Khi đang làm việc với vai trò là một nhân viên bình thường, chắc hẳn mọi người trong chúng ta đều muốn mình sẽ sớm được thăng quan tiến chức để gia tăng nguồn thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đối với những người tài, người giỏi đó không phải là mối lo lắng của họ. Bởi vì họ luôn tự tin rằng với năng lực và trình độ của mình, việc thăng tiến chỉ là vấn đề thời gian. Còn với chúng ta, những con người bình thường, chúng ta có quan tâm đến điều đó không? Nếu câu trả lời là có thì bằng cách nào để sớm được lên chức? Rất đơn giản, đó là lấy lòng sếp của bạn. Hãy cùng tham khảo bài viết chia sẽ về những mẹo vặt hay để lấy lòng sếp dưới đây.
1. Dám nghĩ là dám nói và dám nói là dám làm
Điều này quan trọng ở mọi cấp độ khác nhau. Tốt nhất ngay từ bây giờ bạn nên rèn luyện tính dứt khoát và dám nghĩ dám làm. Hành động xuất phát từ suy nghĩ và thói quen bắt đầu từ hành động. Hãy tạo cho mình thói quen làm việc đúng như những gì đã hứa với bản thân, đã cam kết với sếp. Có như vậy, chúng ta mới được giao những nhiệm vụ quan trọng hơn. Trong mối quan hệ với sếp, bạn hãy là chiếc ghế chắc chắn và đáng tin cậy của sếp.
2. Sửa lỗi bằng hành động thay vì biện minh
Đôi khi trong cuộc sống, vì một yếu tố khách quan nào đó khiến chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ như đã cam kết. Đó là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Trong trường hợp như vậy, hãy nhận trách nhiệm về mình, cho dù lỗi xảy ra là ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Ví dụ đơn giản như khi bạn nộp báo cáo kết quả dự án bị quá hạn vì trong thời gian làm nhiệm vụ bạn phải chuyển chỗ ở. Thay vì bạn đưa ra lời giải thích hoặc bằng chứng là bạn gặp rắc rối ngoài dự tính thì bạn chỉ cần nói lời xin lỗi và hứa sẽ làm bù lại nhiều hơn. Sau một thời gian ngắn, bạn có thể tìn gặp sếp để trò chuyện và giải thích rõ ràng cho sếp hiểu. Mọi chuyện lúc đó sẽ được giải quyết rất gọn gàng và êm đẹp.
3. Đề xuất những ý tưởng và đóng góp những ý kiến cho sếp
Nói chung, đây là một thói quen quan trọng mà bạn nên xây dựng. Trong mối quan hệ với sếp, điều này càng trở nên quan trọng. Khi bạn phàn nàn, chỉ càng làm vấn đề trở nên rắc rối, phức tạp hơn và cho thấy ở bạn sự yếu kém, bất lực khi chỉ biết kêu la suốt ngày. Nhưng lời đề nghị thì lại khiến vấn đề được tập trung giải quyết hơn và khi đó sếp sẽ nhìn nhận, đánh giá cao chúng ta hơn.
0 comments:
Post a Comment