RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label chiến lược kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label chiến lược kinh doanh. Show all posts

Sunday, July 31, 2016

Cho dù bạn là công ty Fortune 500 hay là một doanh nghiệp tư nhân, để thành công trong sự nghiệp của mình, bạn phải có một chiến lược tiếp thị và thực hiện nó một cách nhất quán. Và tất nhiên, nó không cần phải tốn quá nhiều tiền và bạn cũng không cần phải là một thiên tài sáng tạo.
Điều quan trọng của phát triển một chiến lược tiếp thị là tạo nên một nền tảng vững chắc cho những nỗ lực quảng bá thương hiệu của bạn. Thực hiện các chiến dịch, chương trình marketing như website thương mại điện tử, social marketing hay email marketing mà không có một chiến lược tiếp thị cũng giống như mua rèm cửa cho ngôi nhà bạn đang xây dựng trước khi bạn có một kế hoạch kiến trúc. Thậm chí bạn chẳng biết bao nhiêu rèm cửa để mua hoặc kích cỡ của rèm như thế nào cho phù hợp với ngôi nhà…
Sau đây là một vài bí quyết quan trọng để xây dựng chiến lược tiếp thị vững chắc, phù hợp và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty.

1. Nắm rõ đối thủ cạnh tranh:

Ngay cả khi không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì trên thị trường luôn tồn tại những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, sẵn sàng nhảy ra chiếm lĩnh thị trường nếu đủ điều kiện. Luôn có một loại sản phẩm thay thế cho hàng hóa bạn bán và nếu có cơ hội sẽ lôi kéo hết khách hàng về phía nó. Vậy nó là cái gì và tại sao các khách hàng tiềm năng lại tiêu tiền vào thứ đó thay vì vào bạn? Lợi thế cạnh tranh của bạn so với đối thủ là gì?

2. Tìm kiếm một phân khúc nhỏ nhưng tiềm năng:

Có một phân khúc thị trường mà không phải là hiện đang được phục vụ hoặc không được phục vụ tốt? Một chiến lược thích hợp cho phép bạn tập trung nỗ lực tiếp thị của bạn và chiếm lĩnh thị trường của bạn, thậm chí nếu bạn là một cầu thủ nhỏ.

3. Xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm thức người tiêu dùng:

Đây là điều khó khăn đối với một khách hàng tiềm năng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nếu họ thậm chí không biết hoặc nhớ nó tồn tại. Nói chung một khách hàng tiềm năng phải được tiếp xúc với sản phẩm của bạn 5-15 lần trước khi họ có thể nghĩ đến sản phẩm công ty khi có nhu cầu sử dụng. Nhu cầu thường phát sinh bất ngờ. Bạn phải đi trước suy nghĩ của khách hàng, luôn chuẩn bị mang lại cho họ những thỏa mãn trên cả mức mong đơi, có như vậy mới mong họ sẽ trung thành và yêu quý thương hiệu công ty.

4. Xây dựng lòng tin tưởng của khách hàng và uy tín của công ty:

Không chỉ khách hàng phải được nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ cũng phải có một sự kiểm chứng thực tế về nó. Để khách hàng tiềm năng tin tưởng những gì bạn nói với họ, bạn cần phải cung cấp cho họ cơ hội để “nghe thấy”, “nhìn rõ”, “chạm vào”, hoặc “nếm được” và cảm nhận mọi tính chất của sản phẩm.
Facebook tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu lên 59% trong quý thứ hai năm nay và làm cho tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu Facebook vọt lên 8%, mức cao nhất từ trước tới giờ sau phiên giao dịch vào hôm thứ tư vừa qua.

Sự tăng trưởng ngoạn mục của Facebook

Tuy nhiên, sau đó các cổ phiếu hiện nay của Facebook có tốc độ tăng trưởng rớt lại còn 5,5%, có khả năng liên quan đến việc Facebook đang cảnh báo các nhà đầu tư rằng cổ phiếu công ty sẽ không đạt được mức tăng trưởng cao trong những quý tới.
Mark – Facebook’s CEO
Tỷ lệ các chỉ số DAUs và MAUs – phương pháp tốt nhất để đo lường tính cạnh tranh của Facebook - ổn định ở mức 66%, bất chấp những lo ngại từ Wall Street rằng sự cạnh tranh đang gia tăng từ phía tập đoàn Snapchat có thể khiến Facebook kém hấp dẫn hơn trước. Tuy nhiên, ông chủ Mark vẫn tự tin với các bản cập nhật gần đây nhất của Facebook vào quý trước. Mark cho biết người dùng mạng xã hội có vẻ hứng thú khi bỏ ra mỗi ngày 50 phút để xài chức năng mới cập nhật này.
Một lần nữa, sự tăng trưởng của công ty mà đặc biệt mạnh mẽ trên thiết bị điện thoại di động, nơi mà nó đã cho thấy 1,03 tỷ của DAUs của nó (tăng 22% trong năm qua năm) và 1,57 tỷ của MAUs của nó (tăng 20% ​​trong năm qua năm). Không có gì ngạc nhiên khi khoảng 84% doanh thu quảng cáo của Facebook đến từ thiết bị điện thoại di động, tăng từ khoảng 76% trong quý 2 năm 2015.

Chiến lược kinh doanh khác người

Một thời điểm “ít nắng” của doanh thu kiếm được của Facebook đó là khi giám đốc tài chính David Wehner nói rằng, Facebook đang hy vọng mức độ tăng trưởng của nó sẽ giảm lại đôi chút trong những quý tới đây, bởi vì Facebook không mong muốn sự tăng trưởng của doanh thu chỉ phụ thuộc vào dịch vụ quảng cáo. Trong quý này, Facebook đã chứng kiến sự tăng trưởng 49% về số lần hiển thị quảng cáo, nhưng Facebook nghĩ rằng nó đã gần như vượt quá số lượng đỉnh cao của quảng cáo và những chương trình quản cáo đó có thể sẽ xuất hiện trên Newsfeed của bạn, gây phiền toán cho các Facebooker.
Trong ánh sáng của vụ nổ gần đây của công ty trong video, Facebook COO Sheryl Sandberg nói với Bloomberg rằng cô đang tìm kiếm những giao nội dung video dạng ngắn. Điều này sẽ không phải là lần đầu tiên Facebook đã trả tiền cho nội dung: Nó đã divvied ra hơn 50 triệu $ cho các ấn phẩm như BuzzFeed và Business Insider thử nghiệm với nền tảng video trực tiếp của nó. Trên cuộc gọi, Zuckerberg nói rằng video là "trọng tâm" của tất cả các sản phẩm của mình, và ông thấy Facebook là "video đầu tiên."
Nếu nhắc đến lĩnh vực thời trang nhiều người sẽ nghĩ đến John Henry, Abercrombie & Fitch, Levi’s… Ở lĩnh vực công nghệ điện thoại smartphone thì có các ông lớn như Apple, Samsung, Sony… Còn đã nhắc đến hệ thống bán lẻ trực tuyến (online) thì chỉ có một ông hoàng duy nhất và lâu đời nhất đó là John Lewis.
John Lewis được biết đến là kênh phân phối và bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở nước Anh. Đây được xem là một niềm tự hào dân tộc của xứ sương mù. Không chỉ nổi tiếng nhờ sự phổ biến và uy tín của thương hiệu, John Lewis còn được rất nhiều khách hàng và người tiêu dùng trên toàn thế giới yêu mến, tin tưởng. Có thể nói John Lewis là một thương hiệu sở hữu lượng khách hàng khổng lồ hiếm có trên thế giới. Thậm chí hãng phân phối trực tuyến này đã từng được bình chọn là nhà bán lẻ thân thiện và được yêu thích nhất.
Vậy với bí quyết nào, tuyệt chiêu gì mà John Lewis có thể dễ dàng duy trì và không ngừng gia tăng lượng khách hàng của mình trong nhiều thập kỷ qua như vậy? Chúng ta hãy cùng đọc bài viết sau đây về 3 mẹo vặt giúp John Lewis trở thành thương hiệu thân thiện và được tin dùng nhất trên thế giới.

1. Chiến lược biến nhân viên thành cổ đông

Không có ai trong số 70.000 con người đang làm việc tại John Lewis là nhân viên, họ là những người cùng chung quyền sở hữu doanh nghiệp. Chính vì trở thành một phần của John Lewis nên họ cảm thấy mình phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cống hiến hết sức lực, trí tuệ để phục vụ và đưa công ty đến đỉnh cao thành công. Điều này đã tạo cho họ một động lực khích lệ tinh thần, khiến họ làm việc hăng hái và phấn khởi hơn bao giờ hết. Đồng thời cũng khuyến khích họ đem đến cho khách hàng những dịch vụ và phương pháp hỗ trợ tối ưu và đặc biệt, bởi mọi người trong tập thể đều hiểu rằng giúp đỡ công ty chính là giúp đỡ cho bản thân họ.

2. Tích cực tiếp thu ý kiến, đánh giá và phản hồi từ khách hàng

Đối với John Lewis, việc thiết kế trang web bán hàng theo phong cách sang trọng, chuyên nghiệp và thân thiện với khách hàng thôi chưa đủ. Ông chủ lớn này hiểu được rằng người tiêu dùng chỉ cảm thấy hài lòng và tin tưởng thương hiệu của chúng ta khi họ được thỏa mãn nhu cầu kịp thời và đúng lúc. Và chính dịch vụ chăm sóc khách hàng đảm nhận vai trò quan trọng này. John Lewis rất chú tâm đến khâu hỗ trợ và tương tác với người tiêu dùng sản phẩm. Phương châm kinh doanh của hãng là: “không để khách hàng phải chờ đợi”. Do đó, trang web và các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến được thiết kế tối ưu nhằm đảm bảo các khách hàng trực tuyến luôn nhận được hỗ trợ tốt nhất.

3. Phong cách kinh doanh đặc trưng

John Lewis đã rất thành công trong chiến lược cổ đông hóa nhân viên của mình. Như một mũi tiêu trúng nhiều con nhạn, chiến lược này của hãng không chỉ khiến nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn mà còn tạo nên một nét riêng biệt, đặc trưng kinh doanh mà chỉ duy nhất John Lewis có. Họ đã tạo nên hiệu ứng PR tốt ngoài sức tưởng tượng.
Nếu chịu khó để ý, chúng ta sẽ nhận thấy có một điều rất thú vị đó là các ông lớn từ ngành công nghệ đến ngành giải trí, chế biến thực phẩm hay thời trang, mỹ phẩm luôn đều đặn mỗi năm một lần thay đổi sản phẩm của mình từ kiểu dáng, màu sắc đến chức năng và giá trị sử dụng.
Vậy thì chúng ta có khi nào tự đặt câu hỏi tại sao họ lại làm như vậy? Tại sao google lại không ngừng tung ra những thuật toán tìm kiếm mới? Tại sao Microsoft liên tục tạo ra những hệ điều hành mới? Tại sao Coca phải thay đổi hình dáng và mẫu mã của sản phẩm đóng chai và lon nước?
Để tìm được câu trả lời, chúng ta hay đọc và nghiên cứu bài viết dưới đây đồng thời rút ra bài học quý giá cho chính mình.

1. Đa dạng hóa kích thước của sản phẩm

Ở Nhật Bản, tính đến năm 2012, sản phẩm Coca-Cola trong chai nhựa đã có 10 kích cỡ (300 milliliter, 350 milliliter, 370 milliliter, 500 milliliter, 591 milliliter, 600 milliliter, 1.000 milliliter, 1.250 milliliter, 1.500 milliliter và 2.000 milliliter).
Bởi vì mục đích sử dụng nước giải khát của khách hàng là muôn hình vạn trạng do đó việc đáp ứng đầy đủ và tốt nhất những nhu cầu đó thì chỉ có chiến lược đa dạng hóa kích thước và khối lượng sản phẩm là tối ưu nhất. Ví dụ như những chai Coca-Cola lớn từ 1.000 milliliter – 2.000 milliliter dành cho gia đình, cho hội họp, cho những dịp quây quần người thân, bạn bè, còn những chai nhỏ hơn, từ 300 milliliter – 500 milliliter.

2. Cách tân bao bì đóng gói của sản phẩm

Việc thay đổi bao bì từng tạo ra một thành công ngoài sức tưởng tượng cho thương hiệu tương cà Heinz. Kể từ sau giai đoạn 111 năm kinh doanh suông sẻ, Heinz bắt đầu lầm vào tình cảnh nguy hiểm với nhiều vấn đề xuất phát từ chính đứa con tinh thần của mình. Heinz thấy rằng chai thủy tinh dùng để đựng tương cà xưa nay hãng vẫn sản xuất đã không còn được ưa chuộng nữa. Do đó, giải pháp tối ưu và phù hợp nhất mà hãng hướng đến đó là ngừng sử dụng chai thủy tinh và thay thế bằng chai nhựa. Chỉ trong vòng 12 tháng sau khi ra mắt mẫu bao bì mới, Heinz đã mang về 10,8 triệu bảng Anh.

3. Không ngừng cập nhật và cải tiến sản phẩm

Đây không phải là chiến lược kinh doanh mới lạ trong ngành công nghệ, nhưng áp dụng thành công và khôn khéo nhất phải kể đến ông lớn Apple. Steve Jobs đã dễ dàng vực dậy cả đế chế công nghệ smart phone sử dụng hệ điều hành iOS và đưa nó trở thành người dẫn đầu thị trường thiết bị di động cùng với nhiều sản phẩm điển hình như: iPhone, ipad, macbook, iWatch.... Bằng việc nâng cấp tính năng sản phẩm mới, Apple đã giúp cho iPhone duy trì được vị thế hàng đầu suốt 9 năm qua (2007-2016).
Chắc hẳn đối với nhiều doanh nghiệp và các nhà làm marketing Việt Nam vẫn còn xa lạ với cái tên “Social Listening” bởi vì đây vẫn còn là một ngành tương đối mới mẻ và chưa được giới kinh doanh quan tâm. Tuy nhiên, trong tương lai có thể đây là một ngành đầy tiềm năng, trở thành một công cụ hữu ích, có hiệu suất cao và phù hợp với mọi chiến lược quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu của nhiều marketer và công ty.
Dưới đây là danh sách 3 tiêu chí cần lưu ý khi chọn lựa doanh nghiệp cung cấp giải pháp “Social Listening” ở Việt Nam.
Just google it, you may find your answer!

1. Sự nhanh chóng update thông tin kịp thời

Hãy thử tưởng tượng chúng ta sử dụng công cụ “giải pháp lắng nghe người dùng mạng xã hội” với mục đích theo dõi chiến dịch ra mắt hàng hóa/dịch vụ và phải sau 3-4h chúng ta mới nhận được cập nhật dữ liệu về hoạt động của mình. Nếu vậy thì chúng ta nên sử dụng Google để tiết kiệm chi phí!
Tốt nhất hãy yêu cầu tốc độ cập nhật từ 15-30’ đối với các nguồn thông tin, số liệu chính, dễ xảy ra khủng hoảng. Có một điều chắc chắn rằng thời gian là yếu tố sống còn đối với bất kỳ công ty kinh doanh nào. “Giải pháp lắng nghe người dùng mạng xã hội” sẽ giúp chúng ta phát hiện được comment về thương hiệu của chúng ta sớm nhất có thể để hạn chế rủi ro cho toàn thể công ty.

2. Khả năng phân tích cảm xúc con người qua ngôn ngữ của họ

Đây là phần khó nhất trong việc xây dựng hệ thống “giải pháp lắng nghe người dùng mạng xã hội” – phân tích “cảm xúc” qua ngôn ngữ của người dùng mạng xã hội hiện nay. Đừng kỳ vọng mức độ chính xác 100% vì cả cổ máy tìm kiếm của thế kỷ Google cũng thường chuyển một số email công việc của chúng ta vào phần thư rác. Họ cũng mắc sai lầm nhưng chúng ta mà thôi!
Tuy nhiên chúng ta nên yêu cầu tỷ lệ chính xác trên 75%. Nếu tỷ lệ hứa hẹn từ nhà cung cấp xấp xỉ 50% thì hệ thống “giải pháp lắng nghe người dùng mạng xã hội” đó không khác gì trò tung đồng xu. Chúng ta là khách hàng của họ, chúng ta có quyền yêu cầu họ đáp ứng những gì mình muốn để xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.

3. Chất lượng dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng

Hệ thống “giải pháp lắng nghe người dùng mạng xã hội” không thể hoàn toàn thay thế công việc của con người. Việc thực hiện phân tích chuyên sâu đều phải được thực hiện bởi con người. Chúng ta nên hỏi đối tác cung cấp về trình độ chuyên môn của những người phụ trách phần công việc phức tạp này.
Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu kịp thời và chính xác là nền tảng của hệ thống “giải pháp lắng nghe người dùng mạng xã hội”. Nếu thiếu dữ liệu thì việc phân tích sẽ là vô nghĩa và chúng ta sẽ có được một cái nhìn kém chính xác về toàn thể công ty hoặc hàng hóa/dịch vụ của mình.
Sau nhiều dẫn đầu thị trường nội địa trong lĩnh vực năm sản xuất, kinh doanh sữa tươi và các sản phẩm được làm từ sữa tươi như: sữa chua, sữa bột, sữa đặc có đường, creamer đặc có đường… giờ đây, Vinamilk đang tích cực lên kế hoạch đầu tư và mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế. Đây là một bước ngoặc lớn và cũng là dự án lớn được đầu tư mạnh tay nhất của Vinamilk.

Những thành tích nổi bật của Vinamilk trong thời gian gần đây

Năm 2016 là vừa tròn 40 năm thành lập, đến nay Vinamilk đã trở thành một công ty kinh doanh và sản xuất sữa tươi nguyên chất hàng đầu tại Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở chi nhánh sản xuất sữa Angkor vừa được xây dựng mới tại Campuchia mà Vinamilk còn đầu tư thêm 22,8 phần trăm cổ phiếu nắm giữ tại nhà máy sữa Mikara ở New Zealand. Và gần đây nhất là sự thành công trong việc thâm nhập vào thị trường Mỹ qua việc mua lại toàn bộ công ty sữa Driftwood nổi tiếng lâu đời tại quận Cam nước Mỹ. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc...

Dây chuyền sản xuất sữa hiện đại áp dụng công nghệ cao của Vinamilk

Chiến lược vươn vòi ra thế giới

Chiến lược vươn ra toàn cầu của Vinamilk đã được đón nhận “nồng hậu”của những nước công ty đến đầu tư. Theo bà Men Sam On, với việc Vinamilk đầu tư nhà máy sữa tiêu chuẩn quốc tế, sẽ giúp Campuchia bổ sung nguồn thiếu hụt sữa và giảm dần nhập khẩu. Điều quan trọng hơn nữa, nhà máy sữa này còn giúp làm giảm tình trạng thất nghiệp và giúp Campuchia hạn chế chảy máu chất xám khi ngày càng nhiều người lao động có tay nghề và trình độ cao bỏ ra nước ngoài tìm việc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinamilk Bà Lê Thị Băng Tâm khẳng định và cam kết, nhà máy sữa Angkor được đầu tư trang thiết bị hiện đại từ Châu Âu, Mỹ, Nhật sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người dân Campuchia và khu vực trong nhiều năm tới. Nhà máy sữa của Vinamilk cam kết mang lại cho những khách hàng Campuchia các sản phẩm sữa tươi nguyên chất và an toàn vệ sinh nhất được sản xuất theo dây chuyền và tiêu chuẩn thế giới.
Trong thời điểm hình thành và hội nhập của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhà máy sữa Angkor như một điển hình trong việc tận dụng lợi thế cạnh tranh địa phương, mở rộng hoạt động sang các quốc gia trong khu vực, nhằm tăng cường hoạt động dịch vụ và giao thoa lao động của khu vực mậu  dịch tự do ASEAN.
Vinamilk luôn tự tin với hướng đi của mình, mục tiêu của Vinamilk giờ đây không chỉ là chiễm lính thị trường trong nước nữa mà còn vươn tới khắp mọi miền thế giới, sánh vai cùng các hãng sữa quốc tế nổi tiếng khác.
Theo các chuyên gia công nghệ hiện nay, trong số các ông trùm khét tiếng trên thị trường công nghệ cao thì Facebook được đánh giá là kẻ thông minh nhất với bước đi vượt thời gian, vượt thời đại của mình. Đó chính là chiến lược marketing trên thiết bị điện tử di động.
Cổ phiếu Facebook đã tăng 0,8 phần trăm chạm mốc 77,89 đô la Mỹ chốt phiên tại New York, công ty này được định giá  201.6 tỷ đô la Mỹ.
Điều này đã biến tập đoàn Facebook trở thành công ty lớn thứ 22 thế giới, sau công ty Verizon Communications Inc. Cổ phiếu của mạng xã hội khổng lồ này đã tăng 9,3 phần trăm kể từ hôm 23/7 – sau khi họ đưa ra báo cáo doanh số quý II đạt $ 2,91 tỷ đô la Mỹ – tăng 61 phần trăm.
Mark Zuckerberg đã cài đặt dịch vụ marketing vào application Facebook trên các thiết bị điện tử di động như smartphone và tablet. Đồng thời, Mark Zuckerberg cũng tiến tới phát triển một mạng lưới di động để quảng báo thương hiệu công ty trên mạng Internet.
Facebook, kẻ khổng lồ trong ngành dịch vụ mạng xã hội ngày này

1. Gia tài khủng của ông chủ Facebook

Sự tăng giá cổ phiếu giúp tài sản của ông chủ tập đoàn Facebook chạm mốc 34,5 tỷ đô la Mỹ đồng thời biến ông trở thành tỷ phú giàu có đứng ở thứ 13 thế giới..
CEO 30 tuổi này đã sáng lập Facebook năm 2004, và sở hữu 61,6 phần trăm cổ phần. Cổ phiếu của mạng xã hội khổng lồ này đã đã tăng 81 phần trăm trong 12 tháng qua cho đến ngày 5/9. Tình hình này cho thấy các nhà đầu tư tài chính đang quan tâm đến sự phát triển của mạng xã hội Facebook.

2. Thu nhập từ dịch vụ marketing

Chỉ trong vòng một năm, giá dịch vụ marketing trên Facebook đã tăng gấp đôi, ngay cả khi số biên độ marketing giảm tới 25 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng nguồn thu nhập từ marketing kỹ thuật số của mạng xã hội khổng lồ này chiếm 5,8 phần trăm trên toàn thế giới năm 2013. Marketing kỹ thuật số đã tăng 14,8 phần trăm cán mốc 120 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái, và dự kiến cán mốc 140 tỷ đô la Mỹ trong năm nay.
Để tận dụng xu hướng này, mạng xã hội khổng lồ này đã xây dựng một chiến lược marketing, họ đã cung cấp dịch vụ marketing video để cạnh tranh với truyền hình, xây dựng một mạng lưới phân phối dịch vụ marketing trên các application phát triển khác.

3. Chiến lược gia tăng thị phần và chuyển sang thị trường mới

Tốc độ tăng trưởng của Mỹ đang dần chậm lại, mạng xã hội khổng lồ này buộc phải mở rộng sang thị trường Bắc Mỹ.
Lượng người sử dụng ở Bắc Mỹ đã tăng 7 phần trăm vào tháng Sáu, người sử dụng ở khu vực Đông Nam Á cũng tăng 26 phần trăm. Zuckerberg cũng thực hiện chiến lược bành trướng khi mua lại trị giá hàng tỷ đô la Mỹ để đa dạng hóa sản phẩm. Vào tháng Hai, mạng xã hội khổng lồ này đã chi khoảng 19 tỷ đô la Mỹ để mua application tin nhắn WhatsApp Inc.

Saturday, July 30, 2016

Sau một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt từ vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho đến việc tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thì công đoạn cuối cùng trước thềm khởi nghiệp đó là lập kế hoạch kinh doanh.
Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và đầy đủ là một bản kế hoạch có đầy đủ những yếu tố được liệt kê dưới đây.

1. Quản lý và kiểm soát nguồn tài chính

Tất cả mọi thứ đưa vào kế hoạch kinh doanh đến thời điểm này cần hỗ trợ cho các giả định và dự báo về tài chính của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc không có ai cảm thấy bất ngờ khi họ nhìn thấy những con số dự báo về doanh thu trong tương lai của bạn, bởi lẽ họ đã hiểu rõ thị trường, mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh của bạn. Dự báo nên có tính lôgic với những gì bạn đưa vào trong kế hoạch này.

2. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường mục tiêu

  • Phân đoạn thị trường: Mô tả toàn cảnh địa lý và nhằm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.
  • Phân tích ngành.
  • Lập ma trận phân tích các điểm mạnh, yếu của những doanh nghiệp cạnh tranh hiện có trong ngành và các đối thủ tiềm năng. Đồng thời phân tích thuận lợi và cơ hội mà thị trường đem lại.
  • Tổng quan thị trường.
Sơ đồ tư duy về các công việc cần thực hiện khi khởi nghiệp kinh doanh

3. Những phương pháp quảng bá thương hiệu

Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là sự cần thiết cho một thương hiệu non trẻ nhằm mục đích bước vào thị trường đầy tính ganh đua và cạnh tranh khốc liệt.

4. Tổng duyệt bản kế hoạch trước khi áp dụng

Bạn cần kiểm tra và đánh giá lại kế hoạch của mình để tạo sự thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Và điều quan trọng nhất không thể thiếu trong mỗi bản kế hoạch kinh doanh đó là “con đường máu” được mở để cho các nhà đầu tư rút vốn lui và chia tay với doanh nghiệp của bạn.
Tùy vào mục đích và đối tượng sử dụng bản kế hoạch kinh doanh mà ta viết theo các hướng khác nhau.

5. Xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng

Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Thiết lập một bản phân công công việc, chức vụ và trách nhiệm của từng vị trí một cách rõ ràng, mình bạch và có tổ chức, có hệ thống.
Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định để thuê nhân sự cần thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho các thành viên trong công ty.
Cách mà chúng ta phản ứng và đối mặt với thất bại – cơn ác mộng của mọi doanh nhân, sẽ thể hiện tính cách, bản lĩnh và bộc lộ sự nhục chí hay quyết tâm mạnh mẽ của chúng ta.
Tuy nhiên, là một người thông mình, chúng ta không dễ dàng chấp nhận điều đó mà ngược lại biến thất bại thành các lợi thế sau của mình qua 6 cách dưới đây.

1. Kiên cường và mạnh mẽ lên

Kiên định là những gì bạn làm với tinh thần lạc quan. Khi những người khác nói “Thế là đủ” và quyết định từ bỏ và về nhà, những người kiên định quên đi thất bại và tiếp tục.
Người kiên cường là những người có tinh thần mạnh mẽ và giàu nghị lực, họ quyết không chùn bước trước thất bại bởi vì họ biết nó còn nước là còn tát. Đây chính là yếu tố giúp họ trở nên vĩ đại và đứng dậy sau thất bại.

2. Bỏ qua mọi lời đồn đoán, chỉ là gió thổi qua tai

Nếu bạn phạm sai lầm, đừng cầu nguyện và hy vọng không ai biết vì chắc chắn ai đó sẽ biết, điều đó là bất khả kháng. Đừng để người khác phải chỉ tận tay thất bại trước mặt chúng ta, bởi vì điều đó chỉ khiến ta nhận thêm một thất bại nữa. Nếu bạn im lặng, mọi người sẽ tự hỏi tại sao bạn không nói gì và họ có thể cho rằng đó là vì hèn nhát hoặc “ngu dốt”.
Thất bại là mẹ thành công, háy đứng dậy và đi tiếp

3. Luôn chuẩn bị phương án B

Cùng với kế hoạch sửa chữa, bạn cũng nên có kế hoạch để tránh vấp phải những sai lầm tương tự trong tương lai. Với kế hoạch này, mọi người sẽ tin tưởng và ủng hộ, động viên bạn nhiều hơn để bạn có thể vươn tới thành công.

4. Biết sai biết sửa là điều quan trọng nhất

Thừa nhận sai lầm là một việc, nhưng bạn không thể kết thúc ở đó. Những gì bạn làm tiếp theo rất quan trọng.
Thay vì đứng đó, chờ đợi ai đó đến để dọn dẹp đống lộn xộn của bạn, hãy tự đưa ra giải pháp. Thật tuyệt vời nếu bạn tự vạch ra những giải pháp, những công việc để khắc phục sai lầm của mình. Hãy tự mình biến chuyện to thành nhỏ, nhỏ thành không có.

5. Thua keo này ta bày keo khác

Sự lạc quan là một đặc điểm khác của những người đứng lên sau thất bại. Chính nhờ sự lạc quan mà chúng ta dễ dàng lấy lại bình tĩnh và từ đó tìm ra nguyên nhân, khắc phục khuyết điểm của mình. Họ coi mỗi thất bại là một “viên gạch” xây lên thành công sau cùng.

6. Biết nhìn nhận lại bản thân

Những người đứng dậy sau thất bại thường cho rằng thất bại là do những gì họ làm chứ không phải yếu tố bên ngoài. Họ là những người biết nhận thức được điều hay lẽ phải, sự đúng sai phân minh. Nhờ đó họ mới chủ động tạo động lực khắc phục sai lầm đó. Những người không giỏi trong việc xử lý thất bại thường có xu hướng đổ lỗi cho sự lười nhác và vì vậy họ không thể kiểm soát được tình hình.
Trong nhiều năm vừa qua, Richard Branson là nhà kinh doanh được ưa ái và thân thiện với người dùng mạng xã hội nhất.
Branson tuân thủ một số cách thực hành trên mạng xã hội đã giúp ông luôn là người dẫn đầu. Là một nhà kinh doanh giỏi, chúng ta nên học hỏi và noi theo tấm gương sáng này và dưới đây là các bài học về chiến lược kinh doanh đáng quý được rút ra từ Richard Branson.

Richard Branson

1. Tạo các hình ảnh hài hước, thân thiện

Dù đó là một bức hình động vật rất dễ thương hay một câu chuyện cá nhân, Branson luôn chia sẻ những điều ông thích thú trên Twitter. Và điều đáng chú ý là những vấn đề ông share cũng nhận được sự quan tâm và hứng thú của người dùng mạng xã hội.
Việc chia sẻ những nội dung mà người theo dõi thật sự thích giúp mang lại sự cân bằng với nội dung có tính định hướng kinh doanh. Không chỉ vậy, nó còn nâng cao tính thuyết phục và gầy dựng lòng tin của họ vào những nội dung quảng cáo đó.

2. Chính mình tương tác với người dùng mạng xã hội

Branson đã thành công khi sử dụng mạng xã hội để kể những câu chuyện và xây dựng sự gắn bó một cách tự nhiên với một lượng người theo dõi rất lớn. Bởi ông hiểu được rằng, những người theo dõi luôn ủng hộ những kết nối chân thật.
Branson thường đưa hình ảnh cá nhân vào nội dung đăng tải. Và một điều rất quan trọng cần lưu ý là Branson tự mình tương tác trên mạng xã hội. Không có một mối quan hệ bền vững mà thiếu đi công sức xây dựng của chính bàn tay mình thay vì nhờ người khác.

3. Hoan nghiên các ý kiến, phản hồi của khách hàng

Thay vì tránh dạng phản hồi thế này, Branson sẵn sàng chào đón, ông luôn hoan nghênh và cảm thấy háo hức khi chứng kiến những tương tác mới xảy ra. Đó là một cách tuyệt vời để nhận phản hồi về hàng hóa và dịch vụ và để tìm cảm hứng cho những ý tưởng mới.
Branson chọn cách tiếp cận cộng đồng với người dùng mạng Twitter chứ không phải là cách tiếp cận mà người doanh nhân trở thành một phía đối nghịch. Vì vậy, lượng fan hâm mộ ông cực kì hùng hậu và đông đảo hơn bất cứ doanh nhân nào.

4. Chuyển hướng mạng người dùng sang trang web của mình

Đăng tải những nội dung “có vẻ hay” có thể giúp tăng sự gắn kết và lượng “click”. Tuy nhiên, chỉ có nội dung có khả năng biến người hâm mộ trên mạng xã hội thành khách hàng mới là những nội dung chuyển hướng họ đến với trang web chúng ta.
Branson hiểu tầm quan trọng của blog nội dung đối với chiến lược social media của ông; ông hầu như viết các bài viết mới trên blog mỗi ngày. Nhờ việc ẩn các đường link trong dòng status của mình, ông đã thành công khi biến người theo dõi thành các khách hàng tiềm năng khi họ truy cập vào trang web của ông.