RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label chiến lược quản lý. Show all posts
Showing posts with label chiến lược quản lý. Show all posts

Sunday, July 31, 2016

Trong kinh doanh, nếu khách hàng là nguồn sống của mọi doanh nghiệp thì nhân viên – lực lượng lao động này chính là nguồn lực duy trì sự sống của công ty. Làm thế nào để tìm kiếm và đào tạo ra một đội ngũ nhân viên tài năng nhất đã khó, nhưng việc giữ chân họ lại càng khó hơn. Nhiều leader, nhà quản lý đã không ít lần phạm sai lầm khiến họ mất đi cảm hứng làm việc và hậu quả theo thời gian sẽ khiến nhân viên lâm vào trình trạng chán nản, ức chế thầm lặng. Rồi sau đó là sự chia tay với công ty để tìm đến một công việc khác thú vị hơn, bận rộn hơn.
Để giữ lửa cho nhân viên của mình, là một nhà lãnh đạo tâm lý, chúng ta nên nắm rõ các sai lầm được liệt kê trong danh sách dưới đây và rút kinh nghiệm để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra trong công ty.
Truyền lửa và giữ lửa cho nhân viên cấp dưới không bao giờ là dễ dàng

1. Bỏ bê, mặc kệ nhân viên muốn làm gì thì làm

Hơn 50% số cấp dưới nghỉ việc bởi vì mối quan hệ với sếp. Các doanh nghiệp thông minh cần chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo biết cách ăn mừng với thành công của cấp dưới; đồng cảm với các thử thách gian khổ mà cấp dưới của họ phải trải qua.
Các người sếp thiếu sự quan tâm đến cấp dưới sẽ không thể khiến bất cứ ai làm việc cho họ hơn 8 giờ/ngày.

2. Hệ thống quy định trong công ty quá vô lý

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần các nguyên tắc nhưng không phải cái nào cũng được tạo ra từ một nhà quản lý có tầm nhìn. Các người quản lý quá hăng hái lập nên các nguyên tắc để lãnh đạo cấp dưới sẽ khiến họ cảm thấy bị kiểm soát đến ngột thở. Đến một lúc, cấp dưới sẽ nổi cáu và muốn tìm một nơi làm việc khác.

3. Tập trung vào cái sai mà quên đi những đóng góp của họ

Thật dễ dàng để đánh giá thấp nỗ lực của một cấp dưới. Đó là sai lầm nghiêm trọng của những người quản lý trong công ty. Mọi người đều thích được công nhận những đóng góp và các thành tích họ đạt được.
Việc người quản lý tìm hiểu công việc và ghi nhận nỗ lực sẽ mang đến cảm xúc tốt cho cấp dưới, sự động viên đó sẽ làm lợi cho các doanh nghiệp - cấp dưới làm việc tích cực hơn và năng suất lao động theo đó cũng tăng lên.

4. Công bằng không phải lúc nào cũng tốt

Bình đẳng và công tư phân minh là một nguyên tắc cần có nhưng ở nơi làm việc, đối xử với cấp dưới như nhau là một thảm họa. Các nhân tài sẽ cảm thấy bất công khi họ được đánh giá và bị đối xử ngang hàng với các người kém hơn về năng lực, trình độ.

5. Thương người là hại mình, không giữ lại những nhân viên kém cỏi

Mọi người sẽ chỉ đánh giá năng lực ban nhạc Jazz thông qua nhạc công chơi kém nhất. Trong các doanh nghiệp cũng vậy, khi bạn cho phép một cấp dưới lười biếng, kém cỏi tồn tại, cấp dưới đó sẽ làm giảm đi hiệu suất và nỗ lực của các cấp dưới giỏi khác.