RSS
Facebook
Twitter

Monday, August 1, 2016

Trong môi trường làm việc, không chỉ riêng nhân viên kinh doanh mà bất cứ nhân sự trong phòng ban nào sau khi được đào tạo và huấn luyện bài bản, đều tự tin, phấn khởi và rất hăng say làm việc. Nhưng điều đó chỉ kéo được một thời gian ngắn ban đầu, sự ham muốn và lòng nhiệt huyết trong công việc của họ dần được thay thế bằng sự chán nản, uể oải.
Đây luôn là vấn đề nan giải gây đau đầu cho nhiều nhà quản lý. Theo các nghiên cứu gần đây, nguyên nhân chính dẫn đến việc này là sự thỏa mãn quá mức vào kết quả công việc.
Bệnh nan y ở nhân viên kinh doanh và nhiều nhân sự khác
Sau những thành tích, chiến thắng ban đầu của mình, nhân viên dần rơi vào trạng thái hài lòng và cảm thấy nhàm chán với công việc. Nhiều nhà quản lý đã nổ lực tìm hiểu và cố gắng khắc phục vấn đề bằng các giải pháp tối ưu được chia sẽ dưới đây. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo và tích lũy kinh nghiệm quản lý kinh doanh sau này cho bản thân.

1. Chia nhỏ những việc nặng thành nhiều việc nhẹ hơn, có tần suất cao hơn

Dân sales “lấy trộm” một khoảng thời gian là hơn 2h đồng hồ mỗi ngày khi đi chăm sóc thị trường. Và sau khi dùng hết khoản thời gian “lấy trộm” đó, họ nghĩ rằng đã hoàn thành nhiệm vụ và tận dụng số giờ còn lại để…ngồi không. Chính vì thế, để tránh gây nhàm chán cho dân sales, cần tạo cho họ nhiều công việc để làm hơn, khiến họ cảm thấy bận rộn hơn. Có khá nhiều việc có thể làm: tìm thông tin về đối thủ trên địa bàn, thông tin về nhà phân phối của đối thủ, thông tin về các khách hàng tiềm năng trên địa bàn...

2. Quan tâm đến tính cách và năng lực đặc biệt của từng nhân viên

Quản lý cần tìm ra điểm mạnh của họ, thường là dựa vào chỉ số, năng suất, doanh số cao nhất, đạt chỉ tiêu sớm nhất…để giúp dân sales xây dựng hình ảnh cá nhân của họ. Một khi họ đã có những thành tích nhất định, đã gây ấn tượng với cả đội sales thì tự động các thành viên trong đội sẽ trở nên đoàn kết, hòa hợp và yêu quý nhau hơn.

3. Theo dõi và kiểm soát chỉ số KPIs – chỉ số hiệu quả làm việc của nhân viên

Điều thú vị là khi tập trung vào KPI thì sales tạm quên đi áp lực về doanh số mà tập trung vào các hành động kết quả cụ thể. Việc thiết lập chỉ số KPI và tích cực đưa ra các đánh giá, nhận xét mỗi tháng sẽ khiến dân sales cảm thấy được quan tâm hơn, giúp họ tự nhìn lại bản thân xem mình đang ở đâu trong thang đo năng lực bán hàng và tự đưa ra các điều chỉnh phù hợp để cải thiện bản thân.

0 comments:

Post a Comment