Chúng ta phấn đầu và
nổ lực không ngừng trong suốt một thời gian dài gần hoặc thậm chí hơn cả chục
năm chỉ đến đạt được mục tiêu cuối cùng là…làm sếp. Đó quả thật là một chặng đường
rất gian nan, đầy thử thách, khó khăn và nhiều đánh đổi.
Vây sau khi đã thực hóa được ước mơ trở thành sếp, bước tiếp
theo chúng ta nên làm gì? Câu trả lời đó là đầu tư thời gian vào nâng cao kiến
thức chuyên môn về quản lý kinh doanh, trau dồi kỹ năng lãnh đạo và tích lũy,
tiếp thu kinh nghiệm từ những nhà quản lý chuyên nghiệp khác.
Manager and Staff
Sau đây là danh sách một số các chia sẽ về các bí quyết, tuyệt
chiêu trong quản lý kinh doanh dành cho những nhà quản lý tài năng trong tương
lai.
1. Chủ động và linh hoạt trong sử dụng các phong cách quản lý
Bạn thuộc
típ nhà quản lý nào? Một số nhà quản lý dựa trên thành quả công việc của nhân
viên, họ không cần biết nhân viên có hài lòng với công việc được giao hay
không. Tuy nhiên, còn một phong cách quản lý mềm dẻo
hơn, đó là các manager luôn đồng cảm và thấu hiểu nhân viên, do đó họ luôn tạo
thuận lợi cho cấp dưới cảm thấy thoải mái và vui lòng với nhiệm vụ của được bàn
giao.
Cách quản
lý nào tốt hơn? Không có câu trả lời thích hợp cho câu hỏi này. Cách tốt nhất
là bạn dung hòa 2 phương pháp. Chúng ta nên có những
chính sách mềm dẻo để đối đãi tử tế, nhẹ nhàng và thân thiện với nhân viên
nhưng những lúc cần thiết thì sử dụng những biện pháp cứng rắn để tránh nhân
viên “lờn” mặt và để đảm bảo công việc được hoàn thành vượt mức yêu cầu.
2. Trở nên thân thiện và thường xuyên trao đổi với nhân viên
Sự khác
biệt giữa một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ là khả năng lắng nghe
ý kiến phản hồi của nhân viên. Phong cách cứng rắn, độc
tài dễ làm cho nhân viên cảm thấy chán nản, bất mãn và nếu nghiêm trọng hơn có
thể dẫn đến các mâu thuẫn với nhà quản lý. Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ
giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của
họ. Với năng lực và trình độ cao, chúng ta có thể tận dụng,
tham khảo những ý tưởng hay đó và thực hóa nó. Đó là một điều có lợi cho cả
nhân viên và người quản lý.
3. Xác định mục tiêu và hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá
Để quản
lý hiệu quả và tránh bị gắn mác là một nhà quản lý chi li hãy đặt ra mục tiêu
công việc thật rõ ràng cho nhân viên của bạn theo tuần, tháng hoặc quý. Các mục tiêu và hệ thống tiêu chí đánh giá đặt ra cần phải thỏa
mãn một số điều kiện sau: rõ ràng, có thể đo lường đong đếm được, có tính khả
thi và có thời hạn cụ thể.
0 comments:
Post a Comment