có làm tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nhanh gọn và tận dụng khoản thời gian dư thừa để vui chơi, hoan phí thì đừng thắc mắc vì sao bạn chỉ được đánh giá ngang trình độ với những người bình thường khác. Bởi các nhà quản lý luôn đề cao và thúc đẩy những ai nỗ lực làm việc nhiều hơn người khác”.
Để trở thành một nhà kinh doanh tài ba, một nhà lãnh đạo và quản lý chuyên nghiệp thì tinh thần học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta phải thay đổi hoàn toàn bản thân mình để trở thành một bản sao của tấm gương mà chúng ta đang học hỏi.
CEO tài năng của Amazon - Jeff Bezos
Người thông minh là người biết tiếp thu có chọn lọc. Có những điều tuy tốt nhưng không phù hợp với năng lực bản thân thì cũng chỉ là thứ vô dụng. Chúng ta học hỏi những cái hay, điều lạ sau đó tận dụng những lợi thế, sở trường của bản thân để phát huy hết khả năng, năng lực tiềm ẩn của mình. Thà tập trung toàn bộ năng lượng để đầu tư và phát triển những tố chất vốn có còn hơn mất thời gian vào việc thay đổi một cách gượng ép bản thân mình.

Lời khuyên kinh điển của Jeff Bezos

Nếu chúng ta muốn thành lập và phát triển một công ty thành công, nổi tiếng khắp thế giới thì đừng tốn thời gian thắc mắc mình có thể thay đổi điều gì trong tương lai, thứ tác động mạnh đến doanh nghiệp của chúng ta. Thay vào đó, hãy đặt vấn đề rằng đâu là tố chất sẵn có và lợi thế của bản thân, rồi dồn tất cả năng lượng và ý chí quyết tâm của chúng ta vào chúng. Đó là lời khuyên kinh điển và sâu sắc mà rất thực dụng của GĐĐH tập đoàn kinh doanh trực tuyến Amazon Jeff Bezos.
Bezos tiết lộ rằng chúng ta cần phải thiết lập một đường lối hoạt động xung quanh những điều chúng ta hiểu rằng chúng sẽ không bao giờ thay đổi qua thời gian. Ví dụ, người tiêu dùng của Amazon sẽ luôn luôn mong muốn mức giá thấp hơn. Do đó, chúng ta sẽ đầu tư thật nhiều vào khâu cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của họ thật tốt với với mức giá phải chăng và hợp lý nhất, thỏa mãn vượt mức yêu cầu của khách hàng.

Tập trung đầu tư vào những gì mình đang có

Bezos luôn tin rằng những dự đoán của ông sẽ luôn đúng đối với người tiêu dùng của Amazon. Khách hàng luôn luôn hy vọng sẽ có giá thấp hơn với thời gian ship hàng ngắn lại. Vì vậy, doanh nghiệp đã dành 11 năm qua tập trung nguồn lực đầu tư vào những yêu cầu này của khách hàng, dù lợi nhuận hiện tại có bị giảm.
Để hướng tới những điều đó, tập đoàn kinh doanh trực tuyến đã chi hàng tỷ đô la Mỹ để thiết lập các trung tâm lưu trữ hàng hóa trên khắp thế giới. Đây là nỗ lực lâu dài nhưng đáng giá bởi người tiêu dùng luôn đánh giá cao Amazon về thời gian ship hàng.

Monday, August 1, 2016

Trên thương trường ngành công nghệ, với đặc tính luôn luôn thay đổi xu hướng và cải tiến nền tảng, nhiều ông lớn tuy đã từng lên ngồi hoàng kim và thống trị thị trường trong một thời gian dài, phải kể đến là Nokia, Blackberry và Ericsson (sau này trở thành một phần của Sony).
Apple – Ông hoàng của thị trường smartphone và table
Tuy nhiên, không có gì kéo dài mãi mãi, trừ thời gian. Chưa từng có hãng công nghệ điện tử nào giữ vững ngôi vua của mình, thậm chí còn thất bại thê thảm. Trong đó, điển hình nhất là sự sập đổ của 2 đế chế công nghệ điện thoại hùng mạnh một thời : Nokia và Blackberry. Và giờ đây, Apple đang bị nghi vấn vướng phải lời nguyền này khi ngày càng có dấu hiệu giảm sút tốc độ tăng trưởng.

Quá trình đi từ tân binh trong quá khứ đến ông hoàng ở hiện tại

Trong quá khứ, khi Apple vừa chập chững bước đi với chiếc iPhone đầu tiên, Blackberry của RIM đang ngồi chễm chệ trên ngai vàng. Tuy nhiên, khi Apple bắt đầu tung ra đứa con cưng iPhone của mình, người dùng công nghệ cũng bắt đầu thay đổi tư duy và định kiến của họ. Chính iPhone đã khiến Blackberry phải hối hận về sự bảo thủ và tự tin của mình.
Mọi chuyện đang lặp lại với Apple. Táo khuyết từng dẫn đầu xu hướng công nghệ, đặt biệt là trí thông minh nhân tạo (AI) khi ra mắt iPhone 4S. Dù vậy, núi cao còn có núi cao hơn, giờ đây dường như mọi sự chú ý và quan tâm đã chuyển hướng sang Google và Cortana, và hầu hết mọi lời phàn nàn và chỉ trích thì Siri của Apple chính là đối tượng hứng chịu.

Vấn đề nghiêm trọng bắt đầu xuất hiện

Siri thiếu sót về độ cơ động linh hoạt cũng như khả năng mở rộng kết nối sang các thiết bị khác. Chính vì điều này đã khiến nhiều người dùng iPhone cảm thấy bất tiện và khó khăn khi họ muốn chia sẽ thông tin, dữ liệu (hình ảnh, âm thanh) của mình cho các thiết bị khác.
Việc không làm thỏa mãn một nhu cầu sử dụng dù là nhỏ cũng có thể khiến khách hàng quay lưng lại với Apple, mặc cho những lợi ích và giá trị mà hãng đã đem lại cho họ. Do đó, vấn đề mà Apple đang vướng phải là rất nghiêm trọng, đòi hỏi hãng phải có những khắc phục, cải tiến kịp thời nếu không muốn tiếp theo bước xe đổ của Blackberry. Thế giới ngày càng phát triển, người dùng mong đợi được trải nghiệm một sản phẩm không chỉ có vẻ ngoài tinh tế, vừa ý mà còn phải mang lại khả năng trợ giúp thông minh người dùng khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng của công nghệ AI chính là điều này – giúp đỡ con người đúng nơi, đúng lúc.
Suy nghĩ là yếu tố gây ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, tâm trạng và hành vi của mỗi người. Nếu luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, lạc quan, chúng ta sẽ cảm thấy tinh thần rất sảng khoái, phấn chấn và yêu đời. Ngược lại, nếu có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực, điều đó sẽ khiến chúng ta trở nên yếu kém, nhục chí và chìm ngập trong sự thất vọng.
Trong sự nghiệp chúng ta cũng vậy, nếu không ngừng nghĩ về các khoản nợ phải trả và cách để trả nợ, nó sẽ khiến chúng ta dân trở nên mệt mỏi, kiệt sức và cảm giác nghèo đói vẫn luôn theo sát bản thân. Tuy nhiên, nếu luôn nghĩ về những thứ có giá trị mà mình đang sở hữu, những công việc đang mang lại tiền bạc, danh tiếng cho mình thì một cách vô tình các khoản nợ đó sẽ “tự chăm sóc chính mình”, sẽ tan biến hết mà thôi.
Cứ lạc quan vì lo lắng chẳng làm giảm khoản nợ của bạn
Nếu bạn cứ tiếp tục nghĩ về nợ nần, bạn sẽ thu hút nó. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ về sự giàu có, thì bạn cũng sẽ thu hút nó. Tóm lại, bạn phải ngừng nghĩ về việc trả các khoản nợ của mình và nghĩ về việc có được sự giàu có.
Tóm lại, tập trung vào công việc và chăm sóc tinh thần chúng ta là những việc được ưu tiên hơn cả. Hãy gạt bỏ khỏi đầu những mối lo lắng, quan tâm về nợ nần. Và để giúp chúng ta làm tốt điều này, sau đây là 3 bí quyết hay được nhiều người thành công chia sẽ để dễ dàng trả được tất cả nợ nần.

1. Mặc kệ nợ nần, cứ tập trung và thoải mái kiếm tiền

Khi bạn nghĩ về tiền bạc mỗi ngày trong cuộc sống của mình, bạn cũng có thể có những suy nghĩ tốt đẹp về nó. Không ngừng nghĩ về sự giàu sang, sung sướng sẽ khiến đầu óc bạn trở nên phấn khích hơn và tư duy tốt hơn trong việc nghĩ cách làm thế để kiếm được tiền. Ngược lại, nghĩ về nghèo nợ nần sẽ bóp chết sự sáng tạo, chủ động của bạn.

2. Tập cách yêu việc trả những hóa đơn của bản thân mình

Hãy cảm thấy hài lòng và có trách nhiệm với nghĩa vụ trả tiền cho những tờ bill hay những tấm vé phạt của mình. Nếu bạn trả nó một cách khó nhọc, nghĩa là bạn đang thừa nhận 2 điều: 1) Số tiền đó rất khó vượt qua và 2) Bạn không thích những dịch vụ mà bạn đang nhận được.

3. So với nhiều người đã bị phá sản và thất nghiệp, mình vẫn còn may mắn chán!

So với nhiều người thì tài sản của chúng ta vẫn còn nhiều và đầy đủ chán. Có khi nào bạn tự nhìn lại bản thân và kiểm tra xem hiện tại mình đang có những gì và chấp nhận nó hay không? Bạn phải nắm giữ những gì mình có thì mới có được nhiều hơn những thứ bạn muốn.
Làm thế nào mà các siêu thị, cửa hàng lớn vẫn duy trì tính ổn định, chính xác và lưu lại đầy đủ, chi tiết các dữ liệu giao dịch trong khi mỗi ngày có tới hàng trăm, có khi lên đến hàng nghìn người tiêu dùng đến đây để mua sắm thực phẩm, hàng tiêu dùng mỗi ngày?
Rất đơn giản, giải pháp tối ưu và được nhiều cửa hàng thực phẩm hay siêu thị tin dùng đó là sử dụng cân điện tử mã vạch. Vậy cân điện tử in mã vạch là thiết bị gì và tại sao lại rất được ưa chuộng hiện nay? Cân điện tử in mã vạch là một loại dụng cụ sử dụng trong các giao dịch mua sắm hàng ngày ở các hệ thống siêu thị và trung tâm phân phối thực phẩm, rau quả. Đây là thiết bị điện tử được dùng để in tem nhãn có ghi khối lượng (kg, gr, cái, chiếc…), đơn giá và tổng giá trị đơn hàng, ngày hết hạn sử dụng, cách thức bảo quản cùng một số ghi chú khác.
Thiết bị cân điện tử in mã vạch đa dụng
Và để hiểu rõ về công dụng và những lợi ích mà cân điện tử in mã vạch mang lại, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây.

1. Không có sai xót và buôn gian bán lận xảy ra

So với bộ não con người, thiết bị này chỉ kém mỗi sự tư duy linh hoạt và không có cảm xúc, còn về tốc độ xử lý thông tin, tính toán và lưu trữ dữ liệu thì con người không phải là đối thủ. Ngay sau khi tính toán, những số liệu này sẽ hiển thị đầy đủ trên màn hình cho cả người mua và người bán xem, vì vậy tránh được các trường hợp gian lận.

2. Dễ dàng kiểm soát và theo dõi các giao dịch mua bán hàng hàng hóa

Khi bạn quét mã vạch do cân in ra các thông tin về sản phẩm mà khách mua sẽ được nạp vào hệ thống, nhờ vậy quá trình quản lý lãi lỗ, tồn kho cũng dễ dàng hơn nhiều. Với thiết bị này, giờ đây các cửa hàng thực phẩm và siêu thị có thể tiết kiệm chi phí cũng như thời gian và công sức quản lý tình hình kinh doanh, tình hình nhập, xuất và tồn kho.

3. Tự động hóa toàn bộ quá trình giao dịch

Do các thao tác từ cân đo, tính toán, nhập dữ liệu, in hóa đơn,… đều được tự động khi sử dụng cân điện tử nên chỉ cần một nhân viên xử lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Do đó, cân điện tử in mã vạch không chỉ đã giải quyết vấn đề về nhân lực (lúc thiếu, lúc thừa) mà còn đảm bảo việc kinh doanh diễn ra suông sẻ, trơ tru và nhanh gọn.
Phương châm sống và làm việc của tỷ phú đại tài Richard Branson đó là : hãy xem thất bại là một cơ hội để ta có thấy được những khiếm khuyết tiềm ẩn bấy lâu nay và tận dụng cơ hội đó để triệt tiêu nó và cải thiện bản thân mình. Có như vậy thành công mới mỉm cười với chúng ta. Đó là điều quan trọng mà mọi người, nhất là những người có chí lớn làm giàu và không ngại thất bại nên khắc cốt ghi tâm.
Tỷ phú đa tài Richard Branson
Tỷ phú nổi tiếng Richard Branson được biết đến không chỉ nhờ tài năng kinh doanh sáng tạo và độc đáo của mình mà còn là một doanh nhân cực kỳ sáng suốt và tràn đầy năng lượng dù đang ở độ tuổi hơn nửa đời người. Ông chính là tấm gương sáng để những nhà kinh doanh trẻ tuổi học tập, noi theo và rút ra những bài học, kinh nghiệm quý giá.

Cứ mặc kệ, đã nghĩ là nói và đã nói thì bắt tay vào làm tới bến

Ở tuổi 15, Richard Branson đã bỏ học và bắt đầu khởi nghiệp với một tờ tạp chí dành cho các nhà hoạt động chính trị có tên gọi Student. Bước vào tuổi đời 19, vị tỷ phú lừng danh này bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng việc bán những đĩa ghi âm qua trực tuyến (email). Một năm sau đó, ông quyết định mở một cửa hàng kinh doanh riêng cho mình. Trong năm 1972 ông tiếp tục mở một phòng thu âm. Và năm 1973, ông cho ra mắt thương hiệu băng đĩa đầu tiên. Đế chế Virgin bắt đầu từ đó và Branson mới chỉ 24 tuổi. Và đến bây giờ, đế chế này của tỷ phú Branson đã và đang bành trướng, vươn vòi ra thị trường quốc tế và trở thành công ty đa quốc gia có quy mô lớn toàn cầu với hơn 300 chi nhánh, công ty con hoạt động ở nhiều ngành nghề như giải trí, bất động sản và công nghiệp Mobile.

Thất bại là điều khó tránh, nhưng biết đứng dậy mới là điều đáng phục

Tuy nhiên, không phải tất cả những ý tưởng của Richard Branson đều thành công. Virgin Airlines và Virgin Mobile hiện tại là hai thương hiệu chủ lực của Richard Branson. Bên cạnh những thành công và chiến thắng vẻ vang của mình, có lẽ vị tỷ phú này chưa bao giờ quên lần mà ông vấp phải thất bại khi đầu tư vào công ty Virgin Cola của mình. Đối với Richard Branson, thất bại không phải là dấu chấm hết mà là cơ hội để tìm ra khuyết điểm và triệt tiêu nó, sau đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện bản thân. Có một câu nói nổi tiếng và rất ý nghĩa của ông, đó là “Nếu có đủ lòng quyết tâm, bạn sẽ càng có cơ hội thành công hơn nhờ những điều học được từ sai lầm. Miễn là đừng né tránh thất bại”.
Hiện nay, việc thu thập đầy đủ và kỹ càng các dữ liệu về hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng và thị hiếu, suy nghĩ của khách hàng là một điều vô cùng quan trọng với mọi công ty dù lớn hay nhỏ. Điều này có ảnh hưởng to lớn đến sự thành bại của một doanh nghiệp kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng đủ sức, đủ lực đề đầu tư vào việc xây dựng một cơ sở dữ liệu về khách hàng thật đầy đủ và chi tiết. Hầu như chỉ có những ông lớn, những doanh nghiệp vững mạnh và lâu năm trên thương trường (như Apple, Microsoft, Sony, Samsung, John Lewis,…) mới mạnh tay làm điều này.
Nguồn dữ liệu, thông tin lớn cho doanh nghiệp nhỏ
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí còn không dám nghĩ đến hệ thống dữ liệu, thông tin khổng lồ này. Tuy nhiên, không có việc gì là không thể, thời gian gần đây nhiều chuyên gia marketing đã cùng nhau thảo luận, nghiên cứu và chia sẽ 3 tuyệt chiêu giúp nhiều doanh nghiệp có nguồn lực khiêm tốn có thể xây dựng nguồn dữ liệu tuy không quá lớn những cực kỳ hiệu quả.

1. Loại bỏ những thông tin không có lợi cho DN

Để tận dụng tốt nguồn dữ liệu lớn, DN nhỏ phải tập trung tối đa vào những dự định và mục tiêu của mình, chấp nhận bỏ qua những thông tin vô bổ, vô lợi. Việc chọn lọc sẽ giúp doanh nghiệp không bị bối rối, mơ hồ giữa một biển trời thông tin, giúp doanh nghiệp biết đâu là những dữ liệu cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh và tránh bị quá tải bởi những thông tin, số liệu không có giá trị sử dụng.

2. Nắm bắt các giá trị sử dụng của nguồn dữ liệu công ty

Doanh nghiệp phải tự tin khi sử dụng thông tin để đưa ra những quyết định mang tính chiến lược. Và để đánh giá chất lượng dữ liệu, doanh nghiệp phải dựa vào nguồn thông tin, thời điểm thu thập cũng như độ chính xác của chúng. Một khi doanh nghiệp tổng hợp, phân tích và đưa ra các đánh giá, quyết định dựa trên các dữ liệu không có cơ sở, không rõ nguồn gốc và chất lượng thì sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh có thể đi sai hướng hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến thất bại.

3. Liên tục theo dõi, kiểm soát và có các đánh giá về những dữ liệu của công ty

DN nên thường xuyên đưa ra và tận dụng các chỉ số KPI và các số liệu có liên quan đến mục tiêu tiếp thị. Với việc cập nhật các chỉ số và số liệu thông kê này, doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng kịp thời nhu cầu, xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng. Dữ liệu mỗi DN tạo ra đều mang tính độc nhất và trở thành lợi thế cạnh tranh cho chính DN đó.

Sunday, July 31, 2016

Kinh doanh nhà hàng không hề đơn giản những những loại hình kinh doanh khác. Từ khâu chuẩn bị vốn liếng đầu tư, thuê cơ sở hạ tầng (cửa hàng, kho xưởng), tìm kiếm đội ngũ nhân viên lanh lợi đến khâu khai trương cửa hàng, tất cả đều đòi hỏi ở chúng ta một sự nổ lực, quyết tâm cao độ và khả năng chịu nhiệt tốt vì sự nghiệp làm giàu của mình.
Thực hiện tốt các công đoạn khai sinh cửa hàng và duy trì nó trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm, có thể xem chúng ta đã đạt được 50% thành công. 50% còn lại phụ thuộc vào chiến lược quảng bá thương hiệu và quảng cáo sản phẩm của chúng ta. Trong thời đại khi mà công nghệ và mạng xã hội ngày phổ biến thì điều đó không phải là quá khó. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào năng lực và cách mà chúng ta thực hiện.
Tuy nhiên, nếu tham khảo bài viết chia sẽ một số kinh nghiệm hay và hữu ích trong kinh doanh nhà hàng ăn uống sau, chúng ta có thể yên tâm với 50% thành công còn lại đó.

1. Xây dựng trang web hoặc các fanpage mạng xã hội cho cửa hàng

Thiết kế trang web chuyên nghiệp cần có đẩy đủ tính năng tương tác thông minh với người dùng, phải phù hợp với mọi thiết bị di động. Khách hàng sẽ dễ dàng được cập nhật liên tục các tin tức, sự kiện, các chương trình giảm giá, ưa đãi khi họ theo dõi các fanpage trên Facebook hay webpage của Google cộng của chúng ta. Và nếu may mắn, chúng ta sẽ được họ chia sẽ và truyền tải những hình ảnh sản phẩm, thương hiệu nhà hàng lên khắp các mạng xã hội. Đây là cơ hội có được lượng khách trung thành, đồng thời gia tăng lượng khách hàng tự nhiên mà không phái trả phí quảng cáo.

2. “Trăm nghe không bằng một thấy” do đó hình ảnh là yếu tố không thể thiếu

Người ta vẫn thường nói “Trăm nghe không bằng một thấy”, khách hàng luôn cảm thấy hứng thú và tò mò với những bức ảnh đẹp và chân thật mô tả những món ăn mới lạ của cửa hàng chúng ta. Một bài viết quảng cáo dài cả ngàn từ chỉ khiến họ thêm nhàm chán và bỏ qua ngay liền mà thôi. Hình ảnh món ăn càng đẹp, càng hấp dẫn thì khả năng kích thích nhu cầu của khách hàng càng cao. Đặc biệt khi có gắn logo, thông tin của nhà hàng sẽ được người dùng chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và diễn đàn. Một mũi tiêu trúng 2 đích, không những có thêm nhiều khách hàng tiềm năng mà còn tiết kiệm ngân sách marketing, quá lợi hại.

3. Giá và hình ảnh món ăn là điều quan tâm đầu tiên của khách hàng

Hãy đầu tư thực đơn hấp dẫn, đầy đủ và chi tiết các món ăn, không chỉ giá bán mà còn đơn vị suất ăn. Nhờ vào việc mô tả món ăn bằng những hình ảnh đẹp, chân thật và sống động đã tạo cảm giác hứng thú và giúp khách hàng dễ dàng tưởng tượng ra món ăn, thậm chí là hương vị của nó. Chưa kể nếu là món phổ biến nhưng không có hình ảnh thật mà lấy từ trên internet cũng khiến khách hàng có sự hoài nghi về đồ ăn của nhà hàng.
Trong thời gian bạn đi học, có khi nào bạn cảm thấy việc qua được một môn học thật đơn giản? Chỉ cần bỏ chút ít công sức để học là đạt được 5 chấm. Qua môn. Nhưng để đạt được 8, 9 chấm thậm chí là 10 chấm là một điều quá khó, gần như không tưởng?
Trong kinh doanh cũng vậy, khởi nghiệp không phải đơn giản, nhưng cũng không quá khó, có thể nói là hầu hết mọi người (có học thức) đều làm được. Tuy nhiên, mở một công ty là việc dễ, nhưng chỉ cần duy trì công ty đó trong thời gian 3 năm thì có thể xem là thành công lắm rồi, chưa nói đến chuyện đưa nó đến đỉnh cao vinh quang.
Vậy bạn có tự tin mình sẽ làm được điều trên hay không? Nếu đang là các start-up đầy nhiệt huyết và năng động, nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng về cả tinh thần lẫn vật chất rồi thì hãy chịu khó bỏ ít phút để tham khảo thêm bài viết sau về 3 lời khuyên hữu ích dành cho các doanh nhân trẻ. Đảm bảo sẽ không phí thời gian của bạn.

1. Chiến thắng nỗi sợ hãi là chiến thắng tất cả

Nỗi sợ hãi có thể phá hủy hoàn toàn đam mê và mơ ước của một doanh nhân, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi họ buông xui, chấp nhận. Một khi bạn bị khống chế bởi chính nỗi sợ hải của bản thân thì gần 100% thất bại sẽ đến với bạn. Tất cả các nhà lãnh đạo và tư tưởng lớn đều nhận ra rằng không sợ hãi là một phần trong công thức thành công. Nên nhớ sợ hãi chính là con quái vật sẽ nuốt chửng mọi niềm tin và niềm hy vọng của bạn.

2. Cơ hội là do mình tạo ra, thời gian không cho phép chúng ta chờ đợi nó

Hầu hết mọi người dành nửa đầu của cuộc đời để nói rằng họ quá trẻ, và ở nửa sau cuộc đời họ sẽ nói rằng họ quá già. Nếu hôm nay bạn đề dành một việc cho ngày mai thì chắc chắn nó sẽ hình thành thói quen và kéo dài từ năm này sang năm khác. Bạn sẽ hối hận vì sao lúc đó không cố gắng giải quyết ngay mà để sang hôm khác. Hãy thức dậy sớm, đi ngủ muộn, ngắt hết những việc gây sao lãng. Bạn sẽ có thời gian làm việc có ích hơn.

3. Không ngừng rèn luyện, nâng cao những tiến bộ của bản thân

Hôm nay bạn không cố gắng rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và thúc đẩy sự tiếng bộ, phát triển của ban thận bạn có nghĩa là bạn đã lãng phí đi một ngày để tốt hơn ngày trước đó. Tất cả các doanh nhân giàu có đều biết rằng mỗi năm doanh nghiệp của họ phải trở nên tốt hơn gấp 365 lần so với năm trước bằng cách tập trung vào sự tăng trưởng và phát triển liên tục mỗi ngày.
McDonald, hãng kinh doanh thức ăn nhanh trước đây từng thực hiện một sự thay đổi mang quy mô toàn cầu, hiện đang chứng kiến một sự suy giảm doanh thu trong quý gần đây nhất. Những chuỗi cửa hàng khác (từ Chipotle đến Buffalo Wild Wings) cũng đang gặp phải tình hình tương tự.
Sự tăng trưởng doanh số bán hàng trong các ngành công nghiệp phục vụ nhanh của Mỹ hầu hết đã gần như bị đình trệ hoàn toàn, với sự tăng trưởng liên tục chỉ đạt…0,5%.
Một cuộc suy thoái trong ngành công nghiệp nhà hàng có thể phản ánh các vấn đề kinh tế lớn trong tương lai, theo báo cáo của Myles Udland Business Insider.
Dưới đây là bốn lý do phân tích của Morgan Stanley bàn về vấn đề mà McDonald và các nhà hàng khác đang phải vật lộn để cải thiện doanh thu.

1. Bất ổn kinh tế và chính trị

Trong một năm bầu cử gây tranh cãi, nhiều người Mỹ cảm thấy không chắc chắn về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Nỗi sợ hãi về những sự cố với nền kinh tế khi một tổng thống mới được bổ nhiệm đã làm cho người dân cẩn thận hơn với đồng tiền của họ. Khi mọi người đang cố gắng để tiết kiệm tiền, thì việc chi tiêu tiền vào những buổi ăn uống xa xỉ hoặc không cần thiết phải có với bạn bè, gia đình sẽ bị cắt giảm đầu tiên.

2. Khoảng cách giá cả giữa cửa hàng tạp hóa và nhà hàng

Với sự ra đời của các sản phẩm mang nhãn hiệu tư nhân làm cho việc mua sắm hàng hóa tiêu dùng tại các cửa hàng tạp hóa ngày càng trở nên rẻ hơn. Giám đốc điều hành của McDonald Steve Easterbrook nói điều này đã dẫn đến việc nhiều người tiêu dùng chế biến thức ăn ở nhà thay vì đến các cửa hàng thức ăn nhanh.

3. Khuyến mãi giảm giá đến điên cuồng chỉ để cạnh tranh nhau

Vì cạnh tranh nhau, các chuỗi thức ăn nhanh lớn đã công bố những chương trình khuyến mãi giảm giá điên cuồng trong năm nay.
Điển hình là khách hàng sẽ được nhận 2 miếng McPick của McDonald với giá $5. Wendy, một người tiêu dùng cho biết đã được cửa hàng bán một combo bữa ăn bao gồm một cheeseburger sở thịt xông khói, bốn cốm gà, khoai tây chiên nhỏ, và một thức uống, mà tổng giá trị hóa đơn chỉ vỏn vẹn 4$. Burger King cũng tung ra một chương trình khuyến mãi kèm theo mua hàng đầu năm nay, 5$ cho một combo 4 món...

4. Giá nhiên liệu gas ngày càng tăng lên

Khi giá gas giảm mạnh trong mùa đông này, người tiêu dùng chi thêm tiền vào thức ăn nhanh vì họ không ngại đi lại. Nhưng bây giờ, giá gas sẽ tăng trở lại, và họ có ít tiền để đi xung quanh đây đó hơn...
Dường như xu hướng đáng lo ngại này trong ngành công nghiệp nhà hàng thức ăn nhanh có thể chỉ ra một xu hướng bất lợi lớn và không tốt cho nền kinh tế trong tương lai.
Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi biết chính xác những gì tôi muốn khi tôi lớn lên. Tôi sẽ là một họa sĩ tài ba và lãng tử. Yeah! Đó là thứ tôi muốn trở thành sau này. Tuy nhiên, có hai vấn đề với sự nghiệp tương lai của tôi, đó là: 1) Tôi không phải là người giỏi và không có năng lực phù hợp với nghệ thuật, và 2) Cha mẹ đã đưa ra quyết định rõ ràng và dứt khoát rằng họ sẽ không tung một xu vào con đường theo học nghệ thuật của tôi.
Niềm mơ ước tuổi thơ của tôi đã bị vùi dập trong trò tàn của ngọn lữa hủy diệt, tôi đành quyết định trở lại với sự đề nghị và hướng đi mà cha mẹ đã đặt ra cho mình: Tôi sẽ trở thành một doanh nhân. Và tất nhiên, bây giờ tôi là một doanh nhân và điều thú vị là tôi không cảm thấy hối hận vì quyết định đi theo hướng đi mà cha mẹ đã định cho tôi.

Câu chuyện của tôi

Tôi đã ăn cắp ý tưởng cho phần khởi động đầu tiên trong sự nghiệp làm giàu của mình từ những người khác. Vào đầu những năm 1990, anh trai của tôi đã được làm việc cho một công ty đã trải qua các phần mềm shareware mái bán qua catalog. Chúng tôi nghĩ rằng, "Này, chúng ta có thể làm điều đó!" Và chúng tôi đã làm, cho đến khi internet đã bắt đầu xuất hiện một vài năm sau đó và để lại trong tay chúng tôi những chiếc đĩa mềm.
Lần kinh doanh tiếp theo của tôi không tốt hơn chút nào. Tôi chuyển sang kinh doanh cafe. Tôi đã cố gắng để bắt kịp làn sóng cà phê đặc biệt những cuối cùng cũng bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần “Latte Venti” của hãng Starbucks.
Với việc thứ ba của tôi, tôi kinh doanh dưới danh nghĩa được người khác (chắc chắn đó là một người đã thành công và nổi tiếng) nhượng quyền thương hiệu. Có thể xem như tôi cũng thành công nhưng đó chỉ là cái tên của người khác, không phải cái tên hay thương hiệu riêng của mình. Những gì tôi muốn nói là, tôi là hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn để cung cấp lời khuyên cho các bạn, những start-up tài năng. Đó là lý do tại sao tôi đã đầu tư thời gian để trò chuyện với một số chuyên gia để nhờ họ chia sẻ những lời khuyên chân thành sau đây:

1. Trang bị kiến thức trong nhiều lĩnh vực của kinh doanh

Cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực trong kinh doanh. Các doanh nhân khi khởi nghiệp thường thấu hiểu và có sở trường trong bán hàng và tiếp thị hơn là những lĩnh vực khác, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu họ có hiểu biết thêm về mảng tài chính và hoạt động sản xuất của công ty.

2. Yêu cầu một chút giúp đỡ từ bạn bè của bạn

Chỉ khởi nghiệp nếu bạn có đam mê sâu sắc về việc giải quyết các vấn đề cơ bản cho khách hàng của bạn. Nếu bạn không có đam mệ, tiền bạc và các thử thách sẽ đánh bại bạn trước khi ý tưởng được thực hóa. Nếu bạn là người có niềm đam mê, tiền bạc và thử thách sẽ không làm phiền được bạn.

3. Yêu cầu những trợ giúp chuyên nghiệp

Đi bộ trước khi bạn chạy. Nghĩ lớn nhưng bắt đầu nhỏ. Dù bạn nắm được thị trường phù hợp với sản phẩm của bạn thì bạn cũng không làm được gì nhiều mà không có sự giúp đỡ của các các chuyên tư vấn, hay các nhà tài trợ vốn...

4. Khi nghi ngờ hoặc cảm thấy bất an, thực hiện các kế hoạch dự phòng

Trong khi kinh doanh và bạn biết rằng kế hoạch ban đầu của bạn sẽ thất bại, rằng mọi thứ sẽ đi sai, và rằng bạn sẽ muốn bỏ cuộc tại một số vấn đề đầu tiên, đó có thể là một lợi thế rất lớn. Nhiều người may mắn đã nhận ra cái thất bại từ sớm và quyết định dừng lại để tránh gây tổn thất nhiều hơn, sau đó chuyển sang phương án dự phòng. Nếu cố chấp kinh  doanh sẽ dẫn ta đến cái kết đau lòng.
Kinh doanh cà phê là một ngành kinh doanh hướng về con người. Tất cả là để đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tâm lý của khách hàng. Một người tiêu dùng bị những thu hút ban đầu có thể từ một cơn đói, cơn khát hay những tiện nghi cần thiết và nó được khuếch đại bởi các nhu cầu tâm lý.
Điều quan trọng và cần thiết phải lưu ý ở đây là sự hấp dẫn khách hàng sẽ càng mạnh khi bạn càng không cố ý làm điều đó. Càng cố gắng làm thì bạn càng ít có khả năng thu hút được họ. Để làm rõ điều này, tôi sẽ liệt kê những việc phải làm và những việc không nên làm mà tôi đã từng kiểm chứng thực tế khi muốn thu hút khách hàng tiềm năng về cửa hàng kinh doanh cà phê của tôi.

1. Nên làm:

Hấp dẫn khách hàng bằng mùi thơm của một cốc cà phê chất lượng cao nóng hổi, thơm ngon cùng với một số món ăn đi kèm có mùi hấp dẫn, quyến rũ khác ví dụ như bánh nướng và khoai tây chiên và đặt chúng ngay ngắn trên một chiếc bàn xinh xắn phía ngoài quán cafe.

2. Không nên làm:

Đừng nhìn trực tiếp và chằm chằm vào khách hàng khi họ tình cờ hoặc dù họ cố ý đi vào ngang qua cửa hàng café của bạn. Điều đó có thể gây sự phiền toái hoặc ngại ngùng cho họ. Hãy tỏ ra bạn đang bận rộn làm việc và vô tình mở cánh cửa của quán café vào đúng lúc khách hàng đi tới, có lẽ không ít thì nhiều cũng sẽ thu hút sự chú ý của họ. Lần đầu có thể họ sẽ bỏ qua nhưng lần thứ hai, cơ hội sẽ đến với quán của bạn.

3. Nên làm:

Cố gắng giữ cho cửa hàng café của bạn trông có vẻ “xôm” khách. Không ai thích vào một cửa hàng vắng tanh không một bóng người. Vì vậy, hãy “thuê” một dàn “diễn viên” đóng làm khách đang ngồi uống café. Dàn diễn viên đó có thể là người thân và bạn bè hoặc đơn giản là tận dụng nhân viên của bạn.

4. Không nên làm:

Đừng tạo ra những rào cản hay chướng ngại vật cản trở lối đi vào quán café bởi vì sẽ làm khách hàng cảm thấy vướng víu và khó chịu khi phải luồng lách đủ kiểu. Ngoài ra, không gian bên trong quán phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, tránh để khách hàng phát giác cửa hàng café chúng ta đầy bụi bẩn, côn trùng (ruồi, mũi, gián…) và thậm chí cả chuột. Nếu ở ngoài trời chúng ta có thể dùng quạt để tạo không khí thoáng mát, dễ chịu và nếu ở trong nhà thì sử dụng máy điều hòa nhiệt độ và nhớ phải đóng kín cửa. Khách hàng chỉ muốn đến những nơi sang trọng, phong cách, lịch lãm và họ cực kỳ ghét những nơi bẩn thỉu, kém vệ sinh và chất lượng phục vụ thấp. Điều đó làm họ cảm thấy bị xúc phạm và sỉ nhục vì không xứng với đồng tiền bỏ ra.
Mối quan hệ của bạn với sếp theo nhiều cách cũng tương tự như mối quan hệ của bạn với bạn thân hoặc người yêu. Chúng có điểm chung đó là mỗi người phụ thuộc vào người khác để khuyến khích, hướng dẫn và hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta dành nhiều thời gian với nhau ngày qua ngày, năm qua năm.
Nhưng, như trong một cuộc hôn nhân, bạn đang ở trong mối quan hệ tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. May mắn thay, bạn có thể áp dụng một số chiến lược mà sẽ dẫn đến nhiều hơn và ít tồi tệ hơn.
Không thứ gì quan trọng hơn là sự hài lòng trong công việc và hạnh phúc của bạn. Sự tiến bộ và phát triển của bạn trong công việc còn quan trọng hơn việc lấy lòng ông chủ bạn. Một số người may mắn được giao cho một ông chủ là người một nhà lãnh đạo tốt, một người bạn, và người cố vấn, trong khi những người khác đang phải làm việc cho một ông chủ khó tính. Bạn nên tích cực nghiên cứu các mục tiêu của ông chủ, phong cách và thói quen làm việc rồi sau đó đưa ra cách ứng xử, hành động phù hợp.
Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản sẽ giúp bạn phát triển các chiến lược để chứng tỏ năng lực của bạn với ông chủ.

1. Những điều nên/phải làm

• NÊN – tìm hiểu về những người đã từng làm việc cho boss của bạn trước đó. Sau khi tất cả, họ đã học được cách làm thế nào để làm hài lòng boss. Hãy cố gắng học hỏi và làm theo tấm gương của họ.
• NÊN - theo dõi các thay đổi tâm trạng của sếp. Quan sát thời gian trong ngày và các ngày trong tuần khi ông chủ đang ở trong những khung giờ nhạy cảm nhất.
• NÊN - nói với ông chủ sự cảm nhận về cách mà ông chủ đối xử với mình. Đừng che giấu và đừng ngại ngùng. Nếu ông chủ có nổi giận thì chờ đến lúc nguôi ngoai, bạn hãy từ từ, nhẹ nhàng và bình tĩnh nói chuyện, giải thích cho boss hiểu sự tình như thế nào.

2. Những điều không nên làm

• KHÔNG - tranh chấp, cãi lại ý sếp lúc sếp đang bực mình ngay cả khi bạn biết răng điều đó rõ ràng là sai trái, kém hiệu quả và thậm chí bạn còn có một ý tưởng, giải pháp còn hay hơn của sếp.
• KHÔNG - những lời chỉ trích như một cuộc tấn công cá nhân. Ngay cả khi ông chủ của bạn là ngoài đường, nó sẽ giúp phân biệt giữa công việc của bạn, có thể chịu đựng được, và ông chủ của bạn, những người có thể không.
• KHÔNG – cố chấp tìm kiếm sự chấp thuận của sếp để rồi bản thân bạn rơi vào tâm điểm của sự tức giận, bực mình và bị sếp chỉ trích không thương tiếp. Nếu có gì quan trọn muốn nói, hãy chọn lúc sếp vui vẻ và nói chuyện với sếp.
Nếu đủ tinh tế chúng ta có thể nhận thấy 2 điều sau xung quanh cuộc sống hàng ngày: một là người giàu thì ngày càng giàu lên và người nghèo thì ngày càng nghèo hơn, hai là nhiều người có sự nghiệp làm giàu rất thuận lợi và suông sẻ, thậm chí họ chưa vấp phải một lần thất bại.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: “Ở người giàu họ có những đặc điểm đặc trưng nào mà những người bình thường không có?”. Câu trả lời đơn giản là họ không có điểm nào đặc biệt cả. Cái nổi trội hơn người của họ ở lĩnh vực kinh doanh đó chính là những thói quen suy nghĩ khác người, tư duy mới mẻ, không rập khuôn và quan trọng là họ dám nghĩ dám hành động, bất chấp thất bại lấy đi những thứ quý giá của bản thân.
Còn chúng ta có làm được như họ hay không? Nếu đã lên tinh thần và quyết tâm làm giàu, hãy cũng nhau đọc bài viết sau với 3 đức tính tốt mà chúng ta, những con người bình thường nên học theo người giàu.

1. Song song với kinh doanh hàng hóa và đầu tư tài chính

Nếu bạn chỉ mong tiền không mất giá thì bạn sẽ chẳng thể trở thành người giàu, bởi người giàu tham gia chơi đầu tư tài chính để thắng và người nghèo tham gia chơi đầu tư tài chính chỉ với hy vọng không thua. Với sự thông minh và kỹ năng phân tích, phán đoán của mình, người giàu không bao giờ để đồng tiền chi phối mà ngươc lại biến tiền thành công cụ tạo ra tiền cho họ. Và tất nhiên, đối với người nghèo thì đồng tiền đã trở thành gánh nặng đè lên lưng và sai khiến họ làm việc cực lực để kiếm những tờ giấy bạc đó.

2. Nhạy bén và sẵn sàng tận dụng cơ hội nếu có

Bạn càng tìm kiếm sự bảo đảm, bạn càng ít có nó. Nhưng bạn càng tìm kiếm cơ hội, bạn càng có thể đạt được điều mà mình muốn. Khi đã nắm bắt được cơ hội, nguời giàu dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để tận dụng triệt để cơ hội đó. Đối với họ mỗi cơ hội là một điều quý giá và hiếm thấy.
Cơ hội đến với tất cả mọi người, nhưng ít người có thể nắm bắt được chính vì vậy không phải ai cũng có thể trở thành người giàu có. Trong mắt người giàu, bất cứ điều gì cũng có thể mang lại cơ hội cho họ, đó có thể là những thử thách, những khó khăn và thậm chí thất bại cũng có thể cho họ một cơ hội, đó là cơ hội đứng lên làm lại từ đầu.

3. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người

Người giàu thường nắm bắt mọi cơ hội để học hỏi từ người khác, luôn cố gắng bình thường hóa những điều tiêu cực. Do đó, mọi mối quan hệ, xã giao mà họ xây dựng được đều rất bền vững và tốt đẹp, nhờ vậy mà hiệu quả làm việc nhóm của họ luôn luôn ở mức cao. Nó khiến người khác hưng phấn và khơi dậy những điều tốt nhất trong họ.
Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ có tất cả các nhà quản lý tuyệt vời, ông chủ người đã giúp bạn thành công, người làm cho bạn cảm thấy có giá trị, người chỉ cần tất cả mọi người xung quanh trở nên hoàn hảo.
Thật không may, đó chỉ là thế giới lý tưởng, chỉ xuất hiện trong tưởng tượng chúng ta mà thôi. Tuy nhiên, dù boss của bạn có vấn đề về quản lý hay thường cáu gắt, khắt khe với bạn như thế nào đi nữa thì nghĩa vụ của bạn vẫn phải thực hiện tốt nhất tình hình và hoàn tất công việc của mình.
Để được tư vấn, bạn hãy tìm kiếm những những lời khuyên tốt nhất từ ​​khắp nơi trên Internet để làm vừa lòng một ông chủ khó khăn. Hãy thử một hoặc nhiều hơn những lời khuyên để tìm ra những điểm chung giữa bạn với ông chủ hoặc ít nhất giữ tỉnh táo cho đến khi bạn tìm thấy một hợp đồng lao động mới.

1. Hãy chắc chắn bạn đang đối mặt với một boss khó chịu

Trước khi cố gắng sửa chữa sếp của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn thực sự đang đối phó với một ông chủ khó chịu. Hành vi gắt gỏng, khó chịu đó là có nguyên nhân riêng của boss hay bạn đang quá khó khăn về boss của mình?
Quan sát ông chủ của bạn một vài ngày và cố gắng so sánh những điều tốt và xấu mà boss đã làm. Khi boss đang làm một cái gì đó "xấu", thử tưởng tượng những lý do tha thứ và tự hỏi tại sao nó có thể đã xảy ra. Nó thực sự là lỗi của boss, hoặc nó có thể là một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát của mình?

2. Đừng để nó ảnh hưởng đến công việc của bạn

Bất chấp ông chủ của bạn khó tính đến mức nào, tránh để nó ảnh hưởng đến công việc của bạn. Bạn muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp với những cấp trên khác trong công ty thì hãy giữ cho công việc của bạn được an toàn.
Nếu biết họ đã khó tính thì cách tốt nhất là bạn nên tránh ghi thêm bất kỳ dấu ấn xấu bào trong mắt họ nữa. Ví dụ: làm việc chậm chạp, đi làm trể, uống quá nhiều bia rượu mỗi ngày hoặc ăn trưa lâu hơn… Nó sẽ chỉ đẩy tương lai của bạn vào sự tăm tối, mịt mờ và khiến bạn sớm ra khỏi công ty hơn mà thôi.

3. Hành động như một good Leader/Manager

Khi làm việc dưới một ông chủ không đủ năng lực, đôi khi cách tốt nhất là bạn nên đưa ra một số quyết định mang tính lãnh đạo của riêng mình. Nếu bạn tự tin vào năng lực, trình độ bản thân thì không có lý do gì để không tạo ra và theo đuổi một hướng đi riêng mà bạn biết sẽ đạt được kết quả tốt cho công ty.
Những người làm điều này thành công sẽ được theo sau và ủng hộ hết lòng từ các đồng nghiệp. Họ coi bạn như là một nhà lãnh đạo tuy không chính thức. Và người quản lý, mặc dù không phải là cấp trên giám sát trực tiếp bạn, nhưng họ sẽ thấy sáng kiến ​​của bạn, rồi mọi nổ lực, công sức và trí tuệ của bạn sẽ được đền bù xứng đáng.
Trong môi trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp cũng như trong môi trường học tập tại trường lớp, mục tiêu cao cả của chúng ta luôn là để hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân hơn nữa. Không có chiến thắng nào lớn bằng chiến thắng chính bản thân mình. Chỉ có vượt qua giới hạn của chính mình thì mới mong trở thành người giỏi nhất.
Có rất nhiều cách để chúng ta rèn luyện, trau dồi kiến thức và kỹ năng của bản thân. Nhưng trong đó cách hay nhất, độc đáo và hiệu quả nhất là đặt mình làm việc cạnh những người có khả năng thúc đẩy, thách thức và ép chúng ta phải bộc lộ, phát huy toàn bộ hết khả năng của mình.
Và sau đây là danh sách liệt kê 3 loại người tiêu biểu nhất có thể biến ta thành kẻ giỏi nhất trong những người giỏi nhất.

1. Các hung thần công ty – quản lý nhân sự

Những người lãnh đạo theo cách đối lập với những người dễ dàng, thích mềm dẻo là người hay chỉ trích mọi thứ, đòi hỏi sự hoàn hảo, hạn chế khen chỉ khen ngợi mới có thể truyền cảm hứng để bạn phát triển bản thân nhiều hơn. Họ không ngại ngùng khi đánh giá thấp năng lực của bạn nếu thực sự bạn kém cỏi, họ sẵn sàng cho bạn những lời nhận xét, chỉ trích và lời khuyên dù có phần hơi nặng nề về công việc bạn đang làm. Mục đích là để ép bạn phải phát huy, bộc lộ hết toàn bộ năng lực tiềm tàng của bản thân.

2. Các cộng sự luôn muốn tranh luận vấn đề

Một đồng nghiệp thích tranh luận, nói lên một quan điểm thay thế có thể giúp bạn nhận ra những thiếu sót mà bạn không nhận thấy. Nếu chịu khó để ý từng ngôn từ, câu nói của họ, hiểu được sâu sắc ý nghĩa của nó bạn sẽ cảm thấy những câu nói đó như đang thách thức các quan điểm, chính kiến trước đây của mình. Để rồi sau đó bạn sẽ khám phá ra những điều thú vị mới về công việc của mình.

3. Những con người thẳng thắn, thật lòng

Kiểu bạn bè quan trọng đối với sự phát triển của bản thân là một người bạn thành thật và thẳng thắn. Một người bạn thành thật sẽ nói cho bạn biết khi nào bạn là một tên ngốc hoặc khi nào họ nghĩ bạn nên bỏ việc. Người ta vẫn thường nói “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Nhưng mất lòng trước được lòng sau, mục đích của những người bạn chân thành, thật lòng đó cũng là muốn chúng ta tự nhìn nhận lại các thiếu xót, khuyết điểm của bản thân và không muốn chúng ta lại mắc phải sai lầm thêm lần nữa. Do đó chúng ta nên biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ họ nếu muốn thành công sau này.
Trong cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta, thật nhạt nhẽo và nhàm chán biết bao nếu mọi thứ đều mang một màu xám xịt mờ mịt, lạnh lẽo. Trong kinh doanh cũng vậy, khách hàng sẽ khó đến với chúng ta khi họ không cảm nhận được sự hấp dẫn, thu hút và thú vị từ thương hiệu công ty. Đó là lúc chúng ta nên xem lại màu sắc chủ đạo của doanh nghiệp bởi vì nó có ý nghĩa to lớn mà hầu hết mọi doanh nhân đều không chú ý đến.
Đặc biệt là trong mô hình bán hàng qua mạng Internet với website thương mại điện tử, khách hàng dễ dàng bỏ đi nếu phong kế thiết kế cùng với sự phối hợp tông màu của trang web chúng ta không đủ sức hấp dẫn họ. Do đó, màu sắc là một yếu tố quan trọng góp phần giúp chúng ta tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và giữ chân họ.
Và sau đây là những điều bạn nên biết về ý nghĩa và vai trò của màu sắc đối với kinh doanh để vận dụng nó vào các chiến lược quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu của mình.

1. Sắc màu và các ý nghĩa sâu sắc của nó

Không chỉ đúng trong thực tế mà nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, màu sắc có ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua sắm của khách hàng ngay khi bước vào cửa hàng của bạn hoặc mở trang web của bạn ra. Điều đầu tiên đập vào mắt khách hàng chính là kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc của sản phẩm. Theo kết quả khảo sát gần đây, gần 95% người tiêu dùng quan tâm đến màu sắc nhiều nhất sau đó đến kích thước, hình dáng. Gần 87% trong số họ đã đưa ra quyết định mua món hàng đó nhờ vào màu sắc bắt mắt và hợp gu thẩm mỹ của họ.

2. Phong cách thiết kế và phối hợp tông màu ở trang chủ và các trang con

Website và landing page là địa điểm lý tưởng để thể hiện thương hiệu và tác động đến quyết định của khách hàng tiềm năng qua màu sắc. Nơi này chính là đất dụng võ của bạn. Bạn nên tận dụng khả năng thẩm mỹ của mình để phối hợp các tông màu với nhau kết hợp thêm nhiều nội dung động như hình ảnh, âm thanh để trang web trở nên sống động hơn. Con người thường phán đoán về người khác hoặc sản phẩm chỉ trong vòng 90 giây và chỉ dựa trên màu sắc, hình ảnh.

3. Tác động tích cực của màu sắc trong chiến lược marketing

Không thể phủ nhận vai trò của màu sắc trong quảng cáo. Nhưng tuỳ thuộc vào chiến dịch, bạn có thể chọn màu khác so với màu được dùng trong hệ thống nhận diện. Chẳng hạn vào những ngày tết thì những màu sắc chủ đạo vào thời điểm này là màu vàng và đỏ kèm theo những hình ảnh ngày tết như: phong bao lì xì, cánh én, hoa mai... Nó tạo cho khách hàng cảm thấy những điều tốt đẹp và may mắn sẽ đến với họ trong cả năm nếu mua sản phẩm của chúng ta. Coca-cola và pepsi là 2 ông lớn thực hiện điều này tốt hơn bất cứ thương hiệu nào. Nhìn chung, bạn sẽ cần cân đối nhiều yếu tố khác nhau để chọn được màu sắc phù hợp.
Để xây dựng một sự nghiệp bền vững và đưa thương hiệu, đứa con tinh thần của mình đến với đỉnh cao vinh quang, chúng ta đã vất vả, gian khổ, vượt qua không biết bao nhiêu là thử thách và thậm chí đánh đổi không biết bao nhiêu công sức, giọt mồ hôi nước mắt của mình.
Tất cả những việc chúng ta làm đều để thực hoá niềm mơ ước bấy lâu nay của chúng ta. Tuy nhiên, hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Là con người chúng ta không thể không phạm sai lầm được và lỡ may đó là sai lầm nghiêm trọng thì cái giá phải trả là rất đắt, thậm chí có thể khiến cơ đồ ta gầy dựng lâu này tan tành mây khói.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh những đáng tiếc xảy ra trong tương lai, tốt nhất là ngay từ bây giờ bạn nên tham khảo bài viết sau để chuẩn bị thật tốt và kỹ càng cho mình.

1. Không có kế hoạch quản lý tài chính

Tài chính là nguồn máu nuôi sống cửa hàng, giúp cửa hàng tồn tại và phát triển. Lợi ích to lớn của việc lên kế hoạch quản lý tài chính một cách khoa học là việc đảm bảo một nguồn vốn ổn định và luôn sẵn sàng cung cấp kịp thời cho mọi hoạt động của công ty, tạo điều kiện cho mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra liền m, không bị ngắt quãng. Hoạch định tài chính kém khiến cho cửa hàng lúc thì đọng vốn, lúc lại không có vốn để nhập hàng.

2. Nhân viên bán hàng không được trang bị kỹ năng đầy đủ

Một lực lượng nhân viên kinh doanh mạnh về kỹ năng lẫn tinh thần có thể vực dậy cả một tập thể doanh nghiệp nhưng nếu đó là lực lượng kém cỏi và vô dụng thì việc công ty bị giải thể chỉ là vấn đề về thời gian. Nhân viên bán hàng không hiểu về sản phẩm đang bán, khi khách hàng có thắc mắc thì lúng túng, ấp úng không biết giải thích với khách hàng khiến họ nghi ngờ về sản phẩm. Nghiêm trọng hơn là việc làm mất hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm trong tâm trí khách hàng khiến họ bỏ rơi công ty. Lý do là họ không nhận được sự quan tâm, nhiệt tình và hiếu khách từ nhân viên kinh doanh.

3. Không có sự kiểm soát sát sao công việc kinh doanh

Việc mở một cửa hàng và quản lý hiệu quả được mọi hoạt động của cửa hàng là yếu tố mang lại thành công cho cửa hàng. Nhưng với sự quản lý yếu kém và qua loa của người chủ thì chắc chắn một điều rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên rắc rối lộn xộn, không đâu vào đó và hiệu quả kinh doanh giảm mạnh, đó là chưa tính khối lượng công việc và hàng hoá có thể sẽ rất lớn và khó kiểm soát. Việc không ứng dụng một phần mềm hỗ trợ đắc lực cho công việc quản lý cửa hàng khiến chủ cửa hàng đau đầu với doanh thu và công việc xuất nhập hàng hóa mỗi tháng.
Người ta vẫn thường nói thất bại là mẹ thành công. Nhưng theo tôi, chính xác thì thất bại là “mẹ” của những bài học đầy kinh nghiệm quý giá. Mỗi lần vấp ngã là mỗi lần ta lại nhìn thấy thêm một khuyết điểm, sai lầm của bản thân. Từ đó nếu tích cực sửa đổi và không ngừng nâng cao kỹ năng, hoàn thiện bản thân hơn nữa, thành công sẽ sớm đến với ta. Đó là chân lý!
Thất bại đến với mọi người, ngay cả những thiên tài bẩm sinh cũng không ít lần vấp ngã. Quan trọng là ta có chịu đứng lên và vượt qua hay không. Con người hơn nhau ở bản lĩnh đương đầu với thất bại và ý chí quyết tâm làm việc lớn.
Sau đây là danh sách tiêu biểu 3 bài học được rút ra từ những nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo.

1. Đặt cái tôi lên hàng đầu, xem thường cái chung của tập thể

Carly Forina tới Hawlett Packerd (HP) như một người nổi tiếng. Bà sử dụng sự ủy quyền để làm nên sự thay đổi lớn phù hợp với hình ảnh công chúng của bà. Có thể nói đây là sai lầm nghiệm trọng trong đời của bà khi ra một quyết định không có sự tính toán kỹ càng. Hậu quả là những quan điểm, những định hướng và kế hoạch bà vạch ra cho công ty đều không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và làm theo từ mọi người trong công ty. Bà đã đặt cái tôi lên trên lợi ích của doanh nghiệp. Lãnh đạo tốt nhất phải là người làm nên doanh nghiệp chứ không phải làm nên chính bản thân người đó.

2. Bảo thủ, cứng nhắc và không chịu tiếp thu, lắng nghe ý kiến của người khác

Jill Barad trở thành CEO nữ đầu tiên của Barbie nhờ vào sự tập trung cao độ vào từng tiểu tiết, một điều rất tuyệt vời. Nhưng sai lầm đã đến với bà khi bà cố chấp làm điều đó theo ý mình một cách độc tài, bất chấp sự đóng góp ý kiến, khuyên bảo của nhiều người từ các đối tác, đại diện đến công nhân viên. Và hậu quả mà bà phải nhận lấy là sự thất bại thảm hại khi doanh số bán ra của công ty Barbie tụt dốc không phanh vào năm 2000. Quản lí vĩ mô và tích trữ quyền lực là một trong những con đường chắc chắn gây ra thất bại.

3. Không có mâu thuẫn sẽ không có sự tiến bộ mới

Nhiều người xưa nay vẫn nghĩ rằng làm việc trong môi trường hòa thuận, yên bình và không hề xảy ra bất cứ một sự xung đột, mâu thuẫn nào là lý tưởng nhất. Nhưng mấy ai biết rằng không có mâu thuẫn thì sẽ không có sự tiến bộ mới. Không xung đột đồng nghĩa với việc các lỗi sai sẽ bị che giấu, các vấn đề bị lảng tránh và mọi người sẽ trở nên thụ động. Mọi thứ trở nên hòa hợp nhưng xét tổng thể thì đó lại là điều bất thường nếu không muốn nói là sẽ để lại hậu quả khó lường sau này.