RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label thiết lập kế hoạch kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label thiết lập kế hoạch kinh doanh. Show all posts

Saturday, July 30, 2016

Trong cuộc sống, mỗi khi chúng ta lên ý tưởng cho một việc thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới sau khi ý tưởng đã được kiểm duyệt đó là lập kế hoạch thực hiện. Trong kinh doanh cũng vậy, việc chuẩn bị cẩn thận một kế hoạch kinh doanh sẽ khiến chúng ta dễ dàng đạt được mục tiêu hơn, dễ dàng truyền đạt các ý tưởng, định hướng cho nhân viên của mình hơn.
Và dưới đây là danh sách các lợi ích to lớn có được từ một bản kế hoạch hoàn chỉnh cho quá trình kinh doanh của chúng ta.

1. Hấp dẫn các nhà đầu tư đổ vốn vào dự án kinh doanh

Trước khi các nhà đầu tư quyết định có hay không đầu tư tài chính vào công ty bạn, thì họ cần phải biết rõ về kế hoạch kinh doanh của công ty bạn như thế nào? Tất nhiên một điều rằng, bản kế hoạch kinh doanh chính là chất xúc tác giúp cho việc xin cấp vốn diễn ra thuận lợi hơn. Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ giúp cho các đối tác của bạn có cái nhìn tổng quát hơn về công việc kinh doanh của bạn.
Họ sẽ xem xét và mong nhìn thấy ở bản kế hoạch của bạn một dự án kinh doanh đầy tính khả thi. Và một điều quan trọng không kém mà bất cứ một nhà đầu tư nào cũng phải xem xét trước khi đi đến quyết định, đó là “con đường rút lui”, là phương án thoát hiểm an toàn cho các nhà đầu tư khi dự án gặp vấn đề không giải quyết được.

2. Xác định cụ thể những điều cần phải đạt được

Khi công việc ngày càng phát triển, bạn khó có thể tổ chức và sắp xếp các ý tưởng theo một trình tự logic để xác định vấn đề nào cần ưu tiên thực hiện trước và điều bạn cần lúc này là một chiến lược rõ ràng và mạch lạc. Do đó, hãy bắt tay ngay vào việc thiết lập một bản kế hoạch kinh doanh thật chu đáo, thật kỹ càng và tỉ mỉ.

3. Quá trình kinh doanh trở nên “thuận buồm xuôi gió” hơn

Thông thường xúc tiến và thúc đẩy hoạt động bán hàng sẽ là một một phần rất quan trọng trong một kế hoạch kinh doanh. Một khi bạn show “hàng” (kế hoạch kinh doanh) của mình cho khách hàng thấy, họ sẽ biết được bạn nổi bật ở đâu, mạnh điểm nào, những thứ họ cần ở bạn. Bản kế hoạch kinh doanh gia tăng hiệu suất hoạt động và giảm thiểu chi phí trong khi vẫn đạt được các kết quả như mong đợi, hoặc thậm chí tốt hơn.

4. Vạch ra hướng đi rõ ràng cho công ty

Để vạch ra một hướng đi đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của công ty, điều kiện tiên quyết mà mỗi nhà lãnh đạo cần phải đáp ứng được đó là đề xuất các chiến lược kinh doanh, phân tích và lựa chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực công ty.
Sử dụng một bản kế hoạch kinh doanh để thiết lập những bước đi hợp lý cho việc bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới trong tương lai.
Business plan to success

5. Truyền đạt tư tưởng và mục tiêu kinh doanh xuống cấp dưới

Để lên kế hoạch đào tạo những nhân viên mới, bạn cần chia sẻ và giải thích những mục tiêu kinh doanh với đội ngũ quản lý, nhân viên và những người mới đến làm việc. Tốt nhất là nên chia nhỏ bản kế hoạch ra từng phần rồi truyền đạt lại cách thức thực hiện từng công đoạn trong bản kế hoạch đó cho mọi người dễ nắm bắt.
Sau một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt từ vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho đến việc tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thì công đoạn cuối cùng trước thềm khởi nghiệp đó là lập kế hoạch kinh doanh.
Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và đầy đủ là một bản kế hoạch có đầy đủ những yếu tố được liệt kê dưới đây.

1. Quản lý và kiểm soát nguồn tài chính

Tất cả mọi thứ đưa vào kế hoạch kinh doanh đến thời điểm này cần hỗ trợ cho các giả định và dự báo về tài chính của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc không có ai cảm thấy bất ngờ khi họ nhìn thấy những con số dự báo về doanh thu trong tương lai của bạn, bởi lẽ họ đã hiểu rõ thị trường, mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh của bạn. Dự báo nên có tính lôgic với những gì bạn đưa vào trong kế hoạch này.

2. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường mục tiêu

  • Phân đoạn thị trường: Mô tả toàn cảnh địa lý và nhằm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.
  • Phân tích ngành.
  • Lập ma trận phân tích các điểm mạnh, yếu của những doanh nghiệp cạnh tranh hiện có trong ngành và các đối thủ tiềm năng. Đồng thời phân tích thuận lợi và cơ hội mà thị trường đem lại.
  • Tổng quan thị trường.
Sơ đồ tư duy về các công việc cần thực hiện khi khởi nghiệp kinh doanh

3. Những phương pháp quảng bá thương hiệu

Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là sự cần thiết cho một thương hiệu non trẻ nhằm mục đích bước vào thị trường đầy tính ganh đua và cạnh tranh khốc liệt.

4. Tổng duyệt bản kế hoạch trước khi áp dụng

Bạn cần kiểm tra và đánh giá lại kế hoạch của mình để tạo sự thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Và điều quan trọng nhất không thể thiếu trong mỗi bản kế hoạch kinh doanh đó là “con đường máu” được mở để cho các nhà đầu tư rút vốn lui và chia tay với doanh nghiệp của bạn.
Tùy vào mục đích và đối tượng sử dụng bản kế hoạch kinh doanh mà ta viết theo các hướng khác nhau.

5. Xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng

Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Thiết lập một bản phân công công việc, chức vụ và trách nhiệm của từng vị trí một cách rõ ràng, mình bạch và có tổ chức, có hệ thống.
Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định để thuê nhân sự cần thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho các thành viên trong công ty.
Bạn đang dự định mở một công ty kinh doanh sản xuất, thành lập một doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hay đơn giản chỉ muốn mở một cửa hàng bán lẻ nhưng kẹt bạn nổi thiếu vốn trầm trọng.

Vậy có giải pháp nào tối ưu nhất với tình huống này không? Các bí quyết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

1. Khởi nghiệp từ bán hàng qua mạng internet

Năm 2016 đã và đang diễn ra, chủ đề về việc thanh niên thời nay dành bao nhiêu thời gian cho online và lướt web vẫn luôn được xã hội quan tâm, trăn trở. Nhưng ít ai biết bên cạnh những phần tử vô dụng đó vẫn tồn tại những con người thông minh biết ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, đặc biệt là mạng internet. Bằng nhiều định hướng khác nhau, khởi nghiệp cần tận dụng tất cả mọi vấn đề, từ người thân bạn bè, từ website giá rẻ...
Khởi điểm kinh doanh online là tích góp vốn và tìm nguồn hàng. Vốn bán hàng qua mạng ít hơn cách buôn bán thường. Tận dụng thời đại công nghệ thiết bị điện tử đang lên ngôi như hiện nay, giải pháp thành lập một trang web bán hàng qua internet được các doanh nhân trẻ tuổi quan tâm rất nhiều. Nắm bắt nhanh kỹ thuật mọi chi tiết thông tin lúc đăng lên trang mạng sẽ tiết kiệm thời gian phải tra cứu thông tin. Làm khởi nghiệp lúc này nên cực kỳ nhanh nhạy nhằm thu hút khách hàng. Để tiết kiệm chi phí khởi nghiệp hơn nữa, chúng ta có thể tận dụng những blog hay mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tất cả đều free và cực đơn giản.
Khởi nghiệp bằng kinh doanh qua internet

2. Thiết lập kế hoạch kinh doanh bài bản, chu đáo

Mặc dù là khởi nghiệp kinh doanh online với số vốn ít ỏi, đừng bao giờ xem thường chuyện vạch ra kế hoạch bài bản. Lập kế hoạch là công việc giúp chúng ta ngăn ngừa những thất bại nặng nề hay phòng tránh các rắc rối xuất hiện bất ngờ, đồng thời đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra suông sẻ. Học hỏi kinh nghiệm từ đàn anh đi trước thấy rất rõ chuyện này. Có một sự thật rằng, một kế hoạch đầy đủ và kỹ càng lúc nào cũng khiến doanh nhân cảm thấy an toàn và vững chí trên con đường kinh doanh của mình.
Bởi vì khởi nghiệp kinh doanh thường xuyên dựa vào chính bản thân bạn, lắm lúc bắt buộc tự làm một mình. Đây là nhân tố tác động rất lớn và quyết định sự thành bại trong sự nghiệp kinh doanh của chúng ta ở tương lai.
Kêu gọi bạn bè lẫn gia đình ủng hộ sản phẩm để biết được chất lượng, từ đó sẽ bước tiếp con đường cao hơn, ví dụ như thử nghiệm khu vực rộng lớn. Với kết quả tốt đẹp như mong đợi, mọi ý kiến, đánh giá nhận xét của người dùng ổn định và không có lời phê bình nào thì tiếp tục phát huy, vững bước mà khởi nghiệp. Còn ngược lại phải từ từ, xem lại chỗ nào chưa ổn rồi chấn chỉnh ngay lập tức.