Để tiếp tục những bài viết phân tích về quy trình xuất nhập khẩu hàng
hóa mà chúng tôi đã chia sẽ thời gian trước, sau đây là bài viết đưa ra những
đánh giá, nhận xét về ưu nhược điểm của cả 2 quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa ở
Việt Nam.
1. Đánh giá quy trình xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam
a. Ưu điểm
- Đội ngũ nhân viên của nhiều
công ty xuất khẩu luôn theo dõi sát sao lô hàng từ lúc đóng hàng cho đến khi
hoàn tất thủ tục vào sổ tàu, do đó bất kì khó khăn xảy ra trong quá trình giao
nhận đều được giải quyết một cách linh
hoạt.
- Nhờ mối quan hệ tốt với
hãng tàu, nhiều công ty luôn được giúp đỡ và tạo điều trong việc giải quyết những khó khăn nhằm
tránh phát sinh chi phí một cách tối đa.
- Nhờ uy tín và mối quan hệ
tốt với Hải Quan nên các lô hàng xuất do công ty đảm nhận đều được miễn kiểm
hóa hoặc kiểm hóa với tỷ lệ thấp. Điều này làm giảm thời gian nhập hàng và
tránh những phiền phức trong quá trình kiểm hóa.
b. Nhược điểm
- Quá trình giao nhận phụ
thuộc vào nhiều bên như khách hàng, hãng tàu… Khi một khâu xảy ra sai sót làm ảnh
hưởng đến quá trình giao nhận của nhiều công ty xuất khẩu.
- Nhiều công ty thường xuyên
rơi vào tình trạng bị động trong việc điều động xe đầu kéo container. Khi 1 xe
rơi vào tình trạng bị hỏng sẽ làm chậm kế hoạch giao nhận ở các lô hàng tiếp
sau, từ đó giảm uy tín của công ty đối với khách hàng.
- Nhiều công ty chưa có đội
ngũ nhân viên bốc xếp nên việc đóng hàng phụ thuộc vào khách hàng, một số trường
hợp khách hàng không thể đóng hàng ngay hoặc xe nâng bị hư hỏng kéo dài thời
gian đóng hàng, phát sinh chi phí và giảm hiệu quả kinh doanh.
2. Đánh giá quy trình nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam
a. Ưu điểm
- Đội ngũ nhân viên dày dặn
kinh nghiệm linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình làm thủ
tục, chuẩn bị kỹ các hồ sơ cần thiết như catalogue, tài liệu kỹ thuật, đồng thời
nắm rõ hình dạng, đặc tính, cấu tạo, công dụng…của hàng hóa
- Qui trình giao nhận gần
như đảm bảo được tiến độ giao hàng cho
khách hàng. Qui trình được thực hiện một cách chuyên môn hóa người nào việc nấy,
giảm thiểu chi phí hoạt động của qui trình.
- Qui trình giúp cho nhân
viên tích lũy được vốn kinh nghiệm đáng kể trong nhiều lĩnh vực.
- Quy trình gây dựng được uy
tín với các khách hàng, không gây hư hỏng hay thất thoát hàng hóa từ đó tạo được
niềm tin cho khách hàng.
b. Nhược điểm
- Trong quá trình thực hiện
xảy ra hạn chế là khâu chuẩn bị và kiểm tra chứng từ là mất nhiều thời gian và
chi phí giao dịch (điện thoại, fax...);
- Đội ngũ nhân viên của nhiều
công ty nhập khẩu không nắm được quy trình khai hàng FOC, khi hải quan phát hiện
sự sai sót thì mới điều chỉnh bổ sung. Việc hiệu chỉnh chứng từ thông thường mất
khoảng 01 ngày làm việc.
- Xảy ra tranh luận áp mã
H.S giữa Hải quan và nhân viên giao nhận vì Hải quan muốn áp mã hàng hóa ở mức
thuế suất cao còn doanh nghiệp thì muốn áp mã H.S ở mức thuế suất thấp. Việc
này kéo dài thời gian làm thủ tục kéo theo qui trình tốn nhiều thời gian và chi
phí để đi đến sự thống nhất.
- Trong quá trình điều xe
vào kéo hàng, công ty bị rơi vào tình trạng bị động vì hàng giao đến kho phải được dỡ ngay nên trước khi
giao hàng nhân viên giao nhận của công ty nhập khẩu phải liên hệ với nhà xe để
có sự thống nhất giữa thời gian xe đến kho và thời gian dỡ hàng.
- Một số trường hợp chủ quan
không cử nhân viên xuống giám sát nên khi kiểm tra hàng hóa mới phát hiện bị
thiếu hụt so với chứng từ.
0 comments:
Post a Comment