Để trở thành một doanh nhân thành đạt hoặc
đơn giản chỉ là một người giàu có với mức thu nhập hàng tháng tương đối cao
không hề dễ dàng như việc đạt được danh hiệu giỏi xuất sắc thời chúng ta còn đi
học. Con đường kinh doanh đầy thử thách và khó khăn gấp nhiều lần con đường học
vấn.
Có một
điều mà các bạn, những con người sẵn sàng khởi nghiệp kinh doanh, những
start-up tương lai phải biết, đó là những cuộc chiến khốc liệt mà không ai có
thể tránh khỏi nếu muốn trở thành một doanh nhân thành đạt. Và sau đây là danh
sách các cuộc chiến đó.
Làm kinh doanh cũng như chơi một ván cờ…
1. Đấu tranh và chiến thắng bản thân
Nhiều người thường
nghĩ Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Steve Jobs, Bill Gates… sinh ra và lớn
lên đã giỏi kinh doanh. Nhưng mấy ai biết rằng để đạt tới
đỉnh cao vinh quang của ngày hôm nay, họ đã đánh đổi biết bao thứ để đạt được
điều đó. Họ đầu tư thời gian, sự năng động và nồng nhiệt của tuổi trẻ, thức
khuya dậy sớm cả ngày vùi đầu vào công việc, không ngừng học hỏi tiếp thu kiến
thức và kinh nghiệm từ người khác… Đối với họ, thậm chí là những gì đạt được
đôi lúc còn không bù lại đủ những thứ đã mất.
Có một
chân lý rằng
những con người vĩ đại đó
luôn luôn không ngừng làm việc, học
tập, tiếp thu, rèn luyện kỹ năng, trình độ của mình.
Họ thật sự đam mê, tâm huyết những công việc đó
không chỉ vì đó là việc họ muốn làm mà cả những
ích lợi họ mang lại cho mọi người.
2. Cuộc chiến với bạn bè, cha mẹ và mái ấm của mình
Khi khởi nghiệp
thì chính bạn là người phải đứng ra giải quyết tất cả các vấn đề nan giải về mọi
mặt của công ty. Đi lên từ hai bàn tay trắng và gầy dựng
nên một đế chế kinh doanh, một cỗ máy kiếm tiền (công ty) không biết mệt mỏi
không bao giờ là một điều dễ dàng. Chúng đòi hỏi nhiều thứ ở ta, từ tư duy sáng
tạo đến hành động nhanh nhẹn, quyết định dứt khoát.
Và đương nhiên
thời gian bạn dành cho gia đình, cha mẹ, con cái sẽ có thể phải giảm bớt, ít nhất
là trong thời gian đầu đầy gay cấn. Nếu nhẹ thì bạn chỉ
nhận những lời than phiền, trách móc hoặc khuyên nhủ từ cha mẹ, vợ con và bạn
bè bạn, nhưng nếu chẳng may nặng thì cái bạn nhận được từ họ là sự xa lánh, cô
lập bạn trong cô đơn, lạnh lẽo.
3. Chiến thắng đối thủ, mang về khách hàng
Sản phẩm, dịch vụ
của công ty của bạn có mang lại sự hài lòng, mãn nguyện để đạt được sự tín nhiệm,
trung thành của một lượng khách hàng đủ lớn cho duy trì hoạt động lâu dài của
công ty không ? Đâu là những đặc điểm chỉ tồn tại ở
doanh nghiệp của chúng ta và gây ấn tượng đẹp cho khách hàng, khiến họ luôn nhớ
về mình mà đối thủ không bao giờ làm được?
Phải tập trung
chiếm được tình yêu của những khách hàng mục tiêu của bạn, tận dụng hết thế mạnh
trong thị trường ngách của công ty bạn trước khi một đối thủ nào đó giành mất. Có một điều quan trọng cần chú ý đó là, khách hàng mang lại
nguồn sống cho công ty chúng ta, quyết định sự thành bài trong sự nghiệp kinh
doanh và làm giàu của bạn.