RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label bài học quản lý kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label bài học quản lý kinh doanh. Show all posts

Monday, August 1, 2016

Trong môi trường làm việc, không chỉ riêng nhân viên kinh doanh mà bất cứ nhân sự trong phòng ban nào sau khi được đào tạo và huấn luyện bài bản, đều tự tin, phấn khởi và rất hăng say làm việc. Nhưng điều đó chỉ kéo được một thời gian ngắn ban đầu, sự ham muốn và lòng nhiệt huyết trong công việc của họ dần được thay thế bằng sự chán nản, uể oải.
Đây luôn là vấn đề nan giải gây đau đầu cho nhiều nhà quản lý. Theo các nghiên cứu gần đây, nguyên nhân chính dẫn đến việc này là sự thỏa mãn quá mức vào kết quả công việc.
Bệnh nan y ở nhân viên kinh doanh và nhiều nhân sự khác
Sau những thành tích, chiến thắng ban đầu của mình, nhân viên dần rơi vào trạng thái hài lòng và cảm thấy nhàm chán với công việc. Nhiều nhà quản lý đã nổ lực tìm hiểu và cố gắng khắc phục vấn đề bằng các giải pháp tối ưu được chia sẽ dưới đây. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo và tích lũy kinh nghiệm quản lý kinh doanh sau này cho bản thân.

1. Chia nhỏ những việc nặng thành nhiều việc nhẹ hơn, có tần suất cao hơn

Dân sales “lấy trộm” một khoảng thời gian là hơn 2h đồng hồ mỗi ngày khi đi chăm sóc thị trường. Và sau khi dùng hết khoản thời gian “lấy trộm” đó, họ nghĩ rằng đã hoàn thành nhiệm vụ và tận dụng số giờ còn lại để…ngồi không. Chính vì thế, để tránh gây nhàm chán cho dân sales, cần tạo cho họ nhiều công việc để làm hơn, khiến họ cảm thấy bận rộn hơn. Có khá nhiều việc có thể làm: tìm thông tin về đối thủ trên địa bàn, thông tin về nhà phân phối của đối thủ, thông tin về các khách hàng tiềm năng trên địa bàn...

2. Quan tâm đến tính cách và năng lực đặc biệt của từng nhân viên

Quản lý cần tìm ra điểm mạnh của họ, thường là dựa vào chỉ số, năng suất, doanh số cao nhất, đạt chỉ tiêu sớm nhất…để giúp dân sales xây dựng hình ảnh cá nhân của họ. Một khi họ đã có những thành tích nhất định, đã gây ấn tượng với cả đội sales thì tự động các thành viên trong đội sẽ trở nên đoàn kết, hòa hợp và yêu quý nhau hơn.

3. Theo dõi và kiểm soát chỉ số KPIs – chỉ số hiệu quả làm việc của nhân viên

Điều thú vị là khi tập trung vào KPI thì sales tạm quên đi áp lực về doanh số mà tập trung vào các hành động kết quả cụ thể. Việc thiết lập chỉ số KPI và tích cực đưa ra các đánh giá, nhận xét mỗi tháng sẽ khiến dân sales cảm thấy được quan tâm hơn, giúp họ tự nhìn lại bản thân xem mình đang ở đâu trong thang đo năng lực bán hàng và tự đưa ra các điều chỉnh phù hợp để cải thiện bản thân.

Sunday, July 31, 2016

Để mọi hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra suông sẽ, bám sát theo kế hoạch và hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đầu tư một bộ phận quản trị nhân sự - quản lý công ty. Đây là một điều cần thiết và quan trọng.
Quản trị nhân sự có thể hiểu đơn giản quản lý nhân viên của công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thì ai cũng có thể dễ dàng trở thành một nhà quản trị. Quản trị ở đây không đơn thuần chỉ là theo dõi, giám sát, kiểm soát nhân viên và các hoạt động trong công ty mà còn là quản trị tinh thần, ổn định tâm lý, điều hòa các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến môi trường làm việc. Và quan trọng nhất đó là phải tạo được sự an tâm, tin tưởng và lòng trung thành của nhân viên dành cho công ty.
Sau đây là các bí quyết chia sẽ để giúp bạn trở thành một nhà quản trị nhân sự tài ba.

1. Thiết lập mục tiêu cụ thể và khả thi

Mục tiêu rõ ràng là nền tảng cho mọi thứ khác. Nếu mục tiêu không rõ ràng sẽ khiến nhà quản trị nhân sự khó có cái nhìn rõ ràng chi tiết về công việc và đánh giá năng lực của cá nhân đó. Vấn đề lớn nhất trong hầu hết mọi doanh nghiệp, công ty đó là sự mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo và nhân viên làm việc. Lý do là 2 bên không đi đến thống nhất với nhau về mục tiêu chung. Do đó, nếu không muốn nhân viên có thái độ, suy nghĩ tiêu cực và không đúng đắn thì nhiệm vụ của nhà quản trị ngay lúc này là thiết lập một mục tiêu vừa rõ ràng, cụ thể vừa thuận lòng cả 2 bên. Đó đó, hoạch định kế hoạch mục tiêu ra giấy là phương án tối ưu nhất.

2. Luôn sẵn sàng khen thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ

Nhà quản trị nhân sự khôn khéo áp dụng kỹ thuật khen ngợi gồm ba phần cơ bản:
+ Khen đúng nơi đúng lúc - không tiết kiệm lời khen ngợi, sẵn sàng khen thưởng cho bất kỳ cá nhân nào làm tốt tại thời điểm đó.
+ Khen cụ thể – ai cũng muốn được đối xử tốt nhưng người ta cảm thấy thích nhất khi được nói chính xác là đã làm tốt cái gì.
+ Khen thật lòng - đừng mất công lấy lòng nhân viên bởi vì họ rất nhạy cảm với nhận xét của người khác. Cứ khen thật lòng, làm xuất sắc khen nhiều, làm khá tốt khen ít. Rất đơn giản.

3. Nhắc nhở, phê bình cũng nên khéo léo, tinh tế

Nhà quản trị nhân sự giỏi phải biết sửa chữa sai trái của nhân viên. Có hai quy tắc khiển trách:
+ Nhắc nhở, khiển trách tức thời: tuyệt đối không kìm nén cảm xúc tức giận và thất vọng rồi trút một thể lên đầu nhân viên. Điều đó chỉ khiến họ thêm hoang mang, suy nghĩ tiêu cực và bất mãn với công ty hơn mà thôi. Nếu phát hiện họ làm sai thì nhắc nhở và cảnh cáo ngay tại thời điểm đó, không bỏ qua nhưng cũng không nên nghiêm trọng hóa vấn đề.
+ Khiển trách cụ thể: đừng nói chung chung. Hãy chỉ rõ những sai phạm, thiếu sót để nhân viên của bạn biết đường sửa chữa, có như vậy nhân viên mới tiến bộ được.
Nếu bạn sinh ra đã cố tố chất của một thiên tài thì bạn làm gì cũng giỏi, nói gì cũng hay và thậm chí bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh tài năng hay một nhà quản lý chuyên nghiệp thì đó cũng không phải là vấn đề.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là một người lớn lên bình thường như bao người khác, không có gì nổi bật, cũng chẳng có năng khiếu bẩm sinh nào, thì cách tốt nhất để trở thành tay quản lý kiếm bộn tiền hàng tháng chỉ có thể là không ngừng và không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng để nâng cao trình độ của mình.
Professional Manager
Còn nếu bạn đã và đang là nhà quản lý nhưng chưa thật sự giỏi, bạn muốn công việc của mình ngày càng hoàn thiện và phong cách làm việc ngày càng chuyên nghiệp hơn thì sau đây là 3 trong số nhiều phương pháp mà bạn nên tham khảo để đạt được những gì mình mong muốn.

1. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn

Một điều rất quan trọng để bắt đầu giấc mơ làm sếp của bạn là hãy tìm cho mình một nhà cố vấn – đó phải là một người giỏi chuyên môn và có đầy đủ kinh nghiệm quản lý. Không nhất thiết phải bỏ thật nhiều tiền để mời về một chuyên gia thực sự. Bởi vì xung quanh bạn có rất nhiều người tài giỏi, chỉ là bạn không chú ý nhiều đến họ. Nếu chịu khó quan sát, biết đâu bạn sẽ bất ngờ khi nhân ra những người đó có thể sếp của mình, đồng nghiệp của bạn hay thậm chí là những đứa bạn thân hay anh em mà hàng ngày chúng ta vẫn thường giao tiếp và vui đùa… Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trong khi chọn ai là nhà cố vấn, hãy học tập những mặt tốt ấy của họ và không để những điều không tốt ảnh hưởng đến bạn.

2. Tìm kiếm những khóa học đào tạo kỹ năng quản lý

Hiện nay, nhiều trung tâm được đầu tư xây dựng để đào tạo những ngành nghề cao cấp mà điển hình là những chương trình dạy về kỹ năng quản lý kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp…từ trình độ thấp cho đến cao, mức nào cũng có. Một cách nữa cũng cực kỳ hiệu quả, đó là tham gia vào các buổi hội thảo, những buổi huấn luyện của doanh nghiệp, công ty. Tóm lại, học ở đâu không quan trọng, sự thành bại là nằm ở mỗi người chúng ta có chịu khó rèn luyện bản thân hay không.

3. Tham khảo, tích lũy kiến thức từ sách vở, báo chí và tài liệu nghiên cứu

Một cách khác để nâng cao năng lực quản lý của bạn là đọc sách. Hàng loạt các bộ sách bổ trợ về quản lý sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những người không có thời gian đến trường (điều mà hầu như nhà quản lý nào cũng gặp phải). Có rất nhiều bộ sách, bài báo hay viết về chủ đề quản lý và lãnh đạo, phải kể đến là: Thay đổi tư duy lãnh đạo, các mẹo quản lý hay, rèn luyện kỹ năng quản lý chuyên nghiệp…
Chúng ta phấn đầu và nổ lực không ngừng trong suốt một thời gian dài gần hoặc thậm chí hơn cả chục năm chỉ đến đạt được mục tiêu cuối cùng là…làm sếp. Đó quả thật là một chặng đường rất gian nan, đầy thử thách, khó khăn và nhiều đánh đổi.
Vây sau khi đã thực hóa được ước mơ trở thành sếp, bước tiếp theo chúng ta nên làm gì? Câu trả lời đó là đầu tư thời gian vào nâng cao kiến thức chuyên môn về quản lý kinh doanh, trau dồi kỹ năng lãnh đạo và tích lũy, tiếp thu kinh nghiệm từ những nhà quản lý chuyên nghiệp khác.
Manager and Staff
Sau đây là danh sách một số các chia sẽ về các bí quyết, tuyệt chiêu trong quản lý kinh doanh dành cho những nhà quản lý tài năng trong tương lai.

1. Chủ động và linh hoạt trong sử dụng các phong cách quản lý

Bạn thuộc típ nhà quản lý nào? Một số nhà quản lý dựa trên thành quả công việc của nhân viên, họ không cần biết nhân viên có hài lòng với công việc được giao hay không. Tuy nhiên, còn một phong cách quản lý mềm dẻo hơn, đó là các manager luôn đồng cảm và thấu hiểu nhân viên, do đó họ luôn tạo thuận lợi cho cấp dưới cảm thấy thoải mái và vui lòng với nhiệm vụ của được bàn giao.
Cách quản lý nào tốt hơn? Không có câu trả lời thích hợp cho câu hỏi này. Cách tốt nhất là bạn dung hòa 2 phương pháp. Chúng ta nên có những chính sách mềm dẻo để đối đãi tử tế, nhẹ nhàng và thân thiện với nhân viên nhưng những lúc cần thiết thì sử dụng những biện pháp cứng rắn để tránh nhân viên “lờn” mặt và để đảm bảo công việc được hoàn thành vượt mức yêu cầu.

2. Trở nên thân thiện và thường xuyên trao đổi với nhân viên

Sự khác biệt giữa một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ là khả năng lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên. Phong cách cứng rắn, độc tài dễ làm cho nhân viên cảm thấy chán nản, bất mãn và nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các mâu thuẫn với nhà quản lý. Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Với năng lực và trình độ cao, chúng ta có thể tận dụng, tham khảo những ý tưởng hay đó và thực hóa nó. Đó là một điều có lợi cho cả nhân viên và người quản lý.

3. Xác định mục tiêu và hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá

Để quản lý hiệu quả và tránh bị gắn mác là một nhà quản lý chi li hãy đặt ra mục tiêu công việc thật rõ ràng cho nhân viên của bạn theo tuần, tháng hoặc quý. Các mục tiêu và hệ thống tiêu chí đánh giá đặt ra cần phải thỏa mãn một số điều kiện sau: rõ ràng, có thể đo lường đong đếm được, có tính khả thi và có thời hạn cụ thể.