Khi chúng ta bước ra khỏi trường lớp và trở thành những nhân viên
làm công ăn lương thực thụ, đó là lúc chúng ta nhận ra rằng chiến trường khốc
liệt và...tàn ác nhất không phải là đại học hay cao học mà chính là môi trường
làm việc, đặc biệt là trong các công ty, doanh nghiệp lớn.
Để ngồi trên những chiếc ghế danh giá đó chúng ta đã phải trau dồi
đèn sách suốt 16 năm liền. Tuy nhiên, việc duy trì chiếc ghế nóng đó còn khó
khăn và đòi hỏi chúng ta phải cẩn thận hơn gấp nhiều lần. Bởi vì bất cứ một sai
lầm nhỏ nào cũng khiến những người ganh ghét ta tận dụng và biến nó thành cơn
ác mộng của chúng ta...đó là sa thải.
Để đề phòng và chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp xấu nhất xảy
ra, sau đây là 4 dấu hiệu để nhận biết ngày mà chúng ta phải ra đi sắp đến.
Cấp trên có sự đề phòng với chúng ta
Sự
độc lập “tác chiến” tại thời điểm hiện tại không còn với bạn nữa, thay vào đó mọi
công việc bạn làm đều có có người khác kèm cặp và theo sát. Cái tự do vốn có trong văn phòng làm việc giờ đây không còn nữa
mà thay vào đó là sự giám sát, theo dõi từng hành vi, cử chỉ của chúng ta một
cách chặt chẽ và gắt gao hơn bao giờ hết từ ánh mắt của các sếp.
Mọi người đều tránh né và làm ngơ với chúng ta
Bạn
bị sếp “cật vấn” nhiều hơn trước đối với các việc bạn làm. Sếp tỏ ra rất khó
khăn, hạch hỏi khi bạn trình báo cáo công việc. Và các
cộng sự thân thiết ngày nào của chúng ta giờ đây đến một cái bắt tay, một cuộc
trò chuyện hay một sự giúp đỡ nhau cũng trở nên hiếm hoi hơn bao giờ hết.
Chúng ta bắt đầu bị đánh giá thấp và chê bai
Không
phải đương nhiên bạn nhận được lời cảnh báo cần thay đổi và cải thiện bản “kế
hoạch làm việc” sếp nhắc nhở. Điều này không phải gì
khác đó chính là dấu hiệu báo trước cuộc "chia tay" giữa ta và công
ty sắp đến và vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Ngoài ra, những đồng nghiệp
các phòng ban khác thân cận với sếp cũng bắt đầu
có phản hồi tiêu cực về bạn.
Sếp cho ngưng toàn bộ dự án chúng ta đang làm
Bạn
đang phụ trách một đống các dự án khác nhưng đột nhiên sếp yêu cầu bạn báo cáo toàn bộ tiến độ công việc và chuyển chúng sang người khác. Vào thời
điểm đó, có thể thấy vai trò của bạn không còn quan trọng như trước nữa nên
cũng dễ hiểu khi những công việc bạn làm giờ đây chỉ mang tính chất hình thức,
nhẹ nhàng nhưng vô nghĩa, thậm chí còn không liên quan tới lĩnh vực chuyên môn
của bạn. Có lẽ đó là lúc sếp muốn tiễn bạn ra khỏi công ty.
0 comments:
Post a Comment