RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label Quản lý chi tiêu. Show all posts
Showing posts with label Quản lý chi tiêu. Show all posts

Sunday, July 31, 2016

Nhắc đến tỷ phú chứng khoán là nhắc đến Warren Buffett. Thiên tài đầu tư này không chỉ nổi tiếng nhờ một thời từng làm mưa làm gió trên những sàn giao dịch chứng khoán và đặc biệt là việc khiến nền kinh nước Anh được một phen chao đảo mà ông còn nổi tiếng là người quản lý tiền bạc một cách thông minh và khoa học nhất.
Nếu sự nghiệp làm giàu càng khó khăn, gian khổ và đầy thử thách bao nhiêu thì việc khiến bản thân mình trở nên nghèo đói, túng thiếu càng dễ dàng bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu chúng ta tham khảo bài viết về những bí quyết quản lý chi tiêu tiền bạc được chia sẽ bởi Warren Buffett dưới đây thì có lẽ cái nghèo cũng khó đến được với chúng ta.

Có kế hoạch vay nợ thông minh

Nợ tốt là một cách nhạy cảm để đầu tư vào tương lai của bạn. Nó đưa bạn vào một vị trí tốt hơn, dài hạn, và một cách lý tưởng, không nên có một tác động tiêu cực vào tài chính của bạn. Còn những khoản tiền bạn vay chỉ để tiêu dùng vào những mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, vào những thứ không thể sinh ra cho bạn bất kỳ một khoản lời lãi, một khoản thu nhập nào dù lớn hay nhỏ gọi là nợ xấu. Nợ xấu chẳng những không làm cho nguồn tài chính của bạn trở nên tốt hơn mà còn bòn rút dần dần đến cạn kiệt, khiến chúng ta lầm vào trình trạng nợ nần chống chất, tệ hơn nữa là phá sản.

Đầu tư tiền bạc vào chính bản thân mình đầu tiên

Trước khi nghĩ đến việc chi tiêu tiền bạc cho những khoản ăn chơi, nghỉ dưỡng hoang phí, thì điều quan trọng hàng đầu mà bạn phải ưu tiên nghĩ tới đó là dùng tiền để đầu tư vào phát triển, cải thiện năng lực và trình độ của bản thân bạn. Hãy xác định ra một khoản tiền được định trước mà bạn muốn dành dụm mỗi tháng trước khi trả tiền cho những hóa đơn và tiêu pha phung phí. Số tiền này bạn để ra một bên để đầu tư cho giáo dục hoặc để mua một tài sản phục vụ mục tiêu đặt ra.

Thay thế những thói hư tật xấu bằng thói quen tốt khi tiêu tiền

Một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp đầu tư tài chính và công việc quản lý chi tiêu của chúng ta đó là thói quen tiêu dùng tiền bạc. Tính cách hình thành hành động và hành động hình thành thói quen. Do đó, để đảm bảo sự an toàn và ổn định tài chính của mình thì ngay từ bây giờ chúng ta phải cố gắng cách tân bản thân, thay đổi tư duy, suy nghĩ theo lối cũ, rèn luyện những tính cách, đức tính tiết kiệm, thích đầu tư hơn tiều xài. Có như vậy mới ngăn cản được sự hình thành của những thói quen xấu gây phá hoại nguồn tài chính của chúng ta.
Tiết kiệm là con đường làm giàu đơn giản mà lại hiệu quả hơn bao giờ hết. Nhiều người tuy rất giỏi kiếm ra tiền nhưng lại kém trong việc quản lý ngân sách của mình và khiến họ không ít lần rơi vào cảnh khốn đốn. Kết quả là sự nghiệp làm giàu của họ trở nên khó khăn và chông gai hơn những cá nhân biết tiết kiệm và kiểm soát việc chi tiêu tốt.
Dưới đây là 5 tư duy tiêu tiền mà chúng ta nên học hỏi để quản lý ngân sách của mình tốt hơn và làm giàu mau chóng hơn.
Nên lập một kế hoạch quản lý chi tiêu hàng tháng

1. Thiết lập một kế hoạch kiểm soát ngân sách mới

Có lẽ cách thức kiểm soát tiền của chúng ta đã tốt trong quá khứ, nhưng bây giờ nó bắt đầu làm mất nhiều thời gian của chúng ta. Đó là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cần phải có một giải pháp, một kế hoạch để kiểm soát ngân sách của chúng ta tốt hơn.
Chúng ta nên chia thành những khoản chi khác nhau và chi tiêu trong hạn mức cho phép của những khoản chi này. Có thể sử dụng những phần mềm kiểm soát chi tiêu cá nhân để giúp chúng ta làm việc này.

2. Thương lượng, đàm phán để mua hàng với giá tốt

Trong tình hình tài chính hiện tại, những doanh nghiệp kinh doanh sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng của họ mức giá ưu đãi. Tuy nhiên, hầu hết nhiều doanh nghiệp kinh doanh sẽ không tự làm việc này. Vì thế, chúng ta hãy yêu cầu một mức giá hợp lý. Nếu chúng ta bị từ chối thì yêu cầu nói chuyện với người lãnh đạo hoặc cấp trên của họ và giải thích tình hình. Nếu chúng ta chịu khó "mặc cả", công sức của chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng.

3. Rèn luyện tính nhẫn nại và kiên trì

Chúng ta chỉ nên mua sắm những món đồ lớn nếu thực sự thích chúng. Khi chúng ta muốn thứ gì, hãy yêu cầu những nhân viên kinh doanh giữ nó cho chúng ta trong một thời gian ngắn rồi quay lại mua nếu thích.

4. Lấy gia đình, người thân để làm động lực phấn đấu

Đây là ý tưởng tuyệt vời và có hiệu quả cáo nếu chúng ta muốn tiết kiệm. Khi chúng ta đặt mục tiêu có ý nghĩa lớn, chúng ta có thể tiết kiệm nhiều hơn vì những người thân thiết xung quanh sẽ giúp đỡ chúng ta. Chúng ta có thể tâm sự trực tiếp hoặc chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội những kế hoạch hay là những hướng thực hiện của chúng ta với những người chúng ta quan tâm.

5. Xem xét và kỹ lượng giá cả và đưa ra những so sánh nếu cần

Shopping tự phát là một sai lầm, vì mức giá chúng ta mua không phải là mức tốt nhất. Thay vì shoppinp một cách hấp tấp, chúng ta hãy làm cách sau. Chúng ta có thể kiểm tra những salon xe, những website của các hãng xe để so sánh giá cả. Để shopping mạnh tay, chúng ta cần suy nghĩ nhiều hơn, như khi tậu một chiếc xe hơi thì truy cập vào các trang web chuyên về mua xe, tìm hiểu những chính sách chiết khấu, chương trình khuyến mại và chính sách ưu đãi.

Saturday, July 30, 2016

Tiền bạc là vật bất ly thân. Chúng ta không hẳn sẽ chết nếu không có tiền nhưng cuộc sống của mọi người sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ vào sức mạnh của nó. Nhiều người không biết cách quản lý ngân sách của mình khiến họ phải rơi vào cảnh khốn khó, cực khổ. Nhưng cũng không ít người rất giỏi trong chuyện kiểm soát chi tiêu.
Dưới đây là danh sách những mẹo vặt hay rút ra từ những nhà quản lý ngân sách, tiền bạc tài năng và chuyên nghiệp.
Xài tiền thế nào cho xứng đáng?

1. Tránh hao phí tiền bạc vào những điều không đáng

Trong khi quá nhiều người đang tập trung vào sự nghiệp làm giàu, thì hầu hết những doanh nhân thành công lại ám ảnh việc không để mất tiền vào các điều không đáng.

2. Không ai làm giàu mà không từng một lần mạo hiểm

Mọi bậc thầy về tiền bạc sẽ nói với chúng ta rằng phần quan trọng nhất của những danh mục đầu tư của chúng ta là tìm được những vụ đầu tư có rủi ro và phần thưởng không cân xứng.
Để làm được việc đó, chúng ta phải áp dụng nguyên tắc 1 lấy 5. Với mỗi đồng USD mạo hiểm, chúng ta có tiềm năng kiếm được 5 USD. Chúng ta có thể sai 4/5 lần, nhưng miễn là chúng ta đúng ở lần thứ 5, chúng ta sẽ san hòa tất cả.

3. Mở rộng danh mục đầu tư để phân tán rủi ro

Hầu hết những doanh nhân đều biết rằng mở rộng danh mục đầu tư sẽ làm phân tán rủi ro vì chúng ta không đặt tất cả tiền vào một dự án kinh doanh. Nhưng điều đó không có nghĩa là đầu tư bừa vào thị trường chứng khoán.
Một cách thực hiện sự mở rộng danh mục mà chúng ta cần đầu tư là nhắm vào những quỹ có chi phí thấp. Với những loại quỹ này, chúng ta sẽ có sự tiếp xúc rộng với những loại cổ phiếu và trái phiếu với giá mua không lớn.

4. Dùng não trước khi vung tiền

Chúng ta muốn tận dụng hết giá trị của một đồng USD? Thế thì chúng ta cần “chi tiêu vào những thứ mang đến lợi ích và nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. Đồng thời phải ngừng chi tiêu vào những thứ vô dụng với cuộc sống của chúng ta.
Hãy nghĩ tới cách chúng ta chi tiêu vào những thứ chúng ta không cần. Ví dụ, tiêu 40 USD một tuần để đi ăn tối bên ngoài thay vì ăn giá rẻ tại nhà với người thân, đồng nghiệp có thể tiết kiệm tới hai nghìn USD mỗi năm. Nếu chúng ta đầu tư số tiền đó (2 nghìn USD) và kiếm được tiền lãi mỗi năm lên tới 8% trong vòng 40 năm, chúng ta sẽ có hơn nửa triệu USD.
Tích trữ một lượng lớn dầu gội đầu và sữa tắm nhằm mục đích được mua với giá sỉ rẻ hơn rất nhiều so với giá mua lẻ. Đó là một sự thật ít ai biết về tỷ phú lừng danh Mark Cuban, ông chủ ngành giải trí với tiền kiếm được mỗi năm vào khoảng 3 tỷ đô la.
Khi trao đổi với phóng viên, Cuban tiết lộ rằng đó là phương pháp ưa thích mà ông đã sử dụng từ trước đến nay với mục đích đảm bảo ngân sách của ông luôn được kiểm soát an toàn và tăng trưởng ổn định.
Dưới đây là 3 bí quyết sử dụng tiền thông minh mà Mark Cuban đã áp dụng từ khi còn là sinh viên:
Tiêu tiền như thế nào là hiệu quả nhất?

1. Mua hàng theo từng lô lớn để hưởng giá sỉ

Đối với những loại hàng hóa được xem là thiết yếu và trở thành một nhu cầu thường xuyên của con người, thì phương pháp mua hàng theo từng lô lớn để được hưởng chiết khấu sẽ giúp tiết kiệm được một khoản tiền kha khá cho bản thân.
 “Nếu bạn mua kem đánh răng một lần để dùng suốt 1 năm, thậm chí là 2 năm, bạn có thể tiết kiệm được 50% số tiền”, Cuban cho biết. Và kèm theo đó là một mãnh đất rộng chừng 2 nghìn m2 cùng căn biệt thự tọa lạc ở giữa là điều cần thiết để tích trữ lượng hàng hóa nói trên. Tuy nhiên, tỷ phú này từng chia sẻ, ông lái xe xung quanh ngôi nhà lớn của mình và tưởng tượng sẽ sống và sử dụng ngôi nhà như thế nào đã trở thành động lực giúp ông giàu có hơn.
Người lớn làm việc lớn, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, căn cứ vào tình hình tài chính của mình mà chúng ta nên mua một lượng hàng hóa vừa đủ lớn để tiết kiệm được nhiều khoản tiền sau này.

2. Thiệt lập các khoản tiết kiệm

Cuban thừa nhận, đối với hầu hết mọi người, số tiền lãi từ việc gửi tiền vào ngân hàng có thể không đáng kể. Tuy nhiên, với một lượng tiền gửi vào lớn thì đó lại là một điều khác. Với lại, ngân hàng đảm bảo sự an toàn và giúp chúng ta không phải lo nghĩ nhiều.
Thị trường chứng khoán có thể đi lên trong nhiều năm khiến bạn ảo tưởng rằng bạn đang khá giả. Tuy nhiên, đời không như là mơ và không ai biết trước được biết đâu một ngày nào đó nó tụt giá và tiền của chúng ta tan biến. Đó là lý do tại sao bạn nên có một khoản tiết kiệm, để đảm bảo cuộc sống của bạn vẫn ổn định dù bạn có làm gì sai.

3. Giảm thiểu tình trạng nợ nần

Mark Cuban cho biết điều tốt nhất và tối thiểu nhất bạn có thể làm đó là trả nợ thẻ tín dụng của mình. Vị tỷ phú lừng danh này cũng từng ước rằng có người nào đó khuyên ông không nên dùng loại thẻ “cà” này vì nó dễ gây nên bệnh “viêm mạng túi” khi ở độ tuổi 20 đến 25.
Những nợ nần xuất phát từ việc lạm dụng thẻ tín dụng thường dẫn đến việc bạn thờ ơ với tình hình tài chính của mình và dẫn đến những bất hạnh.
Từ trước đến nay, vấn đề về việc làm thế nào để hằng tháng chúng ta không bị rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau khi chi tiêu vẫn là vấn đề gây nhức nhối và khó khăn cho không ít người trong chúng ta. Vậy làm sao để chi tiêu hợp lý và hiểu quả nhất?

Theo Time, dưới đây là 6 bước đơn giản giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng trên:

1. Lập kế hoạch kiểm soát chi tiêu


Để tránh bị rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì việc lập kế hoạch kiểm soát chi tiêu hằng tháng là việc làm rất quan trọng. Chúng ta cần liệt kê và lên một danh sách các khoản tiền tất yếu thường được chi ra như: tiền nhà, tiền điện nước, internet, đi lại, sức khỏe… mục đích là để cân đối các khoản tiền và giữ cho các khoản thu vào của chúng ta lớn hơn các khoản chi ra.

2. Theo dõi các nguồn thu nhập


Một điều không kém phần quan trọng so với bước 1 đó là chúng ta cần theo dõi các nguồn thu nhập của mình. Nếu chúng ta làm các công việc bán thời gian hay theo thời vụ và thu nhập không ổn định, hãy tính số tiền trung bình kiếm được sau vài tháng (khoảng 6 tháng một lần). Nếu khoản thu nhập nào chưa được thực nhận thì tuyệt đối không được cộng vào dù chắc chắn khoản đó sẽ được nhận. Việc này sẽ giúp chúng ta nắm rõ số tiền thực sự đang có.

3. Áp dụng công nghệ vào quản lý chi tiêu


Để lập ngân sách khoa học, chúng ta nên áp dụng các công nghệ quản lý điện tử hiện đại. Một số website, application hay software nổi bật trong lĩnh vực này như: Quicken hoặc Mint. Mobile bank và Ebank là một trong những phương pháp thanh toán trực tuyến điện tử với ngân hàng giúp chúng ta tiết kiệm cả thời gian, tiền bạc lẫn công sức.


Kiểm soát chi tiêu hằng tháng là việc làm cần thiết để không bị lạm chi.

4. Hạn chế các khoản chi không cần thiết


Nếu ngân sách chúng ta đang thâm hụt, điều cần làm đầu tiên là tái cấu trúc các khoản chi ra. Chúng ta có thể ngưng đi uống café mỗi buổi tối với bạn bè, tạm dừng việc tập yoga hay fitness, hay đơn giản là đi xe buýt đi làm thay vì đi xe máy hay xe oto để tiết kiệm xăng, tránh ùn tắc giao thông hoặc đợi các dịp khuyến mại giảm giá rồi đi shopping…


5. Tăng các khoản tiền để dự phòng


Cuộc sống thường xuyên xảy ra các sự kiện bất ngờ khó đoán trước làm phát sinh chi phí, như quà sinh nhật cho bạn bè, đi đám cưới, đi ăn đầy tháng, nhà mới,… Hãy tính toán cẩn thận, kỹ càng và lập quỹ dự phòng để tránh việc thiếu tiền chi tiêu.

6. Không tiêu phí các khoản vụn vặt


Nếu không để ý và cẩn thận, mỗi ngày chúng ta lại tiêu hao những khoản tiền nhỏ, vặt vãnh. Nhưng tích tiểu thì thành đại, và rồi khi nhận ra thì đã quá muộn. Ví dụ như ngày nào cũng rút tiền từ ATM để chi tiêu. Hãy kiểm soát chúng bằng cách theo dõi chi tiêu cho bốn tuần tiếp theo.