RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label CEO nổi tiếng. Show all posts
Showing posts with label CEO nổi tiếng. Show all posts

Sunday, July 31, 2016

Đã có khi nào chúng ta tự hỏi bản thân đến bao giờ mình mới tiết kiệm được một triệu đô la mỹ? Thật sự thì…đó là một con số mà chúng ta còn không dám nghĩ đến chứ đừng nói tới việc lên kế hoạch để thực hiện nó. Tuy nhiên, xưa ông cha ta có câu: “Không gì là không thể”. Nhiều người trên thế giới này vẫn làm được, vậy giữa họ với chúng ta khác nhau điều gì?
Sau đây là những bí quyết, những tuyệt chiêu mà chúng ta nên học hỏi nếu muốn “tiết kiệm được 1 triệu USD” hay đơn giản nhất chỉ là để thành công trong sự nghiệp làm giàu của mình.
Margot Micallef – CEO nổi tiếng tạo dựng mạng lưới quan hệ khổng lồ và kiên cố và bền vững

1. Biến khách hàng thành “cha mẹ” thứ 2 của mình

Mọi thứ bạn làm nên tập trung vào khách hàng của bạn. Bạn muốn đi du lịch để nghỉ ngơi? Vậy khi bạn đi du lịch thì ai quan tâm đến khách hàng của bạn? Có khi nào bạn đặt mình vào vị trí của họ và cảm thấy khó chịu?… Bạn đang nghĩ tới việc xem xét lại chương trình phúc lợi cho nhân viên?
Hãy cân nhắc xem việc đó ảnh hưởng ra sao tới khách hàng. Đừng lo lắng về việc giảm giá và chắc chắn cũng không nên tập trung vào tiền bạc. Mà điều quan trọng bạn cần phải chú tâm vào đó là làm mọi giá để thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng.

2. Xây dựng mối quan hệ rộng lớn và chặt chẽ

Một nền tảng tốt sẽ bao gồm một mạng lưới quan hệ rộng rãi và vững mạnh với nhà đầu tư, một ông chủ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng… Chúng ta sẽ không ngờ được việc tạo dựng mối quan hệ rộng rãi và chặt chẽ ngay từ bây giờ sẽ đem lại lợi ích to lớn như thế nào cho tương lai chúng ta. Nó có thể là một chức vụ? một ví trí quan trọng trong một công ty nào đó? Hay đơn giản chỉ là một tình bạn đẹp, một tình yêu lãng mạn?…

3. Không ngừng cải thiện sản phẩm tâm huyết của mình

Lời khuyên tốt nhất của tôi để gia nhập câu lạc bộ triêu đô là tạo ra một sản phẩm tuyệt vời và sau đó tiếp tục hoàn thiện nó. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải thiết lập một kế hoạch thu thập phản hồi từ khách hàng về sản phẩm của mình. Sau đó đặt mục tiêu năm sau phải cải thiện và hoàn chỉnh sản phẩm hơn, khắc phục những khuyết điểm từ năm trước. Chiến lược tăng trưởng này vừa vững bền lại dễ kiểm soát, quản lý.

4. Biến đau thương thành sức mạnh

Chúng ta vướng phải một vấn đề nan giải, chúng ta xoay xở tìm kiếm người giải quyết vấn đề và thật quý giá nếu tìm được họ. Chúng ta sẳn sàng chi hàng trăm triệu để họ tiễn “căn bệnh” đó đi khỏi cuộc đời mình. Điều này cũng tương tự trong kinh doanh, nỗi sợ hãi thường đi kèm với việc chi tiêu một khoản tiền lớn và khách hàng sẵn sàng trả tiền nếu bạn giúp họ giảm bớt nỗi sợ hãi bên trong.

Saturday, July 30, 2016

Trong kinh doanh, có một điều quý giá, một bài học đáng học hỏi được rút ra từ ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg đó là không có điều gì là không thể làm được nếu ý tưởng đó được thực thi hóa nhờ vào công nghệ hiện đại của ngày nay. Mark là người tiêu phong trong lối chiến lược kinh doanh thông mình này và trở thành hình mẫu đáng để nhiều người học hỏi.
Và sau đây là danh sách 3 bí quyết tuyệt vời được đúc kết từ sự nghiệp kinh doanh của Mark Zuckerberg.
Ông chủ trẻ thân thiện của Facebook

1. Tiếp thu kiến thức là một chuyện nhưng làm theo suy nghĩ là một chuyện khác

Trong bức thư đầu tiên gửi các cổ đông, Zuckerberg cũng nói Facebook có thể sẽ không bao giờ trở thành một tập đoàn kinh doanh đúng nghĩa. Tuy nhiên, theo thời gian, Facebook đã trở thành một tập đoàn kinh doanh thực thụ.
Nếu muốn trở thành một nhà kinh doanh tài ba, thật tốt nếu những ý tưởng của bạn có thể giải quyết được những vấn đề nhỏ. Mark Zuckerberg khuyến khích người trẻ tìm hiểu kỹ để xác định những gì mình thích và không thích trước khi hành động.

2. “Đừng cố quá mà quá cố”

Trong một lần tham gia buổi hỏi đáp trực tiếp, một học sinh đã hỏi Zuckerberg về cách ông vượt qua những thách thức trong giai đoạn đầu của Facebook, chẳng hạn như tìm kiếm các nhà đầu tư, thu hút người dùng… Và ông chủ Facebook đáp lại rằng: “Chúng ta không hề đơn độc, sự giúp đỡ và hỗ trợ đến từ những người thân thiết xung quanh chúng ta. Mọi chuyện đều có thể xảy ra và không ai lường trước được hết”.
Nhiều người muốn kinh doanh nhưng lại sợ rủi ro và sợ phạm sai lầm, nhưng Zuckerberg tin rằng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ một nhóm những người có thể cùng chia sẻ tầm nhìn sẽ giúp nhà kinh doanh tài ba cân, đo, đong đếm nhiều khả năng và đánh giá xem lựa chọn nào đáng để liều lĩnh.

3. Ưu tiên việc hoành thành nhiệm vụ hơn là “hoàn hảo hóa” nó

Tại trụ sở của Facebook ở Menlo Park câu “Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo” được vẽ trên nhiều bức tường như một câu “thần chú” cho cả Tập đoàn kinh doanh. Điều này có nghĩa là bí quyết thành công nằm ở chỗ chúng ta phải ưu tiên trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ hơn là đạt được kết quả hoàn hảo. Phương châm hoạt động của Mark đó là tập trung hành động, tiếp thu phản hồi, ý kiến của người dùng và khắc phục sai sót, khuyết điểm của sản phẩm.
Mark Zuckerberg ví phương châm này giống như cách làm việc của hacker. Họ thường bắt tay ngay lên kế hoạch hành động cụ thể để hiện thực hóa ý tưởng rồi sau đó rút ra sai sót và cải thiện nó hoàn chỉnh thay vì tốn thời gian tranh cãi nhay đâu là ý tưởng tối ưu nhất.
Phương Đông và phương Tây có nhiều điểm khác biệt về nền văn hóa, kinh tế và xã hội. Chính điều này đã kéo theo sự khác biệt trong phong cách quản lý và điều hành một doanh nghiệp giữa phương Đông và phương Tây.
Tuy nhiên, bằng sự tinh tế và khôn ngoan của mình, Jack Ma - ông chủ tập đoàn bán lẻ hãng Alibaba đã khéo léo kết hợp những tinh hoa của 2 nền văn hóa này và đưa Alibaba đến đỉnh vinh quang như ngày nay.
Jack Ma – ông chủ của Alibaba và hơn 27.000 nhân viên

Jack Ma định hướng như thế nào cho Alibaba?

Mục đích của Alibaba là xây dựng một nền tảng cho các doanh nhân. Đơn giản Alibaba muốn tạo ra việc làm cho các doanh nhân. Phương châm của Alibaba trong hoạt động kinh doanh của mình là: “Khách hàng là cha là mẹ, khách hàng luôn luôn đúng”. Alibaba phải chắc chắn người dùng trên các websites của Alibaba đang kiếm được tiền.

Khuấy sâu vào khuyết điểm của đối thủ cạnh tranh

Alibaba biết rằng các nhà đầu tư của eBay không có tính kiên nhẫn - điểm mấu chốt nếu muốn dành chiến thắng tại thị trường Trung Quốc. Do đó, Jack Ma đã tận dụng điểm yếu này của e Bay, biến nó thành lợi thế của mình và không ngừng gây áp lực cạnh tranh lên tập đoàn kinh doanh bán lẻ này. Chính điều đó đã giúp họ sống sót.

Sự kết hợp hoàn hảo

Jack Ma vốn là một giáo viên và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới phong cách quản lý của ông. Jack Ma biết lúc nào thì nên cứng rắn, lúc nào thì nên mềm mỏng và luôn thay đổi một cách linh hoạt. Jack Ma được đánh giá là nhà lãnh đạo hoàn hảo cho đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm.
Điều thú vị và khá độc đạo ở phương pháp mà Jack Ma sử dụng để quản lý bộ máy điều hành công ty đó là “hình thức nhóm”. Nói cách khác, nếu một doanh nghiệp kinh doanh ở phương Tây chỉ có 2-3 nhà sáng lập thì ở Alibaba là con số 18.

Không nhất thiết tuyển dụng nhân viên hoàn hảo tuyệt đối

Vấn đề quan trọng là tìm ra một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc tốt cùng nhau thay vì tuyển dụng một đội ngũ tập hợp toàn ngôi sao với CV đẹp. “Jack Ma đã thử tuyển dụng và đào tạo một nhóm nhân viên bằng cấp cao và có CV hoàn hảo nhưng rồi họ lại không thể làm việc hiệu quả như một team”.

Cách đối nhân xử thế

Khi Porter gia nhập công ty, anh mang theo tư tưởng quản lý hướng tới sự hoàn hảo của phương Tây nhưng Jack Ma đã khiến Porter thay đổi. Ông nói nhân viên Alibaba luôn đùa rằng: “Bên Tây chỉ biết chú trọng phân tích, suốt ngày tổng hợp thông tin rồi lại phân tích mà quên luôn cả hành động. Trong khi đó, người Trung Quốc coi hành động và kết quả quan trọng hơn”. Đúng như câu tục ngữ: Nói ít làm nhiều.
Mark Zuckerberg được biết đến là một tỷ phú trẻ tuổi đầy thân thiện và nhiệt huyết. Anh đã cống hiến toàn bộ trí tuệ và công sức của mình để tạo nên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, đó là Facebook.

Ông chủ thân thiện của Facebook

Dù ông chủ thân thiện này đã đạt được đến đỉnh cao của sự thành công trong sự nghiệp của mình, nhưng Mark Zuckerberg vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, nhất là tôn chỉ đưa Con Người lên vị trí độc tôn trong kinh doanh vẫn chưa hoàn thiện.
Mạng xã hội khổng lồ của Mark Zuckerberg ra đời trong bối cảnh nền công nghệ thông tin đã gần như được đại gia Google làm, nhưng làm sao mà Facebook có thể chen chân và cạnh tranh thành công?
Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg từng nói: “Tôi khâm phục tư duy phát triển tìm kiếm, tra cứu thông tin của Google. Trong thời đại toàn cầu hóa như bây giờ, Google đã cực kỳ thành công trong việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm dữ liệu cho người dùng trên thế giới. Nhưng Google đã tách máy tính với tình cảm con người. Ngồi trước máy tính với Google, người ta cảm thấy một sự giao diện lạnh lùng.”
Mark phát biểu rằng con người làm chủ tất cả, máy tính cũng là không phải là trường hợp ngoại lệ. Bởi vậy, tôi không muốn giao lại địa vị chúa tể này cho máy tính. Tôi phải nối sợi dây từ bộ óc con người tới máy tính. Khác với sự lạnh lùng của bác google, facebook mang lại sự thân thiện, gần gũi hơn cho người dùng. Bởi vậy, đạo kinh doanh của Facebook chính là Con Người”.

Định hướng đến con người

Với định hướng mang lại sự thỏa mãn và hài lòng cao nhất cho người dùng tìm kiếm dữ liệu trên khắp mọi miền, Google đã  chiếm địa vị độc tôn bá quyền trong lĩnh vực mạng tới đầu những năm của Thế kỷ 21, nhưng với sự ra đời của Facebook, Google đang bị thách thức mạnh mẽ. Trong giai đoạn số hóa thời bây giờ, sự sống ảo và khoảng cách xa lạ giữa con người với con người ngày càng lớn, mọi người chỉ muốn vùi mình vào môi trường ảo.
Google và Facebook đều là trang web xã giao, tìm kiếm và tra cứu, là công cụ thực hiện giao diện giữa người với người, là sợi dây nối con người với con người. Tuy nhiên, Facebook nhỉnh hơn Google ở đặc tính thân thiện và ấm áp tình cảm, chứ không lạnh lẽo như người anh của mình.
Một khách hàng nói: “Facebook đã cấp visa toàn cầu cho tôi. Tôi có thể dễ dàng du lịch vòng quanh thế giới. Đây vừa là trang mạng xã hội vừa là người bạn thân thiện của con người”. Tính đến ngày 15/1/2011 đã có tới 596 triệu người trở thành thành viên của Facebook và riêng ở Mỹ, có tới 147 triệu người đăng ký.
Tiếp thu những tinh hoa, kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước là một trong những phương pháp giúp chúng ta thành công trong kinh doanh. Nhưng nhiều người vẫn bước đến đài vinh quang nhờ tự làm theo cách của họ. Đặc biệt là minh tinh của chương trình nổi tiếng Shark Tank Mark Cuban. Ông cũng đi đầu trong việc đầu tư vào kinh doanh trực tuyến.
Cuban đã chứng kiến hàng trăm kiểu giới thiệu sản phẩm và nghe vô số sáng kiến mới, tất cả đều đến từ những nhà kinh doanh đang tìm kiếm vận may. Vậy làm thế nào mà ông chọn được những vụ kinh doanh tài chính tốt nhất? Ông đã chia sẻ rằng ông học theo nguyên tắc của nhà kinh doanh tài chính mạo hiểm Fred Wilson:"Cốt truyện càng dài thì thương vụ càng tồi”.
Ông đã chứng kiến nhiều nhà kinh doanh kể những mẫu truyện cảm động với hi vọng sẽ khiến ai đó đồng cảm, chia sẽ đầu tư cho họ. Nhưng chúng ta dùng mẫu truyện càng hay để thuyết phục ai đó, thì càng ít khả năng họ coi đó là vụ kinh doanh tài chính có lợi.
Mark Cuban
Ông biết rằng nếu một sáng kiến cần đến sự đồng cảm, chia sẽ để được đầu tư thì đó không phải là một sáng kiến đủ tốt. Là một nhà kinh doanh, có 3 điều chúng ta có thể học được từ nguyên tắc này:

1. Xây dựng lòng tin với đối tác qua lời chào hàng có căn cứ chặt chẽ

Lời giới thiệu sản phẩm tốt sẽ cho các đối tác biết chính xác những điều họ muốn biết về chúng ta: rằng chúng ta là người đem sáng kiến này tới cuộc sống và chúng ta là người tốt để họ cùng làm ăn.
Khi tiếp cận ai đó để giao dịch, chúng ta phải nắm được đầu ra đầu vào của thị trường, các vấn đề tài chính và cách vận hành của ngành. Sự thông minh hiểu biết của chúng ta sẽ cho họ thấy rằng chúng ta là đối tác tiềm năng để làm ăn cùng. Chúng ta thể hiện rằng mình không chỉ có một sáng kiến hay mà còn có đầu óc để biến nó thành hiện thực và kiến thức để trở thành một đối tác tiềm năng.

2. Không làm xao lãng khách hàng bằng những mẫu truyện không liên quan

Giới thiệu sản phẩm vẫn là một kiểu tự sự, nhưng chúng ta phải kể một mẫu truyện đúng. Chúng ta không thể kể một mẫu truyện khiến ai đó cảm thấy thương hại chúng ta, mà phải là mẫu truyện khiến họ nghĩ chúng ta là một thiên tài. Vậy hãy bỏ qua những mẫu truyện ủy mị. Thay vào đó, hãy kể mẫu truyện về việc sản phẩm của chúng ta đã tạo ra khác biệt trong cuộc sống của ai đó. Hãy bỏ qua việc tự sự truyền cảm hứng và kể một mẫu truyện về cách dịch vụ của chúng ta sẽ thay đổi cách hoạt động của các công ty ra sao.

3. Không thể hiện bản thân trong lời chào hàng

Khi chúng ta giới thiệu sản phẩm với các đối tác, hãy nhớ rằng: Chúng ta cần bán sáng kiến của chúng ta cho họ. Chúng ta cần thuyết phục họ rằng đó là thứ sẽ đem lại tiền bạc cho họ.

Đừng làm nhiễu họ với một mẫu truyện cảm động, hãy để họ bị thuyết phục rằng chúng ta có một sáng kiến hay.
Họ là những bộ óc thiên tài của xã hội. Họ là những nhà chiến lược kinh doanh tài ba trong nhiều lĩnh vực. Họ có địa vị cao quý, quyền lực và tiền bạc của cải nhưng cái đáng trân trọng nhất chính là tấm lòng cởi mở, rộng lượng của họ. Thế giới và xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn nhờ sự đóng góp to lớn của họ.

Danh sách này gồm 4 người điển hình nhất. Sở trường của họ đều thuộc lĩnh vực công nghệ. Mỗi người một cá tính riêng biệt nhưng nét tương đồng của họ là đều có những hoạt động mang tầm cỡ thế giới tác động tới hàng tỷ người.

1. Người sáng lập quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation – Hai vợ chồng Bill và Melinda Gates


Nhắc đến Bill Gates là nghĩ ngay đến Microsoft. Tổng giá trị tài sản của tỷ phú Bill Gates hiện đang mấp mé ở ngưỡng 90 tỉ đô la mỹ, nhưng sau khi từ dã “chiến trường” và về “ở ẩn”, ông và quý bà Melinda (vợ của Bill Gates) dành hầu hết thời gian quản lý và điều hành quỹ từ thiện Bill and Melinda Gates Foundation (thành lập năm 2000). Quỹ tài trợ tiền cho các ý tưởng và hoạt động toàn cầu về chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đẩy lùi đói nghèo, xóa bỏ tệ nạn.


Đây hiện là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới với ngân sách tài trợ lên đến 40 tỉ đô la mỹ, tập trung cho công tác đẩy lùi các dịch bệnh như HIV, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác. Nhờ sự hỗ trợ của quỹ mà giai đoạn từ năm 2000 trở đi, đã có 4 quốc gia triệt hạ căn bệnh sốt rét. Năm 2014, bệnh bại liệt không còn xuất hiện ở Ấn Độ.

Hiện hai vợ chồng tỷ phú Bill đầu từ vào kế hoạch hỗ trợ mobile banking cho hơn 2 tỉ người trưởng thành vẫn chưa có tài khoản ngân hàng. Dù là những người giàu nhất thế giới, nhưng cặp vợ chồng này còn là những nhà hảo tâm tuyệt vời nhất thế giới. Cả hai người từng khẳng định sẽ cống hiến hơn 95% tài sản cá nhân cho công việc từ thiện. Tính đến bây giờ, họ đã dành hơn 27 tỉ đô la mỹ để thực hiện sứ mệnh này.

2. CEO Larry Page và chủ tịch Sergey Brin của tập đoàn Google


Trong giai đoạn khi mà Yahoo và Bin còn đang thống trị trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin, Google chỉ mới là dự án nghiên cứu có tên BackRub. Sergey Brin và Larry Page tình cờ chạm mặt ở Stanford, cả hai cùng thống nhất quyết định huy động 1 triệu đô la mỹ từ người thân trong nhà, bạn bè và các bạn đồng môn trong giới công nghệ để nghiên cứu và phát triển cổ máy tìm kiếm thông tin trên internet.


Cặp bài trùng Sergey Brin (trái) và Larry Page (phải)

Sau 20 năm, cả hai đang lãnh đạo công ty có giá trị cao chỉ xếp sau Apple. Đồng thời còn sở hữu các thương hiệu lớn mạnh như YouTube, Android và Google Maps. Lượng tiền kiếm được hàng năm của Google là 75 tỉ đô la mỹ. Tháng 8 năm 2015, cả hai thống nhất thành lập một công ty mẹ mới có tên Alphabet để quản lý tất cả.


3. Ông chủ thân thiện của Facebook - Mark Zuckerberg 



Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg

Trong một căn phòng nhếch nhác, vào năm 2004, ông chủ Mark đã khai sinh “đứa con cưng” Facebook – trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay, Mark Zuckerberg đã đưa Facebook trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Thung lũng Silicon và là mạng xã hội có độ phủ rộng nhất trị giá hơn 330 tỉ đô la mỹ.

Sau khi chào đón đứa con gái đầu lòng tháng 11 năm 2015, cặp vợ chồng Zuckerberg - Priscilla Chan khẳng định sẽ cống hiến gần 99% tài sản – tương đương hơn 52,1 tỉ đô la mỹ cho công việc từ thiện, đồng thời khai sinh ra tổ chức Sáng kiến Chan Zuckerberg (Chan Zuckerberg Initiative). Đây là tổ chức hỗ trợ dài hạn cho các sứ mệnh và các hoạt động cải thiện sức khỏe, đẩy mạnh giáo dục và bình đẳng giữa người và người.