RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label mẹo vặt kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label mẹo vặt kinh doanh. Show all posts

Sunday, July 31, 2016

Khi đang làm việc với vai trò là một nhân viên bình thường, chắc hẳn mọi người trong chúng ta đều muốn mình sẽ sớm được thăng quan tiến chức để gia tăng nguồn thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đối với những người tài, người giỏi đó không phải là mối lo lắng của họ. Bởi vì họ luôn tự tin rằng với năng lực và trình độ của mình, việc thăng tiến chỉ là vấn đề thời gian. Còn với chúng ta, những con người bình thường, chúng ta có quan tâm đến điều đó không? Nếu câu trả lời là có thì bằng cách nào để sớm được lên chức? Rất đơn giản, đó là lấy lòng sếp của bạn. Hãy cùng tham khảo bài viết chia sẽ về những mẹo vặt hay để lấy lòng sếp dưới đây.

1. Dám nghĩ là dám nói và dám nói là dám làm

Điều này quan trọng ở mọi cấp độ khác nhau. Tốt nhất ngay từ bây giờ bạn nên rèn luyện tính dứt khoát và dám nghĩ dám làm. Hành động xuất phát từ suy nghĩ và thói quen bắt đầu từ hành động. Hãy tạo cho mình thói quen làm việc đúng như những gì đã hứa với bản thân, đã cam kết với sếp. Có như vậy, chúng ta mới được giao những nhiệm vụ quan trọng hơn. Trong mối quan hệ với sếp, bạn hãy là chiếc ghế chắc chắn và đáng tin cậy của sếp.

2. Sửa lỗi bằng hành động thay vì biện minh

Đôi khi trong cuộc sống, vì một yếu tố khách quan nào đó khiến chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ như đã cam kết. Đó là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Trong trường hợp như vậy, hãy nhận trách nhiệm về mình, cho dù lỗi xảy ra là ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Ví dụ đơn giản như khi bạn nộp báo cáo kết quả dự án bị quá hạn vì trong thời gian làm nhiệm vụ bạn phải chuyển chỗ ở. Thay vì bạn đưa ra lời giải thích hoặc bằng chứng là bạn gặp rắc rối ngoài dự tính thì bạn chỉ cần nói lời xin lỗi và hứa sẽ làm bù lại nhiều hơn. Sau một thời gian ngắn, bạn có thể tìn gặp sếp để trò chuyện và giải thích rõ ràng cho sếp hiểu. Mọi chuyện lúc đó sẽ được giải quyết rất gọn gàng và êm đẹp.

3. Đề xuất những ý tưởng và đóng góp những ý kiến cho sếp

Nói chung, đây là một thói quen quan trọng mà bạn nên xây dựng. Trong mối quan hệ với sếp, điều này càng trở nên quan trọng. Khi bạn phàn nàn, chỉ càng làm vấn đề trở nên rắc rối, phức tạp hơn và cho thấy ở bạn sự yếu kém, bất lực khi chỉ biết kêu la suốt ngày. Nhưng lời đề nghị thì lại khiến vấn đề được tập trung giải quyết hơn và khi đó sếp sẽ nhìn nhận, đánh giá cao chúng ta hơn.
Không có lúc nào tồi tệ và khiến ta cảm thấy buồn chán, thất vọng bằng khoảnh khắc ta bị đuổi việc hoặc đơn giản là vì công ty cắt giảm nhân viên và tên chúng ta xui xẻo nằm trong danh sách đó. Tuy nhiên, trách móc bản thân vô dụng, uống rượu giải sầu hay nằm vật vả ở nhà chỉ làm chúng ta thêm lãng phí thời gian mà chẳng giúp ích chi nhiều, chỉ làm sự việc thêm tồi tệ mà thôi.
Sau đây là danh sách 5 việc nên làm sau khi chúng ta “bị chia tay” bởi doanh nghiệp.
Bị sa thải rồi thì chúng ta làm gì tiếp?

1. Tụ khí đan điền, lấy lại bình tĩnh

Chúng ta rất dễ dàng mất bình tĩnh khi mình bị đuổi việc và có những hành vi tiêu cực, không đúng đắn mà tương lai sẽ phải hối tiếc. Theo ông Edward Fleischman – CEO The Execu Search Group, chúng ta nên giữ quan hệ tốt với cộng sự và người quản lý cũ để nhờ cậy. Do đó, tốt nhất chúng ta hãy lên tinh thần và không nói hay làm bất cứ điều gì ngu ngốc trong lúc tâm trạng bất ổn.
Chúng ta nên tìm một địa điểm yên tĩnh, riêng tư để thư thái đầu óc và giảm bớt căng thẳng. Chúng ta cũng có thể kiềm chế cảm xúc bằng những thú vui yêu thích hay làm những công việc đam mê của mình.

2. Không quyết định lúc tâm trạng bất ổn

Nếu quản lý của bộ phận nhân sự yêu cầu chúng ta ký vào đơn chấm dứt làm việc, hãy mang nó về nhà và đọc lui đọc tới kỹ càng trước đã. Chữ ký của chúng ta có thể đơn giản là một sự thừa nhận chúng ta đồng ý thôi việc. Tuy nhiên, chữ ký cũng có thể là ràng buộc khiến chúng ta mất quyền kiện cáo với doanh nghiệp cũ.

3. Hẹn gặp để trò chuyện, trao đổi với quản lý

Shane Davis – nhà quản lý tuyển dụng nhân sự của hãng tư vấn Vaco Memphis gợi ý rằng chúng ta nên hỏi bộ phận quản lý nhân viên những câu như: "Doanh nghiệp có giúp đỡ hay gợi ý tìm việc mới không?" hay "Các quyền lợi mà tôi được hưởng giờ sẽ ra làm sao?".

4. Thu thập những dữ liệu trên máy tính làm việc của mình

Nếu máy tính của chúng ta vẫn chưa bị khóa, hãy tận dụng khoảng thời gian ít ỏi đó để lấy hết dữ liệu quan trọng hoặc bất cứ thứ gì có thể giúp đỡ chúng ta tìm được việc mới.

5. Tâm sự với gia đình hoặc những người bạn thân

“Chúng ta không nên chịu đựng một cách thầm lặng. Khoảnh khắc này sẽ giúp chúng ta nhận ra ai sẽ là người đồng cảm với mình, quan tâm mình nhất”, Taylor cho biết. Hãy trò chuyện với người mà chúng ta cho rằng sẽ mang lại cho mình những lời khuyến khích, an ủi, động viên và tạo động lực thúc đẩy mình bước tiếp.

Saturday, July 30, 2016

Để đạt tới trình độ lão luyện trong lĩnh vực kinh doanh của mình, chúng ta đừng nên ỷ vào những tài năng “trời phú” mà nhìn lại bản thân xem mình đang ở đâu trong thanh đo kinh nghiệm thực tế.

Dưới đây là các lời khuyên chân thành đối với những người kinh doanh đang phấn khởi muốn trở thành một Steve Jobs thứ hai:

1. Thay đổi tư duy, suy nghĩ mới mẻ


Để phục vụ cho cuốn sách, Greene đã phỏng vấn Paul Graham, một người kinh doanh kiêm bậc thầy lập trình phần mềm điện tử, đã tạo ra Viaweb, doanh nghiệp đã được Yahoo mua lại vào năm 1998 và đổi tên thành Yahoo Store. Trong cuộc phỏng vấn, Graham “có thể kết luận sau một phút liệu người này có thể trở thành một Zuckerberg thứ hai hoặc chỉ là một người bình thường như bao người khác, vì họ đều có tư duy rộng mở, họ rất sáng tạo và hào hứng, họ có sở thích giống như con nít”. Khi thiết lập một doanh nghiệp, chúng ta sẽ không tránh khỏi các sóng gió, khó khăn bất ngờ và quan trọng là chúng ta phải có khả năng phản ứng lại thật đúng đắn để đương đầu các điều bất ngờ đó.

2. Tập trung vào chuyên môn của mình


“Các bậc thầy và các người đặc biệt thành công thường gắn kết về mặt cá nhân và cảm xúc với đam mê của họ theo một giới hạn vượt trên cả tưởng tượng. Đó là gắn bó cá nhân với một lĩnh vực, vấn đề hoặc một kỹ năng quan trọng để thúc đẩy và duy trì sự tìm tòi trong nhiều giờ dài để mở rộng giới hạn và trở thành “lão làng” trong chuyên môn của mình. Nếu không chúng ta sẽ không bao giờ có sự bền bỉ và lòng kiên định và khả năng đạp lên trên những lời chỉ trích, chúng ta sẽ bỏ cuộc nhanh chóng và không thể rũ bỏ được các thứ bẩn thỉu mà thế giới trao cho mình”.


5 mẹo vặt biến chúng ta thành nhà kinh doanh thành công nhất

3. Không đặt nặng việc làm ra tiền ở tuổi 20


“Hãy điều chỉnh ý tưởng kiếm được triệu đô đầu tiên của chúng ta. Đây là lúc chúng ta học. Chúng ta ở đây là để tích lũy được càng nhiều càng tốt kiến thức, hiểu biết và thâm niên xây dựng một công ty và chúng ta muốn tạo dựng nhiều công ty”. Trong năm đến mười năm đầu tiên sau khi rời trường đại học, hãy tích lũy kiến thức, hiểu biết và thâm niên hơn là tiền bạc. Chúng ta sẽ học nhiều hơn là làm ra tiền trong giai đoạn đó.


4. Lý thuyết là để tham khảo, thực hành mới là chính


"Học cách lãnh đạo tại trường là chúng ta đang lãng phí thời gian. Là một người kinh doanh cũng giống như xây nên một cái gì đó, giống như trò chơi Legos. Và cách tốt nhất để trở thành một người kinh doanh là cố gắng thiết lập riêng một công ty”.

“Tâm lý chúng ta muốn thất bại vì đó là cách chúng ta học. Nếu chúng ta không định mở doanh nghiệp riêng thì ít nhất hãy đầu quân cho một doanh nghiệp càng nhỏ càng tốt để tiếp thu được càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Hãy tránh làm cho những doanh nghiệp hoặc những tập đoàn lớn. Là một người kinh doanh chúng ta sẽ tuyển các cử nhân có bằng MBA. Các cá nhân đó sẽ mang theo kiến thức đã được sàng lọc của họ vào môi trường làm việc”.

5. Tìm cố vấn khi năng lực đã được nâng cao


Khi kiếm tìm một người cố vấn, hãy hướng tới những người đã từng làm trong lĩnh vực mà chúng ta nghĩ trong năm tới mười năm tới mình sẽ làm. Nếu chúng ta muốn một người dày dạng kinh nghiệm trở thành cố vấn của mình thì hãy chờ đến lúc chúng ta đã tích lũy được một cơ số công việc tương đối nhiều.

Mối liên kết giữa người cố vấn và chủ công ty cũng giống như mối liên kết giữa cha mẹ và con cái. Một cố vấn chuyên nghiệp phải lớn tuổi hơn chúng ta và phải ở vào giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp. Tính cách cũng là một yếu tố đang xem xét.