RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label bài học kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label bài học kinh doanh. Show all posts

Tuesday, August 2, 2016

Sau những năm tháng vất vả và gian nan trên con đường học vấn, nhiều người muốn hướng tới việc giúp đỡ và xây dựng xã hội, nhiều người muốn được nổi tiếng, nhiều người muốn kiếm thật nhiều tiền va sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Vậy bạn thuộc kiểu người nào?
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta từ nhỏ đã có ước mơ trở thành triệu phú lừng danh. Tuy nhiên, không ít người sau khi trưởng thành đã từ bỏ nó. Trở thành triệu phú không phải là điều viễn vông. Với những nguyên tắc và các chỉ dẫn cụ thể, cộng với niềm đam mê làm giàu và bản lĩnh đối mặt với thất bại, chúng ta hoàn toàn có thể tự thân, tự lực trở thành một triệu phú, dù bạn chọn ngành nghề gì, dù bạn là ai và xuất phát ở đâu.
Nếu đã quyết định theo đuổi ước mơ của mình thì ngay từ bây giờ chúng ta phải cố gắng thay đổi suy nghĩ, cách tân tư duy để hình thành những thói quen, những nguyên tắc vàng về lối sống và làm việc đúng đắn như sau:

1. Biến thách thức thành động lực phấn đấu

Nếu bạn hỏi bất kỳ triệu phú tự thân nào về lý do tại sao họ khởi nghiệp trong lĩnh vực họ đang làm, nhiều khả năng là họ sẽ không chỉ nói rằng “để kiếm 1 tỷ đô la”. Kiếm được 1 tỷ đô la tuy là câu chuyện xa vời nhưng chính sự xa vời, viễn vông đó đã tạo cho họ những thử thác. Và kèm theo đó là những động lực khích lệ tinh thần, khiến họ quyết tâm theo đuổi đam mê, thực hóa ước mơ của mình bằng cách thức, phương pháp phù hợp với năng lực bản thân.

2. Tự thỏa mãn là tự giết mình

Không bao giờ nên để có lúc nào đó trong hành trình lên đỉnh cao của mình, bạn dừng lại và nghĩ rằng: “Ok, mình đã làm đủ rồi, mình có thể ngừng làm việc quá vất vả”. Từng giây từng phút dừng lại để nghĩ là bạn đã phung phí không biết bao nhiêu đồng tiền đáng ra thuộc về mình. Công ty của bạn đang làm nên ăn ra không có nghĩa là bạn đang thành công. Thành công là khi bạn chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường, vượt qua tất cả đối thủ, đó mới là chiến thắng bền vững.

3. Cần cù và siêng năng là 2 đức tính thiết yếu

Dù có tài đến đâu, bạn cũng sẽ không bao giờ có thể đạt tới toàn bộ tiềm năng thành công trừ khi bạn sẵn lòng học tập và làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai khác. Bạn không có sự lựa chọn tối ưu nào khác ngoài sự lựa chọn này. Chỉ có đánh đổi công sức và thời gian bạn mới thực hóa được niềm mơ ước, đạt được thành công.
Số lượng các cửa hàng kinh doanh bán lẻ đã giảm 9% trong năm qua theo một báo cáo hôm thứ Hai, đánh dấu sự sụt giảm lần thứ bảy liên tiếp.
Có 6.700 cửa hàng kinh doanh bán lẻ vào năm 2015, giảm so với dự định trước đó là 7360, theo công ty luật thương mại EMW. Đây là mức giảm gần một nửa so với mức đỉnh điểm là 11.900 trước khi thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2008 xảy ra.

Bán lẻ truyền thống cạnh tranh với bán lẻ trực tuyến

Sự sụt giảm cho thấy áp lực liên tục đè nén lên những người bán hàng truyền thống vì người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang mua sắm trực tuyến với các công ty thương mại điện tử. Công ty luật thương mại EMW cho biết, mặc dù các nhà bán lẻ truyền thống ngày nay đang tập trung vào việc mở rộng các dịch vụ trực tuyến của họ nhưng hầu hết đều tỏ ra yếu kém khi cạnh tranh với các nhà bán lẻ chuyên kinh doanh trực tuyến, chẳng hạn như Asos và Boohoo.
Theo các nghiên cứu cho biết, sự thất bại gần đây của các nhà bán lẻ truyền thống BHS, Austin Reed, và các chuỗi cửa hàng tiện lợi ở địa phương một phần là do sự thành công và phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu chuyên kinh doanh trực tuyến.
“Các nhà bán lẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn và nhiều thách thức hơn nếu việc bỏ phiếu Brexit có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Anh”, EMW cho biết thêm.

Cuộc cạnh tranh không cân sức!

Aimee Barrable tại công ty luật thương mại EMW cho biết: "Với việc các nhà bán lẻ trực tuyến tiếp tục giành được thị phần, các doanh nghiệp bán hàng truyền thống ít có khả năng để mở thêm cửa hàng mới. Thay vì họ chọn hướng phát triển các dịch vụ trực tuyến thì họ có thể cải thiện tình hình bằng cách thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng hoặc mở rộng và nhiều hơn các showroom.
"Với sự đóng cửa của các cửa hàng, thương hiệu cao cấp gần đây sẽ tạo ra các khoảng trống trên thị trường kinh doanh. Nhiều người bán lẻ vẫn tìm cách mở rộng sự hiện diện của chuỗi các cửa hàng bán lẻ của họ trên khắp các con đường, khu vực trung tâm thay vì áp dụng giải pháp xây dựng các kênh bán lẻ trực tuyến mới. "
Tuần trước, thống kê chính thức cho thấy khối lượng doanh số bán lẻ giảm 0,9% giữa tháng Năm và tháng Sáu, tồi tệ hơn vào mùa thu 0,6% dự kiến ​​của các nhà kinh tế. Mặc dù giảm được một phần do thời tiết khắc nghiệt trong giai đoạn này, các số liệu bao gồm các dấu hiệu đầu tiên về ảnh hưởng của thời gian chuẩn bị và hậu quả trước mắt của cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý.
Có một sự thật thú vị đó là đằng sau mỗi câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp được nhiều tỷ phú, triệu phú, doanh nhân thành đạt hay người nổi tiếng chia sẽ đều mang một nét tương đồng. Dù họ là những con người sinh ra trong những thời gian, hoàn cảnh và có tính cách khác nhau, nhưng điểm chung của tất cả chính là sự đánh đổi những thứ quý giá của bản thân (tuổi trẻ, thời gian, công sức, giọt máu…) để có được cơ ngơi sự nghiệp và danh tiếng như ngày hôm nay.
David Ogilvy, một chuyên gia quảng cáo tài ba và là ông chủ của tập đoàn Ogilvy & Mather, công ty quảng cáo nổi tiếng, đã chia sẽ rằng: “Không có cái gì là cho không”, để có được vinh quang của ngày hôm nay, ông đã trải qua không biết bao cực khổ, không ít lần nếm trái đắng và phải làm đủ nghề, đủ việc chỉ để kiếm đủ miếng cơm hàng ngày.
Ông đi từ những khu ổ chuột đến những xưởng công nghiệp làm phim. Nhưng dù làm việc ở đâu, ông cũng được dạy những bài học quý giá về cách thức bán hàng và kinh doanh. Và sau đây là 3 bài học quý giá mà David Ogilvy muốn chia sẽ với chúng ta.

1. Không có tham vọng, không có thành công

“Tham vọng là nền tảng dẫn đến sự thành công”, Ogilvy khẳng định. Đầu tiên, bạn phải có tham vọng, nhưng không có nghĩa là để nó ngự trị và cố gắng thể hiện ra bên ngoài. Chính lòng tham vọng của bạn đã vô tình khiến những người xung quanh đề phòng và tạo ra những khó khăn gây cản trở trên con đường sự nghiệp của bạn. Tốt nhất hãy nung nấu và nuôi dưỡng nó từng ngày. Biến nó thành động lực làm việc của bản thân.

2. Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn

Trong công việc, bạn luôn luôn cảm thấy yêu những gì mình đang làm. Ogilvy khuyên tất cả các bạn trẻ hãy sống và làm việc hết mình theo đam mê bất cứ lúc nào còn có cơ hội. Bởi vì khi ta đam mê một lĩnh vực tức là ta có lợi thế, sở trường hơn người ở lĩnh vực đó. Giỏi một việc mà trong công ty bạn không ai giỏi việc đó sẽ khiến bạn trở nên có giá trị hơn nhiều trong mắt các nhà lãnh đạo, quản lý.

3. Nổ lực gấp nhiều lần người khác

Ogilvy rõ ràng đã làm việc vô cùng nỗ lực. Ông đầu tư thời gian nhiều hơn hai lần các đồng nghiệp của mình và thậm chí còn làm việc với tốc độ gấp đôi. Ogilvy chia sẻ: “Có một điều bạn nên nhớ rằng, dù bạn có làm tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nhanh gọn và tận dụng khoản thời gian dư thừa để vui chơi, hoan phí thì đừng thắc mắc vì sao bạn chỉ được đánh giá ngang trình độ với những người bình thường khác. Bởi các nhà quản lý luôn đề cao và thúc đẩy những ai nỗ lực làm việc nhiều hơn người khác”.
Để trở thành một nhà kinh doanh tài ba, một nhà lãnh đạo và quản lý chuyên nghiệp thì tinh thần học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta phải thay đổi hoàn toàn bản thân mình để trở thành một bản sao của tấm gương mà chúng ta đang học hỏi.
CEO tài năng của Amazon - Jeff Bezos
Người thông minh là người biết tiếp thu có chọn lọc. Có những điều tuy tốt nhưng không phù hợp với năng lực bản thân thì cũng chỉ là thứ vô dụng. Chúng ta học hỏi những cái hay, điều lạ sau đó tận dụng những lợi thế, sở trường của bản thân để phát huy hết khả năng, năng lực tiềm ẩn của mình. Thà tập trung toàn bộ năng lượng để đầu tư và phát triển những tố chất vốn có còn hơn mất thời gian vào việc thay đổi một cách gượng ép bản thân mình.

Lời khuyên kinh điển của Jeff Bezos

Nếu chúng ta muốn thành lập và phát triển một công ty thành công, nổi tiếng khắp thế giới thì đừng tốn thời gian thắc mắc mình có thể thay đổi điều gì trong tương lai, thứ tác động mạnh đến doanh nghiệp của chúng ta. Thay vào đó, hãy đặt vấn đề rằng đâu là tố chất sẵn có và lợi thế của bản thân, rồi dồn tất cả năng lượng và ý chí quyết tâm của chúng ta vào chúng. Đó là lời khuyên kinh điển và sâu sắc mà rất thực dụng của GĐĐH tập đoàn kinh doanh trực tuyến Amazon Jeff Bezos.
Bezos tiết lộ rằng chúng ta cần phải thiết lập một đường lối hoạt động xung quanh những điều chúng ta hiểu rằng chúng sẽ không bao giờ thay đổi qua thời gian. Ví dụ, người tiêu dùng của Amazon sẽ luôn luôn mong muốn mức giá thấp hơn. Do đó, chúng ta sẽ đầu tư thật nhiều vào khâu cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của họ thật tốt với với mức giá phải chăng và hợp lý nhất, thỏa mãn vượt mức yêu cầu của khách hàng.

Tập trung đầu tư vào những gì mình đang có

Bezos luôn tin rằng những dự đoán của ông sẽ luôn đúng đối với người tiêu dùng của Amazon. Khách hàng luôn luôn hy vọng sẽ có giá thấp hơn với thời gian ship hàng ngắn lại. Vì vậy, doanh nghiệp đã dành 11 năm qua tập trung nguồn lực đầu tư vào những yêu cầu này của khách hàng, dù lợi nhuận hiện tại có bị giảm.
Để hướng tới những điều đó, tập đoàn kinh doanh trực tuyến đã chi hàng tỷ đô la Mỹ để thiết lập các trung tâm lưu trữ hàng hóa trên khắp thế giới. Đây là nỗ lực lâu dài nhưng đáng giá bởi người tiêu dùng luôn đánh giá cao Amazon về thời gian ship hàng.

Monday, August 1, 2016

Trên thương trường ngành công nghệ, với đặc tính luôn luôn thay đổi xu hướng và cải tiến nền tảng, nhiều ông lớn tuy đã từng lên ngồi hoàng kim và thống trị thị trường trong một thời gian dài, phải kể đến là Nokia, Blackberry và Ericsson (sau này trở thành một phần của Sony).
Apple – Ông hoàng của thị trường smartphone và table
Tuy nhiên, không có gì kéo dài mãi mãi, trừ thời gian. Chưa từng có hãng công nghệ điện tử nào giữ vững ngôi vua của mình, thậm chí còn thất bại thê thảm. Trong đó, điển hình nhất là sự sập đổ của 2 đế chế công nghệ điện thoại hùng mạnh một thời : Nokia và Blackberry. Và giờ đây, Apple đang bị nghi vấn vướng phải lời nguyền này khi ngày càng có dấu hiệu giảm sút tốc độ tăng trưởng.

Quá trình đi từ tân binh trong quá khứ đến ông hoàng ở hiện tại

Trong quá khứ, khi Apple vừa chập chững bước đi với chiếc iPhone đầu tiên, Blackberry của RIM đang ngồi chễm chệ trên ngai vàng. Tuy nhiên, khi Apple bắt đầu tung ra đứa con cưng iPhone của mình, người dùng công nghệ cũng bắt đầu thay đổi tư duy và định kiến của họ. Chính iPhone đã khiến Blackberry phải hối hận về sự bảo thủ và tự tin của mình.
Mọi chuyện đang lặp lại với Apple. Táo khuyết từng dẫn đầu xu hướng công nghệ, đặt biệt là trí thông minh nhân tạo (AI) khi ra mắt iPhone 4S. Dù vậy, núi cao còn có núi cao hơn, giờ đây dường như mọi sự chú ý và quan tâm đã chuyển hướng sang Google và Cortana, và hầu hết mọi lời phàn nàn và chỉ trích thì Siri của Apple chính là đối tượng hứng chịu.

Vấn đề nghiêm trọng bắt đầu xuất hiện

Siri thiếu sót về độ cơ động linh hoạt cũng như khả năng mở rộng kết nối sang các thiết bị khác. Chính vì điều này đã khiến nhiều người dùng iPhone cảm thấy bất tiện và khó khăn khi họ muốn chia sẽ thông tin, dữ liệu (hình ảnh, âm thanh) của mình cho các thiết bị khác.
Việc không làm thỏa mãn một nhu cầu sử dụng dù là nhỏ cũng có thể khiến khách hàng quay lưng lại với Apple, mặc cho những lợi ích và giá trị mà hãng đã đem lại cho họ. Do đó, vấn đề mà Apple đang vướng phải là rất nghiêm trọng, đòi hỏi hãng phải có những khắc phục, cải tiến kịp thời nếu không muốn tiếp theo bước xe đổ của Blackberry. Thế giới ngày càng phát triển, người dùng mong đợi được trải nghiệm một sản phẩm không chỉ có vẻ ngoài tinh tế, vừa ý mà còn phải mang lại khả năng trợ giúp thông minh người dùng khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng của công nghệ AI chính là điều này – giúp đỡ con người đúng nơi, đúng lúc.
Suy nghĩ là yếu tố gây ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, tâm trạng và hành vi của mỗi người. Nếu luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, lạc quan, chúng ta sẽ cảm thấy tinh thần rất sảng khoái, phấn chấn và yêu đời. Ngược lại, nếu có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực, điều đó sẽ khiến chúng ta trở nên yếu kém, nhục chí và chìm ngập trong sự thất vọng.
Trong sự nghiệp chúng ta cũng vậy, nếu không ngừng nghĩ về các khoản nợ phải trả và cách để trả nợ, nó sẽ khiến chúng ta dân trở nên mệt mỏi, kiệt sức và cảm giác nghèo đói vẫn luôn theo sát bản thân. Tuy nhiên, nếu luôn nghĩ về những thứ có giá trị mà mình đang sở hữu, những công việc đang mang lại tiền bạc, danh tiếng cho mình thì một cách vô tình các khoản nợ đó sẽ “tự chăm sóc chính mình”, sẽ tan biến hết mà thôi.
Cứ lạc quan vì lo lắng chẳng làm giảm khoản nợ của bạn
Nếu bạn cứ tiếp tục nghĩ về nợ nần, bạn sẽ thu hút nó. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ về sự giàu có, thì bạn cũng sẽ thu hút nó. Tóm lại, bạn phải ngừng nghĩ về việc trả các khoản nợ của mình và nghĩ về việc có được sự giàu có.
Tóm lại, tập trung vào công việc và chăm sóc tinh thần chúng ta là những việc được ưu tiên hơn cả. Hãy gạt bỏ khỏi đầu những mối lo lắng, quan tâm về nợ nần. Và để giúp chúng ta làm tốt điều này, sau đây là 3 bí quyết hay được nhiều người thành công chia sẽ để dễ dàng trả được tất cả nợ nần.

1. Mặc kệ nợ nần, cứ tập trung và thoải mái kiếm tiền

Khi bạn nghĩ về tiền bạc mỗi ngày trong cuộc sống của mình, bạn cũng có thể có những suy nghĩ tốt đẹp về nó. Không ngừng nghĩ về sự giàu sang, sung sướng sẽ khiến đầu óc bạn trở nên phấn khích hơn và tư duy tốt hơn trong việc nghĩ cách làm thế để kiếm được tiền. Ngược lại, nghĩ về nghèo nợ nần sẽ bóp chết sự sáng tạo, chủ động của bạn.

2. Tập cách yêu việc trả những hóa đơn của bản thân mình

Hãy cảm thấy hài lòng và có trách nhiệm với nghĩa vụ trả tiền cho những tờ bill hay những tấm vé phạt của mình. Nếu bạn trả nó một cách khó nhọc, nghĩa là bạn đang thừa nhận 2 điều: 1) Số tiền đó rất khó vượt qua và 2) Bạn không thích những dịch vụ mà bạn đang nhận được.

3. So với nhiều người đã bị phá sản và thất nghiệp, mình vẫn còn may mắn chán!

So với nhiều người thì tài sản của chúng ta vẫn còn nhiều và đầy đủ chán. Có khi nào bạn tự nhìn lại bản thân và kiểm tra xem hiện tại mình đang có những gì và chấp nhận nó hay không? Bạn phải nắm giữ những gì mình có thì mới có được nhiều hơn những thứ bạn muốn.
Làm thế nào mà các siêu thị, cửa hàng lớn vẫn duy trì tính ổn định, chính xác và lưu lại đầy đủ, chi tiết các dữ liệu giao dịch trong khi mỗi ngày có tới hàng trăm, có khi lên đến hàng nghìn người tiêu dùng đến đây để mua sắm thực phẩm, hàng tiêu dùng mỗi ngày?
Rất đơn giản, giải pháp tối ưu và được nhiều cửa hàng thực phẩm hay siêu thị tin dùng đó là sử dụng cân điện tử mã vạch. Vậy cân điện tử in mã vạch là thiết bị gì và tại sao lại rất được ưa chuộng hiện nay? Cân điện tử in mã vạch là một loại dụng cụ sử dụng trong các giao dịch mua sắm hàng ngày ở các hệ thống siêu thị và trung tâm phân phối thực phẩm, rau quả. Đây là thiết bị điện tử được dùng để in tem nhãn có ghi khối lượng (kg, gr, cái, chiếc…), đơn giá và tổng giá trị đơn hàng, ngày hết hạn sử dụng, cách thức bảo quản cùng một số ghi chú khác.
Thiết bị cân điện tử in mã vạch đa dụng
Và để hiểu rõ về công dụng và những lợi ích mà cân điện tử in mã vạch mang lại, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây.

1. Không có sai xót và buôn gian bán lận xảy ra

So với bộ não con người, thiết bị này chỉ kém mỗi sự tư duy linh hoạt và không có cảm xúc, còn về tốc độ xử lý thông tin, tính toán và lưu trữ dữ liệu thì con người không phải là đối thủ. Ngay sau khi tính toán, những số liệu này sẽ hiển thị đầy đủ trên màn hình cho cả người mua và người bán xem, vì vậy tránh được các trường hợp gian lận.

2. Dễ dàng kiểm soát và theo dõi các giao dịch mua bán hàng hàng hóa

Khi bạn quét mã vạch do cân in ra các thông tin về sản phẩm mà khách mua sẽ được nạp vào hệ thống, nhờ vậy quá trình quản lý lãi lỗ, tồn kho cũng dễ dàng hơn nhiều. Với thiết bị này, giờ đây các cửa hàng thực phẩm và siêu thị có thể tiết kiệm chi phí cũng như thời gian và công sức quản lý tình hình kinh doanh, tình hình nhập, xuất và tồn kho.

3. Tự động hóa toàn bộ quá trình giao dịch

Do các thao tác từ cân đo, tính toán, nhập dữ liệu, in hóa đơn,… đều được tự động khi sử dụng cân điện tử nên chỉ cần một nhân viên xử lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Do đó, cân điện tử in mã vạch không chỉ đã giải quyết vấn đề về nhân lực (lúc thiếu, lúc thừa) mà còn đảm bảo việc kinh doanh diễn ra suông sẻ, trơ tru và nhanh gọn.
Phương châm sống và làm việc của tỷ phú đại tài Richard Branson đó là : hãy xem thất bại là một cơ hội để ta có thấy được những khiếm khuyết tiềm ẩn bấy lâu nay và tận dụng cơ hội đó để triệt tiêu nó và cải thiện bản thân mình. Có như vậy thành công mới mỉm cười với chúng ta. Đó là điều quan trọng mà mọi người, nhất là những người có chí lớn làm giàu và không ngại thất bại nên khắc cốt ghi tâm.
Tỷ phú đa tài Richard Branson
Tỷ phú nổi tiếng Richard Branson được biết đến không chỉ nhờ tài năng kinh doanh sáng tạo và độc đáo của mình mà còn là một doanh nhân cực kỳ sáng suốt và tràn đầy năng lượng dù đang ở độ tuổi hơn nửa đời người. Ông chính là tấm gương sáng để những nhà kinh doanh trẻ tuổi học tập, noi theo và rút ra những bài học, kinh nghiệm quý giá.

Cứ mặc kệ, đã nghĩ là nói và đã nói thì bắt tay vào làm tới bến

Ở tuổi 15, Richard Branson đã bỏ học và bắt đầu khởi nghiệp với một tờ tạp chí dành cho các nhà hoạt động chính trị có tên gọi Student. Bước vào tuổi đời 19, vị tỷ phú lừng danh này bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng việc bán những đĩa ghi âm qua trực tuyến (email). Một năm sau đó, ông quyết định mở một cửa hàng kinh doanh riêng cho mình. Trong năm 1972 ông tiếp tục mở một phòng thu âm. Và năm 1973, ông cho ra mắt thương hiệu băng đĩa đầu tiên. Đế chế Virgin bắt đầu từ đó và Branson mới chỉ 24 tuổi. Và đến bây giờ, đế chế này của tỷ phú Branson đã và đang bành trướng, vươn vòi ra thị trường quốc tế và trở thành công ty đa quốc gia có quy mô lớn toàn cầu với hơn 300 chi nhánh, công ty con hoạt động ở nhiều ngành nghề như giải trí, bất động sản và công nghiệp Mobile.

Thất bại là điều khó tránh, nhưng biết đứng dậy mới là điều đáng phục

Tuy nhiên, không phải tất cả những ý tưởng của Richard Branson đều thành công. Virgin Airlines và Virgin Mobile hiện tại là hai thương hiệu chủ lực của Richard Branson. Bên cạnh những thành công và chiến thắng vẻ vang của mình, có lẽ vị tỷ phú này chưa bao giờ quên lần mà ông vấp phải thất bại khi đầu tư vào công ty Virgin Cola của mình. Đối với Richard Branson, thất bại không phải là dấu chấm hết mà là cơ hội để tìm ra khuyết điểm và triệt tiêu nó, sau đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện bản thân. Có một câu nói nổi tiếng và rất ý nghĩa của ông, đó là “Nếu có đủ lòng quyết tâm, bạn sẽ càng có cơ hội thành công hơn nhờ những điều học được từ sai lầm. Miễn là đừng né tránh thất bại”.
Hiện nay, việc thu thập đầy đủ và kỹ càng các dữ liệu về hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng và thị hiếu, suy nghĩ của khách hàng là một điều vô cùng quan trọng với mọi công ty dù lớn hay nhỏ. Điều này có ảnh hưởng to lớn đến sự thành bại của một doanh nghiệp kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng đủ sức, đủ lực đề đầu tư vào việc xây dựng một cơ sở dữ liệu về khách hàng thật đầy đủ và chi tiết. Hầu như chỉ có những ông lớn, những doanh nghiệp vững mạnh và lâu năm trên thương trường (như Apple, Microsoft, Sony, Samsung, John Lewis,…) mới mạnh tay làm điều này.
Nguồn dữ liệu, thông tin lớn cho doanh nghiệp nhỏ
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí còn không dám nghĩ đến hệ thống dữ liệu, thông tin khổng lồ này. Tuy nhiên, không có việc gì là không thể, thời gian gần đây nhiều chuyên gia marketing đã cùng nhau thảo luận, nghiên cứu và chia sẽ 3 tuyệt chiêu giúp nhiều doanh nghiệp có nguồn lực khiêm tốn có thể xây dựng nguồn dữ liệu tuy không quá lớn những cực kỳ hiệu quả.

1. Loại bỏ những thông tin không có lợi cho DN

Để tận dụng tốt nguồn dữ liệu lớn, DN nhỏ phải tập trung tối đa vào những dự định và mục tiêu của mình, chấp nhận bỏ qua những thông tin vô bổ, vô lợi. Việc chọn lọc sẽ giúp doanh nghiệp không bị bối rối, mơ hồ giữa một biển trời thông tin, giúp doanh nghiệp biết đâu là những dữ liệu cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh và tránh bị quá tải bởi những thông tin, số liệu không có giá trị sử dụng.

2. Nắm bắt các giá trị sử dụng của nguồn dữ liệu công ty

Doanh nghiệp phải tự tin khi sử dụng thông tin để đưa ra những quyết định mang tính chiến lược. Và để đánh giá chất lượng dữ liệu, doanh nghiệp phải dựa vào nguồn thông tin, thời điểm thu thập cũng như độ chính xác của chúng. Một khi doanh nghiệp tổng hợp, phân tích và đưa ra các đánh giá, quyết định dựa trên các dữ liệu không có cơ sở, không rõ nguồn gốc và chất lượng thì sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh có thể đi sai hướng hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến thất bại.

3. Liên tục theo dõi, kiểm soát và có các đánh giá về những dữ liệu của công ty

DN nên thường xuyên đưa ra và tận dụng các chỉ số KPI và các số liệu có liên quan đến mục tiêu tiếp thị. Với việc cập nhật các chỉ số và số liệu thông kê này, doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng kịp thời nhu cầu, xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng. Dữ liệu mỗi DN tạo ra đều mang tính độc nhất và trở thành lợi thế cạnh tranh cho chính DN đó.

Sunday, July 31, 2016

Nếu quan sát một cách tinh tế, chúng ta sẽ nhận thấy rằng hầu hết mọi công ty, tập đoàn doanh nghiệp lớn, mang tầm vóc thế giới như Apple, Microsoft, Facebook, Google…đều được một nhóm từ 2 người trở lên đồng sáng lập. Điều này cho thấy sự hợp tác phát triển có vai trò rất quan trọng với bất kỳ người nào, dù họ có là thiên tài.
Tuy nhiên, “cùng bản chất dễ hòa đồng”, đây là một chân lý. Không phải bất cứ ai chúng ta cũng có thể hợp tác và biến họ thành cộng sự của mình. Mối quan hệ hợp tác chỉ có hiệu quả khi đôi bên có những nét tương đồng trong tính cách, phong cách làm việc, cùng chí hướng và lý tưởng. Quan trọng hơn nữa, họ phải có những kỹ năng và tư duy, suy nghĩ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Có như vậy thì mối quan hệ đó mới trở thành chìa khóa dẫn chúng ta đến với đỉnh cao thành công.
Và sau đây là bài viết chia sẽ 3 kinh nghiệm, bí quyết để giúp chúng ta chọn được người bạn đời, người cộng sự lý tưởng và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững của mình.

1. Có nhiều nét tương đồng và các kỹ năng hỗ trợ cho nhau

Một mối hợp tác hiệu quả cần dựa trên tập hợp các kỹ năng bổ sung cho nhau chứ không phải trái ngược nhau. Giữa 2 người càng có nhiều điểm chung về năng lực, tính cách, tư duy suy nghĩ và phong cách quản lý, lãnh đạo thì khả năng thành công trong công việc càng lớn. Ngược lại, nếu hai người không không thấu hiểu nhau thì hiệu quả hợp tác có thể bị tiêu diệt ngay từ đầu.

2. Ăn ý là tốt nhưng “lòng người khó đoán”, phải luôn cảnh giác              

Một người cộng sự lý tưởng không chỉ bổ sung bạn về mặt kỹ năng mà cả hai còn phải "ăn ý" với nhau trong phân chia, phối hợp công việc. Tuy mối quan hệ hợp tác mang lại nhiều hiệu quả và thành công như cả 2 bên mong đợi nhưng nó sẽ không bền vững nếu một trong 2 người bắt đầu tỏ thái độ chủ quan, tự tin thái quá theo hướng tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh chung. Do đó, một doanh nhân giỏi phải là người có trực giác nhạy bén cũng như đủ kinh nghiệm để "nhìn" người.

3. Xóa bỏ cái tôi và đặt mục tiêu chung của 2 bên lên hàng đầu

Không có cuộc vui nào kéo dài mãi được, cũng như không có mối quan hệ đồng nghiệp nào êm ả mãi được, rồi sẽ đến lúc sóng gió ập đến gây chia rẻ nội bộ. Đó là lúc công ty lâm vào khó khăn, áp lực đèn nén lên mối quan hệ giữa 2 người. Ngoài ra, có những thói quen tật xấu của cộng sự mà bạn thông cảm ngay lập tức, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn chịu khó bỏ qua điều đó, miễn là chúng không gây hại gì đến hoạt động công ty.
Là một nhà marketer chuyên nghiệp, một nhà kinh doanh có đầu óc tinh tế và sáng tạo, việc nắm bắt thói quen mua sắm của người tiêu dùng là một điều cần thiết và tính quan trọng của nó là không phải bàn cãi.
Điều đầu tiên khi khách hàng nghĩ đến một sản phẩm mà họ có nhu cầu muốn mua đó là hình ảnh của nó. Do đó, nếu chúng ta kinh doanh một mặt hàng mà không hề có bất cứ hình ảnh mô tả chi tiết nào về sản phẩm thì khách hàng không bao giờ đặt niềm tin vào thương hiệu của chúng ta. Đặc biệt là đối với ngành kinh doanh hàng trang sức.
Để thu hút khách hàng tiềm năng và quảng bá thương hiệu của cửa hàng chúng ta, thì website bán hàng online là yếu tố đáng được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng trong khâu chuẩn bị thiết kế và xây dựng website bán hàng trang sức, đó là ảnh chụp sản phẩm quá sơ sài và kém chất lượng.

1. Sản phẩm mẫu được chuẩn bị qua loa, sơ xài và ẩu tả

Tất cả những sản phẩm khi được bán thì đều phải có sự chuẩn bị kĩ càng như đảm bảo: sạch sẽ, mới … Nhất là với đồ trang sức dễ bị mờ dù lề một dấu vân tay nhỏ. Cần lưu ý rằng trang sức là những thứ rất dễ bị váy bẩn đặc biệt là bị chất nhờn ở tay người bám mờ khi ta cầm chúng mà không đeo bao tay. Và nếu lỡ quên đeo găng tay thì phải nhớ lau chùi sạch sẽ, cẩn thận để tăng độ bóng loáng, sáng chói của trang sức, khi đó lên ảnh mới tuyệt vời nhất. Lí do là khi chụp với những máy ảnh chuyên dụng, được phóng to và rõ nét, làm cho sản phẩm bị mất điểm, thiếu tính chuyên nghiệp.

2. Không có sự thống nhất và ăn ý giữa các bức ảnh

Đơn giản là nền tảng của sự tinh tế. Phong cách bố trí các bức ảnh và góc chụp trang sức ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận về sản phẩm của khách hàng. Không cần quá phức tạp, cầu kỳ, chỉ cần có sự đơn giản thống nhất và nhất quán giữa các độ sáng và góc chụp là đủ để khiến khách hàng mê mẫn hình ảnh sản phẩm của chúng ta. Hãy chuẩn bị thật kĩ lưỡng trước khi chụp sao cho dù chọn thời gian nào, góc chụp nào thì sản phẩm vẫn lung linh và không ảnh hưởng tới chất lượng của hình ảnh sản phẩm.

3. Phong cách sặc sỡ, màu mè rắc rối

Dù biết màu sắc có ảnh hưởng to lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhưng không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc sặc sở, lòe loẹt dễ gây rắc rối và khó chịu cho khách hàng. Với một khách hàng khó tính, họ có thể đánh giá bạn không có con mắt tinh tế, thiếu sự chuyên nghiệp. Nếu bạn chú ý thêm một chút với những thương hiệu lớn người ta thường chụp với nền trắng hoặc đen. Khi đó khách hàng sẽ không bị phân tâm và quấy nhiễu bởi những chi tiết phụ khác, sản phẩm chúng ta sẽ trở thành tâm điểm, phong cách kinh doanh của chúng ta cũng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Trong thời gian bạn đi học, có khi nào bạn cảm thấy việc qua được một môn học thật đơn giản? Chỉ cần bỏ chút ít công sức để học là đạt được 5 chấm. Qua môn. Nhưng để đạt được 8, 9 chấm thậm chí là 10 chấm là một điều quá khó, gần như không tưởng?
Trong kinh doanh cũng vậy, khởi nghiệp không phải đơn giản, nhưng cũng không quá khó, có thể nói là hầu hết mọi người (có học thức) đều làm được. Tuy nhiên, mở một công ty là việc dễ, nhưng chỉ cần duy trì công ty đó trong thời gian 3 năm thì có thể xem là thành công lắm rồi, chưa nói đến chuyện đưa nó đến đỉnh cao vinh quang.
Vậy bạn có tự tin mình sẽ làm được điều trên hay không? Nếu đang là các start-up đầy nhiệt huyết và năng động, nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng về cả tinh thần lẫn vật chất rồi thì hãy chịu khó bỏ ít phút để tham khảo thêm bài viết sau về 3 lời khuyên hữu ích dành cho các doanh nhân trẻ. Đảm bảo sẽ không phí thời gian của bạn.

1. Chiến thắng nỗi sợ hãi là chiến thắng tất cả

Nỗi sợ hãi có thể phá hủy hoàn toàn đam mê và mơ ước của một doanh nhân, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi họ buông xui, chấp nhận. Một khi bạn bị khống chế bởi chính nỗi sợ hải của bản thân thì gần 100% thất bại sẽ đến với bạn. Tất cả các nhà lãnh đạo và tư tưởng lớn đều nhận ra rằng không sợ hãi là một phần trong công thức thành công. Nên nhớ sợ hãi chính là con quái vật sẽ nuốt chửng mọi niềm tin và niềm hy vọng của bạn.

2. Cơ hội là do mình tạo ra, thời gian không cho phép chúng ta chờ đợi nó

Hầu hết mọi người dành nửa đầu của cuộc đời để nói rằng họ quá trẻ, và ở nửa sau cuộc đời họ sẽ nói rằng họ quá già. Nếu hôm nay bạn đề dành một việc cho ngày mai thì chắc chắn nó sẽ hình thành thói quen và kéo dài từ năm này sang năm khác. Bạn sẽ hối hận vì sao lúc đó không cố gắng giải quyết ngay mà để sang hôm khác. Hãy thức dậy sớm, đi ngủ muộn, ngắt hết những việc gây sao lãng. Bạn sẽ có thời gian làm việc có ích hơn.

3. Không ngừng rèn luyện, nâng cao những tiến bộ của bản thân

Hôm nay bạn không cố gắng rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và thúc đẩy sự tiếng bộ, phát triển của ban thận bạn có nghĩa là bạn đã lãng phí đi một ngày để tốt hơn ngày trước đó. Tất cả các doanh nhân giàu có đều biết rằng mỗi năm doanh nghiệp của họ phải trở nên tốt hơn gấp 365 lần so với năm trước bằng cách tập trung vào sự tăng trưởng và phát triển liên tục mỗi ngày.
Cho dù bạn là công ty Fortune 500 hay là một doanh nghiệp tư nhân, để thành công trong sự nghiệp của mình, bạn phải có một chiến lược tiếp thị và thực hiện nó một cách nhất quán. Và tất nhiên, nó không cần phải tốn quá nhiều tiền và bạn cũng không cần phải là một thiên tài sáng tạo.
Điều quan trọng của phát triển một chiến lược tiếp thị là tạo nên một nền tảng vững chắc cho những nỗ lực quảng bá thương hiệu của bạn. Thực hiện các chiến dịch, chương trình marketing như website thương mại điện tử, social marketing hay email marketing mà không có một chiến lược tiếp thị cũng giống như mua rèm cửa cho ngôi nhà bạn đang xây dựng trước khi bạn có một kế hoạch kiến trúc. Thậm chí bạn chẳng biết bao nhiêu rèm cửa để mua hoặc kích cỡ của rèm như thế nào cho phù hợp với ngôi nhà…
Sau đây là một vài bí quyết quan trọng để xây dựng chiến lược tiếp thị vững chắc, phù hợp và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty.

1. Nắm rõ đối thủ cạnh tranh:

Ngay cả khi không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì trên thị trường luôn tồn tại những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, sẵn sàng nhảy ra chiếm lĩnh thị trường nếu đủ điều kiện. Luôn có một loại sản phẩm thay thế cho hàng hóa bạn bán và nếu có cơ hội sẽ lôi kéo hết khách hàng về phía nó. Vậy nó là cái gì và tại sao các khách hàng tiềm năng lại tiêu tiền vào thứ đó thay vì vào bạn? Lợi thế cạnh tranh của bạn so với đối thủ là gì?

2. Tìm kiếm một phân khúc nhỏ nhưng tiềm năng:

Có một phân khúc thị trường mà không phải là hiện đang được phục vụ hoặc không được phục vụ tốt? Một chiến lược thích hợp cho phép bạn tập trung nỗ lực tiếp thị của bạn và chiếm lĩnh thị trường của bạn, thậm chí nếu bạn là một cầu thủ nhỏ.

3. Xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm thức người tiêu dùng:

Đây là điều khó khăn đối với một khách hàng tiềm năng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nếu họ thậm chí không biết hoặc nhớ nó tồn tại. Nói chung một khách hàng tiềm năng phải được tiếp xúc với sản phẩm của bạn 5-15 lần trước khi họ có thể nghĩ đến sản phẩm công ty khi có nhu cầu sử dụng. Nhu cầu thường phát sinh bất ngờ. Bạn phải đi trước suy nghĩ của khách hàng, luôn chuẩn bị mang lại cho họ những thỏa mãn trên cả mức mong đơi, có như vậy mới mong họ sẽ trung thành và yêu quý thương hiệu công ty.

4. Xây dựng lòng tin tưởng của khách hàng và uy tín của công ty:

Không chỉ khách hàng phải được nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ cũng phải có một sự kiểm chứng thực tế về nó. Để khách hàng tiềm năng tin tưởng những gì bạn nói với họ, bạn cần phải cung cấp cho họ cơ hội để “nghe thấy”, “nhìn rõ”, “chạm vào”, hoặc “nếm được” và cảm nhận mọi tính chất của sản phẩm.
Thế hệ chúng ta bây giờ không lúc nào khỏi bị phân tâm, lãng phí thời giờ thậm chí là một ngày chỉ để kiểm tra những email công việctruy cập các tài khoản mạng xã hội. Và văn hóa luôn luôn “online” này được hỗ trợ bởi smartphone - thực sự làm chúng ta stress hơn và năng suất làm việc cũng thấp hơn, theo một số báo cáo gần đây.
"40% số người thức dậy, và điều đầu tiên họ làm là kiểm tra email của họ. Với 40% số người khác thì làm điều đó vào ban đêm" Giáo sư Sir Cary Cooper của Manchester Business School, người đã nghiên cứu về sự căng thẳng gây ra từ việc kiểm tra email và công việc nói.
Theo báo cáo của Viện Quản lý Chartered đầu năm nay cho thấy rằng, thói quen với việc kiểm tra email ngoài giờ làm việc ngày qua ngày đã gây khó khăn cho nhiều người trong chúng ta để thay đổi tật xấu này. Và điều này đang gia tăng mức độ stress của chúng ta.
Vậy chúng ta nên làm thế nào với nó đây?

1. Làm việc thông minh hơn

Những công ty sớm nhận ra được điều này đã bắt đầu thay đổi và quay trở lại giúp đỡ để chấm dứt tình hình này. Trong năm 2012, Volkswagen đã bắt đầu tắt email của nhân viên khi họ hết ca làm việc.
Daimler đã cho phép nhân viên của mình nhận được tất cả các email công việc nhưng khi họ đi nghỉ tự động thì các email đó tự động bị xóa. Và luật lao động mới của Pháp, được ban hành cách đây vài tuần, khuyến khích tất cả các công ty có biện pháp tương tự công ty Daimler.

2. Tự mình cứu mình

Một số công ty công nghệ tin rằng việc giám sát hành vi sử dụng máy tính của chúng ta là một bước đầu tiên trong việc lấy lại quyền kiểm soát cân bằng công việc-cuộc sống của chúng ta.
Robby Macdonell từ Nashville Tennessee, đã thành lập công nghệ start-up RescueTime khi anh cảm thấy quá bối rối và hoang mang vì không biết tuổi trẻ của mình đã đi về đâu. Ông đã bị phân tâm quá dễ dàng.
Ông đã phát triển một chương trình có chức năng theo dõi và tính toán bao nhiêu thời gian chúng ta dành cho mỗi ứng dụng được sử dụng và cung cấp cho người dùng khả năng để chặn một số chương trình trong một khoảng thời gian.
Phần mềm RescueTime
Tương tự như vậy, Dajia Zhu từ Hàng Châu ở miền đông Trung Quốc, đã viết các ứng dụng StayFocused để tự giúp mình và những người khác một cách trung thực về bao nhiêu thời gian họ dành để làm việc, lướt web hay dạo qua các trang mạng xã hội.
Và nếu bạn thấy làm việc trong một văn phòng mở khiến bạn mất tập trung, bạn có thể thử dùng ChatterBlocker, một ứng dụng tạo ra các âm thanh để trung hòa tiếng ồn xung quanh và trong văn phòng.
Để khởi nghiệp thành công, đòi hỏi chúng ta phải một sự chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng về tinh thần lẫn vật chất (tài sản). Các start-up thường cảm thấy lo lắng khi họ nghĩ về tất cả những yếu tố gây khó khăn và thử thách trước thềm khởi nghiệp của họ. Trong tâm trí của họ, thành công hay thất bại dường như xoay quanh vào việc tìm kiếm các nhà tài trợ vốn, các cố vấn chuyên gia, tìm kiếm đội ngũ nhân viên tài năng và những yếu tố khác.
Nhưng sự thật là chính bản thân của bạn đang sở hữu những tài sản quan trọng nhất mà bạn sẽ cần để bước lên đỉnh cao thành công. Những thứ đó không là gì khác ngoài những tài sản cá nhân quý báu của bản thân bạn – sức mạnh trí tuệ, lòng nhiệt huyết của trái tim và sự mạnh mẽ của bàn tay.

Thành công với trí tuệ của bạn: Tác động của những ý tưởng sáng tạo

Lớn hay nhỏ, mỗi doanh nghiệp thành công bắt đầu với một ý tưởng sáng tạo. Mỗi người chúng ta là một cá nhân duy nhất, và trong bản thân mỗi người mang những hạt giống của sự thành công trong kinh doanh: khái niệm mà chúng ta quan tâm, những câu hỏi mà chúng ta tự vấn, những điều chúng ta biết chúng ta có thể làm tốt hơn so với hầu hết mọi người, những điều chúng tôi nghi ngờ thì được thực hiện theo một cách khác.
Bạn không nên tìm cách bắt chước thành công của người khác. Các doanh nghiệp thành công luôn được xây dựng từ những tố chất đặc biệt và hiểu biết sâu sắc độc đáo của người sáng lập ra chúng.

Thành công với trái tim của bạn: Sức mạnh của niềm tin và lòng nhiệt huyết

Để thực hóa ý tưởng kinh doanh, bạn thực sự phải tin vào nó. Một ý tưởng cho một doanh nghiệp có thể được vẻ nên thật tuyệt vời, nhưng nếu nó không thành công và đốt cháy niềm đam mê của bạn, thì có lẽ nó không phù hợp với bạn. Quay trở lại bàn vẽ và đi lên với một ý tưởng xây dựng từ niềm đam mê và lòng nhiệt huyết của bạn. Đó mới là điều quan trọng.
Một tinh thần an toàn và kiên trì sẽ là một yếu tố thiết yếu trong thành công của bạn. Tin tưởng rằng bạn sẽ thích ứng với những thay đổi; học để chinh phục nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn tiếp cận với sự tự tin. Trở thành quyết liệt cam kết để nhìn thấy mục tiêu của bạn thông qua.

Thành công với đôi bàn tay của bạn: Hiệu quả của nỗ lực và sự kiên cường

Những ý tưởng sẽ trở nên vô dụng nếu không có sự quyết tâm hành động và làm việc chăm chỉ. Đôi khi bạn sẽ nghe một số người giải thích thành công của một nhà lãnh đạo kinh doanh là nhờ sự may mắn đem lại. Những người nói chuyện như thế này có ít kiến ​​thức hoặc kinh nghiệm thực tế trong công việc.

Nếu bạn tin tưởng vào thành công thông qua sự kiên trì, bản phải có lập trường để giữ vững niềm tin đó. Trong kinh doanh không có điều may mắn như; bạn đạt được thành công vì bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ cho nó.
McDonald, hãng kinh doanh thức ăn nhanh trước đây từng thực hiện một sự thay đổi mang quy mô toàn cầu, hiện đang chứng kiến một sự suy giảm doanh thu trong quý gần đây nhất. Những chuỗi cửa hàng khác (từ Chipotle đến Buffalo Wild Wings) cũng đang gặp phải tình hình tương tự.
Sự tăng trưởng doanh số bán hàng trong các ngành công nghiệp phục vụ nhanh của Mỹ hầu hết đã gần như bị đình trệ hoàn toàn, với sự tăng trưởng liên tục chỉ đạt…0,5%.
Một cuộc suy thoái trong ngành công nghiệp nhà hàng có thể phản ánh các vấn đề kinh tế lớn trong tương lai, theo báo cáo của Myles Udland Business Insider.
Dưới đây là bốn lý do phân tích của Morgan Stanley bàn về vấn đề mà McDonald và các nhà hàng khác đang phải vật lộn để cải thiện doanh thu.

1. Bất ổn kinh tế và chính trị

Trong một năm bầu cử gây tranh cãi, nhiều người Mỹ cảm thấy không chắc chắn về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Nỗi sợ hãi về những sự cố với nền kinh tế khi một tổng thống mới được bổ nhiệm đã làm cho người dân cẩn thận hơn với đồng tiền của họ. Khi mọi người đang cố gắng để tiết kiệm tiền, thì việc chi tiêu tiền vào những buổi ăn uống xa xỉ hoặc không cần thiết phải có với bạn bè, gia đình sẽ bị cắt giảm đầu tiên.

2. Khoảng cách giá cả giữa cửa hàng tạp hóa và nhà hàng

Với sự ra đời của các sản phẩm mang nhãn hiệu tư nhân làm cho việc mua sắm hàng hóa tiêu dùng tại các cửa hàng tạp hóa ngày càng trở nên rẻ hơn. Giám đốc điều hành của McDonald Steve Easterbrook nói điều này đã dẫn đến việc nhiều người tiêu dùng chế biến thức ăn ở nhà thay vì đến các cửa hàng thức ăn nhanh.

3. Khuyến mãi giảm giá đến điên cuồng chỉ để cạnh tranh nhau

Vì cạnh tranh nhau, các chuỗi thức ăn nhanh lớn đã công bố những chương trình khuyến mãi giảm giá điên cuồng trong năm nay.
Điển hình là khách hàng sẽ được nhận 2 miếng McPick của McDonald với giá $5. Wendy, một người tiêu dùng cho biết đã được cửa hàng bán một combo bữa ăn bao gồm một cheeseburger sở thịt xông khói, bốn cốm gà, khoai tây chiên nhỏ, và một thức uống, mà tổng giá trị hóa đơn chỉ vỏn vẹn 4$. Burger King cũng tung ra một chương trình khuyến mãi kèm theo mua hàng đầu năm nay, 5$ cho một combo 4 món...

4. Giá nhiên liệu gas ngày càng tăng lên

Khi giá gas giảm mạnh trong mùa đông này, người tiêu dùng chi thêm tiền vào thức ăn nhanh vì họ không ngại đi lại. Nhưng bây giờ, giá gas sẽ tăng trở lại, và họ có ít tiền để đi xung quanh đây đó hơn...
Dường như xu hướng đáng lo ngại này trong ngành công nghiệp nhà hàng thức ăn nhanh có thể chỉ ra một xu hướng bất lợi lớn và không tốt cho nền kinh tế trong tương lai.
Facebook tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu lên 59% trong quý thứ hai năm nay và làm cho tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu Facebook vọt lên 8%, mức cao nhất từ trước tới giờ sau phiên giao dịch vào hôm thứ tư vừa qua.

Sự tăng trưởng ngoạn mục của Facebook

Tuy nhiên, sau đó các cổ phiếu hiện nay của Facebook có tốc độ tăng trưởng rớt lại còn 5,5%, có khả năng liên quan đến việc Facebook đang cảnh báo các nhà đầu tư rằng cổ phiếu công ty sẽ không đạt được mức tăng trưởng cao trong những quý tới.
Mark – Facebook’s CEO
Tỷ lệ các chỉ số DAUs và MAUs – phương pháp tốt nhất để đo lường tính cạnh tranh của Facebook - ổn định ở mức 66%, bất chấp những lo ngại từ Wall Street rằng sự cạnh tranh đang gia tăng từ phía tập đoàn Snapchat có thể khiến Facebook kém hấp dẫn hơn trước. Tuy nhiên, ông chủ Mark vẫn tự tin với các bản cập nhật gần đây nhất của Facebook vào quý trước. Mark cho biết người dùng mạng xã hội có vẻ hứng thú khi bỏ ra mỗi ngày 50 phút để xài chức năng mới cập nhật này.
Một lần nữa, sự tăng trưởng của công ty mà đặc biệt mạnh mẽ trên thiết bị điện thoại di động, nơi mà nó đã cho thấy 1,03 tỷ của DAUs của nó (tăng 22% trong năm qua năm) và 1,57 tỷ của MAUs của nó (tăng 20% ​​trong năm qua năm). Không có gì ngạc nhiên khi khoảng 84% doanh thu quảng cáo của Facebook đến từ thiết bị điện thoại di động, tăng từ khoảng 76% trong quý 2 năm 2015.

Chiến lược kinh doanh khác người

Một thời điểm “ít nắng” của doanh thu kiếm được của Facebook đó là khi giám đốc tài chính David Wehner nói rằng, Facebook đang hy vọng mức độ tăng trưởng của nó sẽ giảm lại đôi chút trong những quý tới đây, bởi vì Facebook không mong muốn sự tăng trưởng của doanh thu chỉ phụ thuộc vào dịch vụ quảng cáo. Trong quý này, Facebook đã chứng kiến sự tăng trưởng 49% về số lần hiển thị quảng cáo, nhưng Facebook nghĩ rằng nó đã gần như vượt quá số lượng đỉnh cao của quảng cáo và những chương trình quản cáo đó có thể sẽ xuất hiện trên Newsfeed của bạn, gây phiền toán cho các Facebooker.
Trong ánh sáng của vụ nổ gần đây của công ty trong video, Facebook COO Sheryl Sandberg nói với Bloomberg rằng cô đang tìm kiếm những giao nội dung video dạng ngắn. Điều này sẽ không phải là lần đầu tiên Facebook đã trả tiền cho nội dung: Nó đã divvied ra hơn 50 triệu $ cho các ấn phẩm như BuzzFeed và Business Insider thử nghiệm với nền tảng video trực tiếp của nó. Trên cuộc gọi, Zuckerberg nói rằng video là "trọng tâm" của tất cả các sản phẩm của mình, và ông thấy Facebook là "video đầu tiên."
Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi biết chính xác những gì tôi muốn khi tôi lớn lên. Tôi sẽ là một họa sĩ tài ba và lãng tử. Yeah! Đó là thứ tôi muốn trở thành sau này. Tuy nhiên, có hai vấn đề với sự nghiệp tương lai của tôi, đó là: 1) Tôi không phải là người giỏi và không có năng lực phù hợp với nghệ thuật, và 2) Cha mẹ đã đưa ra quyết định rõ ràng và dứt khoát rằng họ sẽ không tung một xu vào con đường theo học nghệ thuật của tôi.
Niềm mơ ước tuổi thơ của tôi đã bị vùi dập trong trò tàn của ngọn lữa hủy diệt, tôi đành quyết định trở lại với sự đề nghị và hướng đi mà cha mẹ đã đặt ra cho mình: Tôi sẽ trở thành một doanh nhân. Và tất nhiên, bây giờ tôi là một doanh nhân và điều thú vị là tôi không cảm thấy hối hận vì quyết định đi theo hướng đi mà cha mẹ đã định cho tôi.

Câu chuyện của tôi

Tôi đã ăn cắp ý tưởng cho phần khởi động đầu tiên trong sự nghiệp làm giàu của mình từ những người khác. Vào đầu những năm 1990, anh trai của tôi đã được làm việc cho một công ty đã trải qua các phần mềm shareware mái bán qua catalog. Chúng tôi nghĩ rằng, "Này, chúng ta có thể làm điều đó!" Và chúng tôi đã làm, cho đến khi internet đã bắt đầu xuất hiện một vài năm sau đó và để lại trong tay chúng tôi những chiếc đĩa mềm.
Lần kinh doanh tiếp theo của tôi không tốt hơn chút nào. Tôi chuyển sang kinh doanh cafe. Tôi đã cố gắng để bắt kịp làn sóng cà phê đặc biệt những cuối cùng cũng bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần “Latte Venti” của hãng Starbucks.
Với việc thứ ba của tôi, tôi kinh doanh dưới danh nghĩa được người khác (chắc chắn đó là một người đã thành công và nổi tiếng) nhượng quyền thương hiệu. Có thể xem như tôi cũng thành công nhưng đó chỉ là cái tên của người khác, không phải cái tên hay thương hiệu riêng của mình. Những gì tôi muốn nói là, tôi là hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn để cung cấp lời khuyên cho các bạn, những start-up tài năng. Đó là lý do tại sao tôi đã đầu tư thời gian để trò chuyện với một số chuyên gia để nhờ họ chia sẻ những lời khuyên chân thành sau đây:

1. Trang bị kiến thức trong nhiều lĩnh vực của kinh doanh

Cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực trong kinh doanh. Các doanh nhân khi khởi nghiệp thường thấu hiểu và có sở trường trong bán hàng và tiếp thị hơn là những lĩnh vực khác, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu họ có hiểu biết thêm về mảng tài chính và hoạt động sản xuất của công ty.

2. Yêu cầu một chút giúp đỡ từ bạn bè của bạn

Chỉ khởi nghiệp nếu bạn có đam mê sâu sắc về việc giải quyết các vấn đề cơ bản cho khách hàng của bạn. Nếu bạn không có đam mệ, tiền bạc và các thử thách sẽ đánh bại bạn trước khi ý tưởng được thực hóa. Nếu bạn là người có niềm đam mê, tiền bạc và thử thách sẽ không làm phiền được bạn.

3. Yêu cầu những trợ giúp chuyên nghiệp

Đi bộ trước khi bạn chạy. Nghĩ lớn nhưng bắt đầu nhỏ. Dù bạn nắm được thị trường phù hợp với sản phẩm của bạn thì bạn cũng không làm được gì nhiều mà không có sự giúp đỡ của các các chuyên tư vấn, hay các nhà tài trợ vốn...

4. Khi nghi ngờ hoặc cảm thấy bất an, thực hiện các kế hoạch dự phòng

Trong khi kinh doanh và bạn biết rằng kế hoạch ban đầu của bạn sẽ thất bại, rằng mọi thứ sẽ đi sai, và rằng bạn sẽ muốn bỏ cuộc tại một số vấn đề đầu tiên, đó có thể là một lợi thế rất lớn. Nhiều người may mắn đã nhận ra cái thất bại từ sớm và quyết định dừng lại để tránh gây tổn thất nhiều hơn, sau đó chuyển sang phương án dự phòng. Nếu cố chấp kinh  doanh sẽ dẫn ta đến cái kết đau lòng.
Đối với một quán cà phê hay là một nhà hàng, khách sạn mới mở, sẽ là một thách thức rất lớn để nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh, để hướng khách hàng đến với thương hiệu của mình và xây dựng hình ảnh thân thiện, ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng mà không cần tốn quá nhiều tiền. Đó là một điều rất khó!
Quảng bá thương hiệu của bạn chỉ với một ngân sách khiêm tốn. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn cách để mang lại sự tin yêu từ người tiêu dùng và sự nổi tiếng bền vững cho thương hiệu của bạn chỉ trong vòng 2 tuần. Và tất nhiên, chỉ cần một số vốn đầu tư không “dể thở”.
Tôi đã có một cuộc trò chuyện với Alexander Jilkhe, một người dành chiến thắng giải thưởng Barista và cựu chủ sở hữu của nhiều quán bar cà phê ở Molto, được xếp vị trí cao nhất trong top 5 cửa hàng cà phê tại Thụy Điển vào thời điểm ông điều hành nó (2004-2010). Trong bài viết này, Alexander tiết lộ bí mật của mình về cách ông quảng bá thương hiệu quán cà phê mới của mình mà hầu như không cần có ngân sách tiếp thị.
Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo 5 bí quyết chia sẽ dưới đây để quảng bá thương hiệu Coffee Bar của mình mà chỉ cần một ngân sách hạn chế:

1. Thiết kế một nhiều tờ rơi quảng cáo bắt mắt giới thiệu Coffee Bar của bạn

"Tôi mua chuộc những người đưa thư trong nước và anh ta đã cung cấp nó cho mỗi bài hộp ở khu vực gần đó".

2. In nhiều tờ rơi quảng cáo kèm các phiếu giảm giá rồi tìm cách phổ biến nó

"Tôi hỏi một số khách hàng thường xuyên đến quán của mình rằng nếu con cái họ có muốn kiếm được một số tiền tiêu vặt hàng tháng ra bằng việc giao một tờ rơi bên ngoài một vài cửa hàng thực phẩm trong khu vực hay không. Sau đó, tôi lên kế hoạch in ra 2.000 bản, bao gồm nhiều phiếu giảm giá 50% cho một combo cà phê + bánh sandwich hay cà phê + bánh ngọt".

3. Treo băng rôn lên tường nhà của các hàng xóm trong khu phố

"Đối với khoảng 5.000 SEK (khoảng 500 euro hoặc 800 đô la Mỹ), tôi dễ dàng in được 100 băng rôn nhỏ bằng vãi có tên của quán bar cà phê của mình. Tôi đục một số lỗ nhỏ vào những dải băng đó và treo chúng vào những nơi dễ thấy, đông người. Tất nhiên tôi phải xin phép người khác trước khi làm điều đó".

4. Xây dựng các mối quan hệ để phổ biến hình ảnh thương hiệu

"Tôi đi vòng quanh khu phố và đưa ra cà phê miễn phí cho 30 gần các doanh nghiệp, cửa hàng và văn phòng. Sau khoảng năm ngày, tất cả các nhân viên ở những nơi đó là khách hàng thường xuyên! "
"Điều này đã được khá nhiều những gì tôi đã làm để quảng bá cà phê bar mới của tôi", Alexander nói. "Tổng cộng tôi đã dành khoảng 11.000 SEK (€ 1100 hoặc 1.500 USD). Tôi đã trở lại đầy đủ về đầu tư dưới hai tuần. Lúc này tôi đã có ngôi nhà đầy đủ, ít nhất là trong những ngày cuối tuần, và một vài tháng sau đó, thanh tràn ngập thậm chí thông qua bữa ăn sáng và ăn trưa giờ với nhiều khách hàng quay trở lại. "
Kinh doanh cà phê là một ngành kinh doanh hướng về con người. Tất cả là để đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tâm lý của khách hàng. Một người tiêu dùng bị những thu hút ban đầu có thể từ một cơn đói, cơn khát hay những tiện nghi cần thiết và nó được khuếch đại bởi các nhu cầu tâm lý.
Điều quan trọng và cần thiết phải lưu ý ở đây là sự hấp dẫn khách hàng sẽ càng mạnh khi bạn càng không cố ý làm điều đó. Càng cố gắng làm thì bạn càng ít có khả năng thu hút được họ. Để làm rõ điều này, tôi sẽ liệt kê những việc phải làm và những việc không nên làm mà tôi đã từng kiểm chứng thực tế khi muốn thu hút khách hàng tiềm năng về cửa hàng kinh doanh cà phê của tôi.

1. Nên làm:

Hấp dẫn khách hàng bằng mùi thơm của một cốc cà phê chất lượng cao nóng hổi, thơm ngon cùng với một số món ăn đi kèm có mùi hấp dẫn, quyến rũ khác ví dụ như bánh nướng và khoai tây chiên và đặt chúng ngay ngắn trên một chiếc bàn xinh xắn phía ngoài quán cafe.

2. Không nên làm:

Đừng nhìn trực tiếp và chằm chằm vào khách hàng khi họ tình cờ hoặc dù họ cố ý đi vào ngang qua cửa hàng café của bạn. Điều đó có thể gây sự phiền toái hoặc ngại ngùng cho họ. Hãy tỏ ra bạn đang bận rộn làm việc và vô tình mở cánh cửa của quán café vào đúng lúc khách hàng đi tới, có lẽ không ít thì nhiều cũng sẽ thu hút sự chú ý của họ. Lần đầu có thể họ sẽ bỏ qua nhưng lần thứ hai, cơ hội sẽ đến với quán của bạn.

3. Nên làm:

Cố gắng giữ cho cửa hàng café của bạn trông có vẻ “xôm” khách. Không ai thích vào một cửa hàng vắng tanh không một bóng người. Vì vậy, hãy “thuê” một dàn “diễn viên” đóng làm khách đang ngồi uống café. Dàn diễn viên đó có thể là người thân và bạn bè hoặc đơn giản là tận dụng nhân viên của bạn.

4. Không nên làm:

Đừng tạo ra những rào cản hay chướng ngại vật cản trở lối đi vào quán café bởi vì sẽ làm khách hàng cảm thấy vướng víu và khó chịu khi phải luồng lách đủ kiểu. Ngoài ra, không gian bên trong quán phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, tránh để khách hàng phát giác cửa hàng café chúng ta đầy bụi bẩn, côn trùng (ruồi, mũi, gián…) và thậm chí cả chuột. Nếu ở ngoài trời chúng ta có thể dùng quạt để tạo không khí thoáng mát, dễ chịu và nếu ở trong nhà thì sử dụng máy điều hòa nhiệt độ và nhớ phải đóng kín cửa. Khách hàng chỉ muốn đến những nơi sang trọng, phong cách, lịch lãm và họ cực kỳ ghét những nơi bẩn thỉu, kém vệ sinh và chất lượng phục vụ thấp. Điều đó làm họ cảm thấy bị xúc phạm và sỉ nhục vì không xứng với đồng tiền bỏ ra.