RSS
Facebook
Twitter

Saturday, July 30, 2016

Từ trước đến nay, vấn đề về việc làm thế nào để hằng tháng chúng ta không bị rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau khi chi tiêu vẫn là vấn đề gây nhức nhối và khó khăn cho không ít người trong chúng ta. Vậy làm sao để chi tiêu hợp lý và hiểu quả nhất?

Theo Time, dưới đây là 6 bước đơn giản giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng trên:

1. Lập kế hoạch kiểm soát chi tiêu


Để tránh bị rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì việc lập kế hoạch kiểm soát chi tiêu hằng tháng là việc làm rất quan trọng. Chúng ta cần liệt kê và lên một danh sách các khoản tiền tất yếu thường được chi ra như: tiền nhà, tiền điện nước, internet, đi lại, sức khỏe… mục đích là để cân đối các khoản tiền và giữ cho các khoản thu vào của chúng ta lớn hơn các khoản chi ra.

2. Theo dõi các nguồn thu nhập


Một điều không kém phần quan trọng so với bước 1 đó là chúng ta cần theo dõi các nguồn thu nhập của mình. Nếu chúng ta làm các công việc bán thời gian hay theo thời vụ và thu nhập không ổn định, hãy tính số tiền trung bình kiếm được sau vài tháng (khoảng 6 tháng một lần). Nếu khoản thu nhập nào chưa được thực nhận thì tuyệt đối không được cộng vào dù chắc chắn khoản đó sẽ được nhận. Việc này sẽ giúp chúng ta nắm rõ số tiền thực sự đang có.

3. Áp dụng công nghệ vào quản lý chi tiêu


Để lập ngân sách khoa học, chúng ta nên áp dụng các công nghệ quản lý điện tử hiện đại. Một số website, application hay software nổi bật trong lĩnh vực này như: Quicken hoặc Mint. Mobile bank và Ebank là một trong những phương pháp thanh toán trực tuyến điện tử với ngân hàng giúp chúng ta tiết kiệm cả thời gian, tiền bạc lẫn công sức.


Kiểm soát chi tiêu hằng tháng là việc làm cần thiết để không bị lạm chi.

4. Hạn chế các khoản chi không cần thiết


Nếu ngân sách chúng ta đang thâm hụt, điều cần làm đầu tiên là tái cấu trúc các khoản chi ra. Chúng ta có thể ngưng đi uống café mỗi buổi tối với bạn bè, tạm dừng việc tập yoga hay fitness, hay đơn giản là đi xe buýt đi làm thay vì đi xe máy hay xe oto để tiết kiệm xăng, tránh ùn tắc giao thông hoặc đợi các dịp khuyến mại giảm giá rồi đi shopping…


5. Tăng các khoản tiền để dự phòng


Cuộc sống thường xuyên xảy ra các sự kiện bất ngờ khó đoán trước làm phát sinh chi phí, như quà sinh nhật cho bạn bè, đi đám cưới, đi ăn đầy tháng, nhà mới,… Hãy tính toán cẩn thận, kỹ càng và lập quỹ dự phòng để tránh việc thiếu tiền chi tiêu.

6. Không tiêu phí các khoản vụn vặt


Nếu không để ý và cẩn thận, mỗi ngày chúng ta lại tiêu hao những khoản tiền nhỏ, vặt vãnh. Nhưng tích tiểu thì thành đại, và rồi khi nhận ra thì đã quá muộn. Ví dụ như ngày nào cũng rút tiền từ ATM để chi tiêu. Hãy kiểm soát chúng bằng cách theo dõi chi tiêu cho bốn tuần tiếp theo.

0 comments:

Post a Comment