RSS
Facebook
Twitter

Sunday, July 31, 2016

Sự thành công trong khởi nghiệp kinh doanh được đóng góp bởi nhiều yếu tố, một ít từ sự may mắn của thời vận, một ít từ các yếu tố bên ngoài tác động (như sự hỗ trợ, khuyến khích động viên của gia đình, bạn bè, sự tạo điều kiện thuận lợi từ địa phương…) nhưng điều cơ bản và cốt lõi nhất đó chính là sức mạnh từ nội lực của bản thân, nghị lực và bản lĩnh kinh doanh của chính mình.
Sau đây là danh sách 3 lời khuyên tuy đơn giản nhưng hữu ích dành cho các start-up tương lai.
Thất bại là mẹ thành công

1. Thiết lập mục tiêu cụ thể, rõ ràng và khả thi

Việc xác định rõ ràng mục tiêu cho bản thân sẽ định hướng cho mỗi người chúng ta phác thảo ra được con đường đi và những nguồn lực mà bản thân cần có được để tạo lập sự nghiệp. Từ đó chúng ta mới có thể dễ dàng liệt kê các công việc và tổ chức thực hiện chúng một cách khoa học. Đồng thời khả năng nhận biết và nắm lấy các cơ hội tiềm ẩn trong kinh doanh của chúng ta cũng trở nên tinh tế hơn.

2. Đặt niềm tin vào năng lực bản thân

Tin tưởng mãnh liệt vào khả năng của bản thân mình và khao khát thành công chính là nguồn lực thôi thúc mỗi cá nhân nỗ lực thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Mục đích và mục tiêu làm giàu của những người khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của họ là việc lấy mục đích đó làm động lực thúc đẩy, khích lệ, động viên tinh thần và không cho phép bản thân chùn bước và hãy kiên cường lên.

3. Lên kế hoạch và một chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực

Điều hiển nhiên mà các doanh nhân đều phải đối diện trong quá trình kinh doanh đó là sự thất bại. Tuy nhiên, đối với sự thất bại, có 2 dạng thức như sau:
Đầu tiên là những người bỏ cuộc ngay từ lần đầu tiên thất bại. Và tất nhiên, số phận xui xẻo, không được may mắn hay do cái này từ bên trong cái kia từ bên ngoài làm ảnh hưởng…là các đối tượng đầu tiên mà họ nghĩ đến để đổ lỗi. Dần dần, những cá nhân này không thể tìm được lối thoát để giải quyết vấn đề vì những suy nghĩ bi quan đã được hình thành nên như: tôi không thể thành công, tôi không có khả năng làm gì cả, kinh doanh quá khó khăn với tôi… Do đó, con đường duy nhất dẫn họ thoát khỏi bóng tối đeo bám đó là tự họ phải cách tân, đổi mới bản thân, thay đổi lối tư duy và hành động. Hãy luôn đặt câu hỏi “Làm thế nào để thực hiện được điều mình muốn, Làm thế nào…?”
Cuối cùng là những người có được cả sự kiên trì và tỉnh táo khi kinh doanh. Tuy nhiên, có niềm tin, có sự kiên nhẫn không thôi thì không đủ. Chúng ta cần lập ra những kế hoạch cụ thể với những chiến lược đường lối đúng đắn, phù hợp với năng lực. Nếu chiến lược không thành công thì điều các nhà kinh doanh trẻ cần làm là tỉnh táo tìm hiểu nguyên nhân thất bại để khắc phục nó, hoàn thiện hơn kế hoạch kinh doanh của mình.

0 comments:

Post a Comment