RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label bí quyết làm giàu. Show all posts
Showing posts with label bí quyết làm giàu. Show all posts

Tuesday, August 2, 2016

Sau những năm tháng vất vả và gian nan trên con đường học vấn, nhiều người muốn hướng tới việc giúp đỡ và xây dựng xã hội, nhiều người muốn được nổi tiếng, nhiều người muốn kiếm thật nhiều tiền va sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Vậy bạn thuộc kiểu người nào?
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta từ nhỏ đã có ước mơ trở thành triệu phú lừng danh. Tuy nhiên, không ít người sau khi trưởng thành đã từ bỏ nó. Trở thành triệu phú không phải là điều viễn vông. Với những nguyên tắc và các chỉ dẫn cụ thể, cộng với niềm đam mê làm giàu và bản lĩnh đối mặt với thất bại, chúng ta hoàn toàn có thể tự thân, tự lực trở thành một triệu phú, dù bạn chọn ngành nghề gì, dù bạn là ai và xuất phát ở đâu.
Nếu đã quyết định theo đuổi ước mơ của mình thì ngay từ bây giờ chúng ta phải cố gắng thay đổi suy nghĩ, cách tân tư duy để hình thành những thói quen, những nguyên tắc vàng về lối sống và làm việc đúng đắn như sau:

1. Biến thách thức thành động lực phấn đấu

Nếu bạn hỏi bất kỳ triệu phú tự thân nào về lý do tại sao họ khởi nghiệp trong lĩnh vực họ đang làm, nhiều khả năng là họ sẽ không chỉ nói rằng “để kiếm 1 tỷ đô la”. Kiếm được 1 tỷ đô la tuy là câu chuyện xa vời nhưng chính sự xa vời, viễn vông đó đã tạo cho họ những thử thác. Và kèm theo đó là những động lực khích lệ tinh thần, khiến họ quyết tâm theo đuổi đam mê, thực hóa ước mơ của mình bằng cách thức, phương pháp phù hợp với năng lực bản thân.

2. Tự thỏa mãn là tự giết mình

Không bao giờ nên để có lúc nào đó trong hành trình lên đỉnh cao của mình, bạn dừng lại và nghĩ rằng: “Ok, mình đã làm đủ rồi, mình có thể ngừng làm việc quá vất vả”. Từng giây từng phút dừng lại để nghĩ là bạn đã phung phí không biết bao nhiêu đồng tiền đáng ra thuộc về mình. Công ty của bạn đang làm nên ăn ra không có nghĩa là bạn đang thành công. Thành công là khi bạn chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường, vượt qua tất cả đối thủ, đó mới là chiến thắng bền vững.

3. Cần cù và siêng năng là 2 đức tính thiết yếu

Dù có tài đến đâu, bạn cũng sẽ không bao giờ có thể đạt tới toàn bộ tiềm năng thành công trừ khi bạn sẵn lòng học tập và làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai khác. Bạn không có sự lựa chọn tối ưu nào khác ngoài sự lựa chọn này. Chỉ có đánh đổi công sức và thời gian bạn mới thực hóa được niềm mơ ước, đạt được thành công.
Có một sự thật thú vị đó là đằng sau mỗi câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp được nhiều tỷ phú, triệu phú, doanh nhân thành đạt hay người nổi tiếng chia sẽ đều mang một nét tương đồng. Dù họ là những con người sinh ra trong những thời gian, hoàn cảnh và có tính cách khác nhau, nhưng điểm chung của tất cả chính là sự đánh đổi những thứ quý giá của bản thân (tuổi trẻ, thời gian, công sức, giọt máu…) để có được cơ ngơi sự nghiệp và danh tiếng như ngày hôm nay.
David Ogilvy, một chuyên gia quảng cáo tài ba và là ông chủ của tập đoàn Ogilvy & Mather, công ty quảng cáo nổi tiếng, đã chia sẽ rằng: “Không có cái gì là cho không”, để có được vinh quang của ngày hôm nay, ông đã trải qua không biết bao cực khổ, không ít lần nếm trái đắng và phải làm đủ nghề, đủ việc chỉ để kiếm đủ miếng cơm hàng ngày.
Ông đi từ những khu ổ chuột đến những xưởng công nghiệp làm phim. Nhưng dù làm việc ở đâu, ông cũng được dạy những bài học quý giá về cách thức bán hàng và kinh doanh. Và sau đây là 3 bài học quý giá mà David Ogilvy muốn chia sẽ với chúng ta.

1. Không có tham vọng, không có thành công

“Tham vọng là nền tảng dẫn đến sự thành công”, Ogilvy khẳng định. Đầu tiên, bạn phải có tham vọng, nhưng không có nghĩa là để nó ngự trị và cố gắng thể hiện ra bên ngoài. Chính lòng tham vọng của bạn đã vô tình khiến những người xung quanh đề phòng và tạo ra những khó khăn gây cản trở trên con đường sự nghiệp của bạn. Tốt nhất hãy nung nấu và nuôi dưỡng nó từng ngày. Biến nó thành động lực làm việc của bản thân.

2. Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn

Trong công việc, bạn luôn luôn cảm thấy yêu những gì mình đang làm. Ogilvy khuyên tất cả các bạn trẻ hãy sống và làm việc hết mình theo đam mê bất cứ lúc nào còn có cơ hội. Bởi vì khi ta đam mê một lĩnh vực tức là ta có lợi thế, sở trường hơn người ở lĩnh vực đó. Giỏi một việc mà trong công ty bạn không ai giỏi việc đó sẽ khiến bạn trở nên có giá trị hơn nhiều trong mắt các nhà lãnh đạo, quản lý.

3. Nổ lực gấp nhiều lần người khác

Ogilvy rõ ràng đã làm việc vô cùng nỗ lực. Ông đầu tư thời gian nhiều hơn hai lần các đồng nghiệp của mình và thậm chí còn làm việc với tốc độ gấp đôi. Ogilvy chia sẻ: “Có một điều bạn nên nhớ rằng, dù bạn có làm tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nhanh gọn và tận dụng khoản thời gian dư thừa để vui chơi, hoan phí thì đừng thắc mắc vì sao bạn chỉ được đánh giá ngang trình độ với những người bình thường khác. Bởi các nhà quản lý luôn đề cao và thúc đẩy những ai nỗ lực làm việc nhiều hơn người khác”.
Để trở thành một nhà kinh doanh tài ba, một nhà lãnh đạo và quản lý chuyên nghiệp thì tinh thần học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta phải thay đổi hoàn toàn bản thân mình để trở thành một bản sao của tấm gương mà chúng ta đang học hỏi.
CEO tài năng của Amazon - Jeff Bezos
Người thông minh là người biết tiếp thu có chọn lọc. Có những điều tuy tốt nhưng không phù hợp với năng lực bản thân thì cũng chỉ là thứ vô dụng. Chúng ta học hỏi những cái hay, điều lạ sau đó tận dụng những lợi thế, sở trường của bản thân để phát huy hết khả năng, năng lực tiềm ẩn của mình. Thà tập trung toàn bộ năng lượng để đầu tư và phát triển những tố chất vốn có còn hơn mất thời gian vào việc thay đổi một cách gượng ép bản thân mình.

Lời khuyên kinh điển của Jeff Bezos

Nếu chúng ta muốn thành lập và phát triển một công ty thành công, nổi tiếng khắp thế giới thì đừng tốn thời gian thắc mắc mình có thể thay đổi điều gì trong tương lai, thứ tác động mạnh đến doanh nghiệp của chúng ta. Thay vào đó, hãy đặt vấn đề rằng đâu là tố chất sẵn có và lợi thế của bản thân, rồi dồn tất cả năng lượng và ý chí quyết tâm của chúng ta vào chúng. Đó là lời khuyên kinh điển và sâu sắc mà rất thực dụng của GĐĐH tập đoàn kinh doanh trực tuyến Amazon Jeff Bezos.
Bezos tiết lộ rằng chúng ta cần phải thiết lập một đường lối hoạt động xung quanh những điều chúng ta hiểu rằng chúng sẽ không bao giờ thay đổi qua thời gian. Ví dụ, người tiêu dùng của Amazon sẽ luôn luôn mong muốn mức giá thấp hơn. Do đó, chúng ta sẽ đầu tư thật nhiều vào khâu cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của họ thật tốt với với mức giá phải chăng và hợp lý nhất, thỏa mãn vượt mức yêu cầu của khách hàng.

Tập trung đầu tư vào những gì mình đang có

Bezos luôn tin rằng những dự đoán của ông sẽ luôn đúng đối với người tiêu dùng của Amazon. Khách hàng luôn luôn hy vọng sẽ có giá thấp hơn với thời gian ship hàng ngắn lại. Vì vậy, doanh nghiệp đã dành 11 năm qua tập trung nguồn lực đầu tư vào những yêu cầu này của khách hàng, dù lợi nhuận hiện tại có bị giảm.
Để hướng tới những điều đó, tập đoàn kinh doanh trực tuyến đã chi hàng tỷ đô la Mỹ để thiết lập các trung tâm lưu trữ hàng hóa trên khắp thế giới. Đây là nỗ lực lâu dài nhưng đáng giá bởi người tiêu dùng luôn đánh giá cao Amazon về thời gian ship hàng.

Monday, August 1, 2016

Suy nghĩ là yếu tố gây ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, tâm trạng và hành vi của mỗi người. Nếu luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, lạc quan, chúng ta sẽ cảm thấy tinh thần rất sảng khoái, phấn chấn và yêu đời. Ngược lại, nếu có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực, điều đó sẽ khiến chúng ta trở nên yếu kém, nhục chí và chìm ngập trong sự thất vọng.
Trong sự nghiệp chúng ta cũng vậy, nếu không ngừng nghĩ về các khoản nợ phải trả và cách để trả nợ, nó sẽ khiến chúng ta dân trở nên mệt mỏi, kiệt sức và cảm giác nghèo đói vẫn luôn theo sát bản thân. Tuy nhiên, nếu luôn nghĩ về những thứ có giá trị mà mình đang sở hữu, những công việc đang mang lại tiền bạc, danh tiếng cho mình thì một cách vô tình các khoản nợ đó sẽ “tự chăm sóc chính mình”, sẽ tan biến hết mà thôi.
Cứ lạc quan vì lo lắng chẳng làm giảm khoản nợ của bạn
Nếu bạn cứ tiếp tục nghĩ về nợ nần, bạn sẽ thu hút nó. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ về sự giàu có, thì bạn cũng sẽ thu hút nó. Tóm lại, bạn phải ngừng nghĩ về việc trả các khoản nợ của mình và nghĩ về việc có được sự giàu có.
Tóm lại, tập trung vào công việc và chăm sóc tinh thần chúng ta là những việc được ưu tiên hơn cả. Hãy gạt bỏ khỏi đầu những mối lo lắng, quan tâm về nợ nần. Và để giúp chúng ta làm tốt điều này, sau đây là 3 bí quyết hay được nhiều người thành công chia sẽ để dễ dàng trả được tất cả nợ nần.

1. Mặc kệ nợ nần, cứ tập trung và thoải mái kiếm tiền

Khi bạn nghĩ về tiền bạc mỗi ngày trong cuộc sống của mình, bạn cũng có thể có những suy nghĩ tốt đẹp về nó. Không ngừng nghĩ về sự giàu sang, sung sướng sẽ khiến đầu óc bạn trở nên phấn khích hơn và tư duy tốt hơn trong việc nghĩ cách làm thế để kiếm được tiền. Ngược lại, nghĩ về nghèo nợ nần sẽ bóp chết sự sáng tạo, chủ động của bạn.

2. Tập cách yêu việc trả những hóa đơn của bản thân mình

Hãy cảm thấy hài lòng và có trách nhiệm với nghĩa vụ trả tiền cho những tờ bill hay những tấm vé phạt của mình. Nếu bạn trả nó một cách khó nhọc, nghĩa là bạn đang thừa nhận 2 điều: 1) Số tiền đó rất khó vượt qua và 2) Bạn không thích những dịch vụ mà bạn đang nhận được.

3. So với nhiều người đã bị phá sản và thất nghiệp, mình vẫn còn may mắn chán!

So với nhiều người thì tài sản của chúng ta vẫn còn nhiều và đầy đủ chán. Có khi nào bạn tự nhìn lại bản thân và kiểm tra xem hiện tại mình đang có những gì và chấp nhận nó hay không? Bạn phải nắm giữ những gì mình có thì mới có được nhiều hơn những thứ bạn muốn.
Phương châm sống và làm việc của tỷ phú đại tài Richard Branson đó là : hãy xem thất bại là một cơ hội để ta có thấy được những khiếm khuyết tiềm ẩn bấy lâu nay và tận dụng cơ hội đó để triệt tiêu nó và cải thiện bản thân mình. Có như vậy thành công mới mỉm cười với chúng ta. Đó là điều quan trọng mà mọi người, nhất là những người có chí lớn làm giàu và không ngại thất bại nên khắc cốt ghi tâm.
Tỷ phú đa tài Richard Branson
Tỷ phú nổi tiếng Richard Branson được biết đến không chỉ nhờ tài năng kinh doanh sáng tạo và độc đáo của mình mà còn là một doanh nhân cực kỳ sáng suốt và tràn đầy năng lượng dù đang ở độ tuổi hơn nửa đời người. Ông chính là tấm gương sáng để những nhà kinh doanh trẻ tuổi học tập, noi theo và rút ra những bài học, kinh nghiệm quý giá.

Cứ mặc kệ, đã nghĩ là nói và đã nói thì bắt tay vào làm tới bến

Ở tuổi 15, Richard Branson đã bỏ học và bắt đầu khởi nghiệp với một tờ tạp chí dành cho các nhà hoạt động chính trị có tên gọi Student. Bước vào tuổi đời 19, vị tỷ phú lừng danh này bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng việc bán những đĩa ghi âm qua trực tuyến (email). Một năm sau đó, ông quyết định mở một cửa hàng kinh doanh riêng cho mình. Trong năm 1972 ông tiếp tục mở một phòng thu âm. Và năm 1973, ông cho ra mắt thương hiệu băng đĩa đầu tiên. Đế chế Virgin bắt đầu từ đó và Branson mới chỉ 24 tuổi. Và đến bây giờ, đế chế này của tỷ phú Branson đã và đang bành trướng, vươn vòi ra thị trường quốc tế và trở thành công ty đa quốc gia có quy mô lớn toàn cầu với hơn 300 chi nhánh, công ty con hoạt động ở nhiều ngành nghề như giải trí, bất động sản và công nghiệp Mobile.

Thất bại là điều khó tránh, nhưng biết đứng dậy mới là điều đáng phục

Tuy nhiên, không phải tất cả những ý tưởng của Richard Branson đều thành công. Virgin Airlines và Virgin Mobile hiện tại là hai thương hiệu chủ lực của Richard Branson. Bên cạnh những thành công và chiến thắng vẻ vang của mình, có lẽ vị tỷ phú này chưa bao giờ quên lần mà ông vấp phải thất bại khi đầu tư vào công ty Virgin Cola của mình. Đối với Richard Branson, thất bại không phải là dấu chấm hết mà là cơ hội để tìm ra khuyết điểm và triệt tiêu nó, sau đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện bản thân. Có một câu nói nổi tiếng và rất ý nghĩa của ông, đó là “Nếu có đủ lòng quyết tâm, bạn sẽ càng có cơ hội thành công hơn nhờ những điều học được từ sai lầm. Miễn là đừng né tránh thất bại”.

Sunday, July 31, 2016

Thế hệ chúng ta bây giờ không lúc nào khỏi bị phân tâm, lãng phí thời giờ thậm chí là một ngày chỉ để kiểm tra những email công việctruy cập các tài khoản mạng xã hội. Và văn hóa luôn luôn “online” này được hỗ trợ bởi smartphone - thực sự làm chúng ta stress hơn và năng suất làm việc cũng thấp hơn, theo một số báo cáo gần đây.
"40% số người thức dậy, và điều đầu tiên họ làm là kiểm tra email của họ. Với 40% số người khác thì làm điều đó vào ban đêm" Giáo sư Sir Cary Cooper của Manchester Business School, người đã nghiên cứu về sự căng thẳng gây ra từ việc kiểm tra email và công việc nói.
Theo báo cáo của Viện Quản lý Chartered đầu năm nay cho thấy rằng, thói quen với việc kiểm tra email ngoài giờ làm việc ngày qua ngày đã gây khó khăn cho nhiều người trong chúng ta để thay đổi tật xấu này. Và điều này đang gia tăng mức độ stress của chúng ta.
Vậy chúng ta nên làm thế nào với nó đây?

1. Làm việc thông minh hơn

Những công ty sớm nhận ra được điều này đã bắt đầu thay đổi và quay trở lại giúp đỡ để chấm dứt tình hình này. Trong năm 2012, Volkswagen đã bắt đầu tắt email của nhân viên khi họ hết ca làm việc.
Daimler đã cho phép nhân viên của mình nhận được tất cả các email công việc nhưng khi họ đi nghỉ tự động thì các email đó tự động bị xóa. Và luật lao động mới của Pháp, được ban hành cách đây vài tuần, khuyến khích tất cả các công ty có biện pháp tương tự công ty Daimler.

2. Tự mình cứu mình

Một số công ty công nghệ tin rằng việc giám sát hành vi sử dụng máy tính của chúng ta là một bước đầu tiên trong việc lấy lại quyền kiểm soát cân bằng công việc-cuộc sống của chúng ta.
Robby Macdonell từ Nashville Tennessee, đã thành lập công nghệ start-up RescueTime khi anh cảm thấy quá bối rối và hoang mang vì không biết tuổi trẻ của mình đã đi về đâu. Ông đã bị phân tâm quá dễ dàng.
Ông đã phát triển một chương trình có chức năng theo dõi và tính toán bao nhiêu thời gian chúng ta dành cho mỗi ứng dụng được sử dụng và cung cấp cho người dùng khả năng để chặn một số chương trình trong một khoảng thời gian.
Phần mềm RescueTime
Tương tự như vậy, Dajia Zhu từ Hàng Châu ở miền đông Trung Quốc, đã viết các ứng dụng StayFocused để tự giúp mình và những người khác một cách trung thực về bao nhiêu thời gian họ dành để làm việc, lướt web hay dạo qua các trang mạng xã hội.
Và nếu bạn thấy làm việc trong một văn phòng mở khiến bạn mất tập trung, bạn có thể thử dùng ChatterBlocker, một ứng dụng tạo ra các âm thanh để trung hòa tiếng ồn xung quanh và trong văn phòng.
Để khởi nghiệp thành công, đòi hỏi chúng ta phải một sự chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng về tinh thần lẫn vật chất (tài sản). Các start-up thường cảm thấy lo lắng khi họ nghĩ về tất cả những yếu tố gây khó khăn và thử thách trước thềm khởi nghiệp của họ. Trong tâm trí của họ, thành công hay thất bại dường như xoay quanh vào việc tìm kiếm các nhà tài trợ vốn, các cố vấn chuyên gia, tìm kiếm đội ngũ nhân viên tài năng và những yếu tố khác.
Nhưng sự thật là chính bản thân của bạn đang sở hữu những tài sản quan trọng nhất mà bạn sẽ cần để bước lên đỉnh cao thành công. Những thứ đó không là gì khác ngoài những tài sản cá nhân quý báu của bản thân bạn – sức mạnh trí tuệ, lòng nhiệt huyết của trái tim và sự mạnh mẽ của bàn tay.

Thành công với trí tuệ của bạn: Tác động của những ý tưởng sáng tạo

Lớn hay nhỏ, mỗi doanh nghiệp thành công bắt đầu với một ý tưởng sáng tạo. Mỗi người chúng ta là một cá nhân duy nhất, và trong bản thân mỗi người mang những hạt giống của sự thành công trong kinh doanh: khái niệm mà chúng ta quan tâm, những câu hỏi mà chúng ta tự vấn, những điều chúng ta biết chúng ta có thể làm tốt hơn so với hầu hết mọi người, những điều chúng tôi nghi ngờ thì được thực hiện theo một cách khác.
Bạn không nên tìm cách bắt chước thành công của người khác. Các doanh nghiệp thành công luôn được xây dựng từ những tố chất đặc biệt và hiểu biết sâu sắc độc đáo của người sáng lập ra chúng.

Thành công với trái tim của bạn: Sức mạnh của niềm tin và lòng nhiệt huyết

Để thực hóa ý tưởng kinh doanh, bạn thực sự phải tin vào nó. Một ý tưởng cho một doanh nghiệp có thể được vẻ nên thật tuyệt vời, nhưng nếu nó không thành công và đốt cháy niềm đam mê của bạn, thì có lẽ nó không phù hợp với bạn. Quay trở lại bàn vẽ và đi lên với một ý tưởng xây dựng từ niềm đam mê và lòng nhiệt huyết của bạn. Đó mới là điều quan trọng.
Một tinh thần an toàn và kiên trì sẽ là một yếu tố thiết yếu trong thành công của bạn. Tin tưởng rằng bạn sẽ thích ứng với những thay đổi; học để chinh phục nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn tiếp cận với sự tự tin. Trở thành quyết liệt cam kết để nhìn thấy mục tiêu của bạn thông qua.

Thành công với đôi bàn tay của bạn: Hiệu quả của nỗ lực và sự kiên cường

Những ý tưởng sẽ trở nên vô dụng nếu không có sự quyết tâm hành động và làm việc chăm chỉ. Đôi khi bạn sẽ nghe một số người giải thích thành công của một nhà lãnh đạo kinh doanh là nhờ sự may mắn đem lại. Những người nói chuyện như thế này có ít kiến ​​thức hoặc kinh nghiệm thực tế trong công việc.

Nếu bạn tin tưởng vào thành công thông qua sự kiên trì, bản phải có lập trường để giữ vững niềm tin đó. Trong kinh doanh không có điều may mắn như; bạn đạt được thành công vì bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ cho nó.
Đối với một quán cà phê hay là một nhà hàng, khách sạn mới mở, sẽ là một thách thức rất lớn để nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh, để hướng khách hàng đến với thương hiệu của mình và xây dựng hình ảnh thân thiện, ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng mà không cần tốn quá nhiều tiền. Đó là một điều rất khó!
Quảng bá thương hiệu của bạn chỉ với một ngân sách khiêm tốn. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn cách để mang lại sự tin yêu từ người tiêu dùng và sự nổi tiếng bền vững cho thương hiệu của bạn chỉ trong vòng 2 tuần. Và tất nhiên, chỉ cần một số vốn đầu tư không “dể thở”.
Tôi đã có một cuộc trò chuyện với Alexander Jilkhe, một người dành chiến thắng giải thưởng Barista và cựu chủ sở hữu của nhiều quán bar cà phê ở Molto, được xếp vị trí cao nhất trong top 5 cửa hàng cà phê tại Thụy Điển vào thời điểm ông điều hành nó (2004-2010). Trong bài viết này, Alexander tiết lộ bí mật của mình về cách ông quảng bá thương hiệu quán cà phê mới của mình mà hầu như không cần có ngân sách tiếp thị.
Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo 5 bí quyết chia sẽ dưới đây để quảng bá thương hiệu Coffee Bar của mình mà chỉ cần một ngân sách hạn chế:

1. Thiết kế một nhiều tờ rơi quảng cáo bắt mắt giới thiệu Coffee Bar của bạn

"Tôi mua chuộc những người đưa thư trong nước và anh ta đã cung cấp nó cho mỗi bài hộp ở khu vực gần đó".

2. In nhiều tờ rơi quảng cáo kèm các phiếu giảm giá rồi tìm cách phổ biến nó

"Tôi hỏi một số khách hàng thường xuyên đến quán của mình rằng nếu con cái họ có muốn kiếm được một số tiền tiêu vặt hàng tháng ra bằng việc giao một tờ rơi bên ngoài một vài cửa hàng thực phẩm trong khu vực hay không. Sau đó, tôi lên kế hoạch in ra 2.000 bản, bao gồm nhiều phiếu giảm giá 50% cho một combo cà phê + bánh sandwich hay cà phê + bánh ngọt".

3. Treo băng rôn lên tường nhà của các hàng xóm trong khu phố

"Đối với khoảng 5.000 SEK (khoảng 500 euro hoặc 800 đô la Mỹ), tôi dễ dàng in được 100 băng rôn nhỏ bằng vãi có tên của quán bar cà phê của mình. Tôi đục một số lỗ nhỏ vào những dải băng đó và treo chúng vào những nơi dễ thấy, đông người. Tất nhiên tôi phải xin phép người khác trước khi làm điều đó".

4. Xây dựng các mối quan hệ để phổ biến hình ảnh thương hiệu

"Tôi đi vòng quanh khu phố và đưa ra cà phê miễn phí cho 30 gần các doanh nghiệp, cửa hàng và văn phòng. Sau khoảng năm ngày, tất cả các nhân viên ở những nơi đó là khách hàng thường xuyên! "
"Điều này đã được khá nhiều những gì tôi đã làm để quảng bá cà phê bar mới của tôi", Alexander nói. "Tổng cộng tôi đã dành khoảng 11.000 SEK (€ 1100 hoặc 1.500 USD). Tôi đã trở lại đầy đủ về đầu tư dưới hai tuần. Lúc này tôi đã có ngôi nhà đầy đủ, ít nhất là trong những ngày cuối tuần, và một vài tháng sau đó, thanh tràn ngập thậm chí thông qua bữa ăn sáng và ăn trưa giờ với nhiều khách hàng quay trở lại. "
Nếu đủ tinh tế chúng ta có thể nhận thấy 2 điều sau xung quanh cuộc sống hàng ngày: một là người giàu thì ngày càng giàu lên và người nghèo thì ngày càng nghèo hơn, hai là nhiều người có sự nghiệp làm giàu rất thuận lợi và suông sẻ, thậm chí họ chưa vấp phải một lần thất bại.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: “Ở người giàu họ có những đặc điểm đặc trưng nào mà những người bình thường không có?”. Câu trả lời đơn giản là họ không có điểm nào đặc biệt cả. Cái nổi trội hơn người của họ ở lĩnh vực kinh doanh đó chính là những thói quen suy nghĩ khác người, tư duy mới mẻ, không rập khuôn và quan trọng là họ dám nghĩ dám hành động, bất chấp thất bại lấy đi những thứ quý giá của bản thân.
Còn chúng ta có làm được như họ hay không? Nếu đã lên tinh thần và quyết tâm làm giàu, hãy cũng nhau đọc bài viết sau với 3 đức tính tốt mà chúng ta, những con người bình thường nên học theo người giàu.

1. Song song với kinh doanh hàng hóa và đầu tư tài chính

Nếu bạn chỉ mong tiền không mất giá thì bạn sẽ chẳng thể trở thành người giàu, bởi người giàu tham gia chơi đầu tư tài chính để thắng và người nghèo tham gia chơi đầu tư tài chính chỉ với hy vọng không thua. Với sự thông minh và kỹ năng phân tích, phán đoán của mình, người giàu không bao giờ để đồng tiền chi phối mà ngươc lại biến tiền thành công cụ tạo ra tiền cho họ. Và tất nhiên, đối với người nghèo thì đồng tiền đã trở thành gánh nặng đè lên lưng và sai khiến họ làm việc cực lực để kiếm những tờ giấy bạc đó.

2. Nhạy bén và sẵn sàng tận dụng cơ hội nếu có

Bạn càng tìm kiếm sự bảo đảm, bạn càng ít có nó. Nhưng bạn càng tìm kiếm cơ hội, bạn càng có thể đạt được điều mà mình muốn. Khi đã nắm bắt được cơ hội, nguời giàu dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để tận dụng triệt để cơ hội đó. Đối với họ mỗi cơ hội là một điều quý giá và hiếm thấy.
Cơ hội đến với tất cả mọi người, nhưng ít người có thể nắm bắt được chính vì vậy không phải ai cũng có thể trở thành người giàu có. Trong mắt người giàu, bất cứ điều gì cũng có thể mang lại cơ hội cho họ, đó có thể là những thử thách, những khó khăn và thậm chí thất bại cũng có thể cho họ một cơ hội, đó là cơ hội đứng lên làm lại từ đầu.

3. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người

Người giàu thường nắm bắt mọi cơ hội để học hỏi từ người khác, luôn cố gắng bình thường hóa những điều tiêu cực. Do đó, mọi mối quan hệ, xã giao mà họ xây dựng được đều rất bền vững và tốt đẹp, nhờ vậy mà hiệu quả làm việc nhóm của họ luôn luôn ở mức cao. Nó khiến người khác hưng phấn và khơi dậy những điều tốt nhất trong họ.
Khi đang làm việc với vai trò là một nhân viên bình thường, chắc hẳn mọi người trong chúng ta đều muốn mình sẽ sớm được thăng quan tiến chức để gia tăng nguồn thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đối với những người tài, người giỏi đó không phải là mối lo lắng của họ. Bởi vì họ luôn tự tin rằng với năng lực và trình độ của mình, việc thăng tiến chỉ là vấn đề thời gian. Còn với chúng ta, những con người bình thường, chúng ta có quan tâm đến điều đó không? Nếu câu trả lời là có thì bằng cách nào để sớm được lên chức? Rất đơn giản, đó là lấy lòng sếp của bạn. Hãy cùng tham khảo bài viết chia sẽ về những mẹo vặt hay để lấy lòng sếp dưới đây.

1. Dám nghĩ là dám nói và dám nói là dám làm

Điều này quan trọng ở mọi cấp độ khác nhau. Tốt nhất ngay từ bây giờ bạn nên rèn luyện tính dứt khoát và dám nghĩ dám làm. Hành động xuất phát từ suy nghĩ và thói quen bắt đầu từ hành động. Hãy tạo cho mình thói quen làm việc đúng như những gì đã hứa với bản thân, đã cam kết với sếp. Có như vậy, chúng ta mới được giao những nhiệm vụ quan trọng hơn. Trong mối quan hệ với sếp, bạn hãy là chiếc ghế chắc chắn và đáng tin cậy của sếp.

2. Sửa lỗi bằng hành động thay vì biện minh

Đôi khi trong cuộc sống, vì một yếu tố khách quan nào đó khiến chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ như đã cam kết. Đó là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Trong trường hợp như vậy, hãy nhận trách nhiệm về mình, cho dù lỗi xảy ra là ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Ví dụ đơn giản như khi bạn nộp báo cáo kết quả dự án bị quá hạn vì trong thời gian làm nhiệm vụ bạn phải chuyển chỗ ở. Thay vì bạn đưa ra lời giải thích hoặc bằng chứng là bạn gặp rắc rối ngoài dự tính thì bạn chỉ cần nói lời xin lỗi và hứa sẽ làm bù lại nhiều hơn. Sau một thời gian ngắn, bạn có thể tìn gặp sếp để trò chuyện và giải thích rõ ràng cho sếp hiểu. Mọi chuyện lúc đó sẽ được giải quyết rất gọn gàng và êm đẹp.

3. Đề xuất những ý tưởng và đóng góp những ý kiến cho sếp

Nói chung, đây là một thói quen quan trọng mà bạn nên xây dựng. Trong mối quan hệ với sếp, điều này càng trở nên quan trọng. Khi bạn phàn nàn, chỉ càng làm vấn đề trở nên rắc rối, phức tạp hơn và cho thấy ở bạn sự yếu kém, bất lực khi chỉ biết kêu la suốt ngày. Nhưng lời đề nghị thì lại khiến vấn đề được tập trung giải quyết hơn và khi đó sếp sẽ nhìn nhận, đánh giá cao chúng ta hơn.