RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label kế hoạch kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label kế hoạch kinh doanh. Show all posts

Sunday, July 31, 2016

Nếu nhắc đến lĩnh vực thời trang nhiều người sẽ nghĩ đến John Henry, Abercrombie & Fitch, Levi’s… Ở lĩnh vực công nghệ điện thoại smartphone thì có các ông lớn như Apple, Samsung, Sony… Còn đã nhắc đến hệ thống bán lẻ trực tuyến (online) thì chỉ có một ông hoàng duy nhất và lâu đời nhất đó là John Lewis.
John Lewis được biết đến là kênh phân phối và bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở nước Anh. Đây được xem là một niềm tự hào dân tộc của xứ sương mù. Không chỉ nổi tiếng nhờ sự phổ biến và uy tín của thương hiệu, John Lewis còn được rất nhiều khách hàng và người tiêu dùng trên toàn thế giới yêu mến, tin tưởng. Có thể nói John Lewis là một thương hiệu sở hữu lượng khách hàng khổng lồ hiếm có trên thế giới. Thậm chí hãng phân phối trực tuyến này đã từng được bình chọn là nhà bán lẻ thân thiện và được yêu thích nhất.
Vậy với bí quyết nào, tuyệt chiêu gì mà John Lewis có thể dễ dàng duy trì và không ngừng gia tăng lượng khách hàng của mình trong nhiều thập kỷ qua như vậy? Chúng ta hãy cùng đọc bài viết sau đây về 3 mẹo vặt giúp John Lewis trở thành thương hiệu thân thiện và được tin dùng nhất trên thế giới.

1. Chiến lược biến nhân viên thành cổ đông

Không có ai trong số 70.000 con người đang làm việc tại John Lewis là nhân viên, họ là những người cùng chung quyền sở hữu doanh nghiệp. Chính vì trở thành một phần của John Lewis nên họ cảm thấy mình phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cống hiến hết sức lực, trí tuệ để phục vụ và đưa công ty đến đỉnh cao thành công. Điều này đã tạo cho họ một động lực khích lệ tinh thần, khiến họ làm việc hăng hái và phấn khởi hơn bao giờ hết. Đồng thời cũng khuyến khích họ đem đến cho khách hàng những dịch vụ và phương pháp hỗ trợ tối ưu và đặc biệt, bởi mọi người trong tập thể đều hiểu rằng giúp đỡ công ty chính là giúp đỡ cho bản thân họ.

2. Tích cực tiếp thu ý kiến, đánh giá và phản hồi từ khách hàng

Đối với John Lewis, việc thiết kế trang web bán hàng theo phong cách sang trọng, chuyên nghiệp và thân thiện với khách hàng thôi chưa đủ. Ông chủ lớn này hiểu được rằng người tiêu dùng chỉ cảm thấy hài lòng và tin tưởng thương hiệu của chúng ta khi họ được thỏa mãn nhu cầu kịp thời và đúng lúc. Và chính dịch vụ chăm sóc khách hàng đảm nhận vai trò quan trọng này. John Lewis rất chú tâm đến khâu hỗ trợ và tương tác với người tiêu dùng sản phẩm. Phương châm kinh doanh của hãng là: “không để khách hàng phải chờ đợi”. Do đó, trang web và các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến được thiết kế tối ưu nhằm đảm bảo các khách hàng trực tuyến luôn nhận được hỗ trợ tốt nhất.

3. Phong cách kinh doanh đặc trưng

John Lewis đã rất thành công trong chiến lược cổ đông hóa nhân viên của mình. Như một mũi tiêu trúng nhiều con nhạn, chiến lược này của hãng không chỉ khiến nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn mà còn tạo nên một nét riêng biệt, đặc trưng kinh doanh mà chỉ duy nhất John Lewis có. Họ đã tạo nên hiệu ứng PR tốt ngoài sức tưởng tượng.

Saturday, July 30, 2016

Trong cuộc sống, mỗi khi chúng ta lên ý tưởng cho một việc thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới sau khi ý tưởng đã được kiểm duyệt đó là lập kế hoạch thực hiện. Trong kinh doanh cũng vậy, việc chuẩn bị cẩn thận một kế hoạch kinh doanh sẽ khiến chúng ta dễ dàng đạt được mục tiêu hơn, dễ dàng truyền đạt các ý tưởng, định hướng cho nhân viên của mình hơn.
Và dưới đây là danh sách các lợi ích to lớn có được từ một bản kế hoạch hoàn chỉnh cho quá trình kinh doanh của chúng ta.

1. Hấp dẫn các nhà đầu tư đổ vốn vào dự án kinh doanh

Trước khi các nhà đầu tư quyết định có hay không đầu tư tài chính vào công ty bạn, thì họ cần phải biết rõ về kế hoạch kinh doanh của công ty bạn như thế nào? Tất nhiên một điều rằng, bản kế hoạch kinh doanh chính là chất xúc tác giúp cho việc xin cấp vốn diễn ra thuận lợi hơn. Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ giúp cho các đối tác của bạn có cái nhìn tổng quát hơn về công việc kinh doanh của bạn.
Họ sẽ xem xét và mong nhìn thấy ở bản kế hoạch của bạn một dự án kinh doanh đầy tính khả thi. Và một điều quan trọng không kém mà bất cứ một nhà đầu tư nào cũng phải xem xét trước khi đi đến quyết định, đó là “con đường rút lui”, là phương án thoát hiểm an toàn cho các nhà đầu tư khi dự án gặp vấn đề không giải quyết được.

2. Xác định cụ thể những điều cần phải đạt được

Khi công việc ngày càng phát triển, bạn khó có thể tổ chức và sắp xếp các ý tưởng theo một trình tự logic để xác định vấn đề nào cần ưu tiên thực hiện trước và điều bạn cần lúc này là một chiến lược rõ ràng và mạch lạc. Do đó, hãy bắt tay ngay vào việc thiết lập một bản kế hoạch kinh doanh thật chu đáo, thật kỹ càng và tỉ mỉ.

3. Quá trình kinh doanh trở nên “thuận buồm xuôi gió” hơn

Thông thường xúc tiến và thúc đẩy hoạt động bán hàng sẽ là một một phần rất quan trọng trong một kế hoạch kinh doanh. Một khi bạn show “hàng” (kế hoạch kinh doanh) của mình cho khách hàng thấy, họ sẽ biết được bạn nổi bật ở đâu, mạnh điểm nào, những thứ họ cần ở bạn. Bản kế hoạch kinh doanh gia tăng hiệu suất hoạt động và giảm thiểu chi phí trong khi vẫn đạt được các kết quả như mong đợi, hoặc thậm chí tốt hơn.

4. Vạch ra hướng đi rõ ràng cho công ty

Để vạch ra một hướng đi đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của công ty, điều kiện tiên quyết mà mỗi nhà lãnh đạo cần phải đáp ứng được đó là đề xuất các chiến lược kinh doanh, phân tích và lựa chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực công ty.
Sử dụng một bản kế hoạch kinh doanh để thiết lập những bước đi hợp lý cho việc bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới trong tương lai.
Business plan to success

5. Truyền đạt tư tưởng và mục tiêu kinh doanh xuống cấp dưới

Để lên kế hoạch đào tạo những nhân viên mới, bạn cần chia sẻ và giải thích những mục tiêu kinh doanh với đội ngũ quản lý, nhân viên và những người mới đến làm việc. Tốt nhất là nên chia nhỏ bản kế hoạch ra từng phần rồi truyền đạt lại cách thức thực hiện từng công đoạn trong bản kế hoạch đó cho mọi người dễ nắm bắt.