RSS
Facebook
Twitter

Monday, August 1, 2016

Làm thế nào mà các siêu thị, cửa hàng lớn vẫn duy trì tính ổn định, chính xác và lưu lại đầy đủ, chi tiết các dữ liệu giao dịch trong khi mỗi ngày có tới hàng trăm, có khi lên đến hàng nghìn người tiêu dùng đến đây để mua sắm thực phẩm, hàng tiêu dùng mỗi ngày?
Rất đơn giản, giải pháp tối ưu và được nhiều cửa hàng thực phẩm hay siêu thị tin dùng đó là sử dụng cân điện tử mã vạch. Vậy cân điện tử in mã vạch là thiết bị gì và tại sao lại rất được ưa chuộng hiện nay? Cân điện tử in mã vạch là một loại dụng cụ sử dụng trong các giao dịch mua sắm hàng ngày ở các hệ thống siêu thị và trung tâm phân phối thực phẩm, rau quả. Đây là thiết bị điện tử được dùng để in tem nhãn có ghi khối lượng (kg, gr, cái, chiếc…), đơn giá và tổng giá trị đơn hàng, ngày hết hạn sử dụng, cách thức bảo quản cùng một số ghi chú khác.
Thiết bị cân điện tử in mã vạch đa dụng
Và để hiểu rõ về công dụng và những lợi ích mà cân điện tử in mã vạch mang lại, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây.

1. Không có sai xót và buôn gian bán lận xảy ra

So với bộ não con người, thiết bị này chỉ kém mỗi sự tư duy linh hoạt và không có cảm xúc, còn về tốc độ xử lý thông tin, tính toán và lưu trữ dữ liệu thì con người không phải là đối thủ. Ngay sau khi tính toán, những số liệu này sẽ hiển thị đầy đủ trên màn hình cho cả người mua và người bán xem, vì vậy tránh được các trường hợp gian lận.

2. Dễ dàng kiểm soát và theo dõi các giao dịch mua bán hàng hàng hóa

Khi bạn quét mã vạch do cân in ra các thông tin về sản phẩm mà khách mua sẽ được nạp vào hệ thống, nhờ vậy quá trình quản lý lãi lỗ, tồn kho cũng dễ dàng hơn nhiều. Với thiết bị này, giờ đây các cửa hàng thực phẩm và siêu thị có thể tiết kiệm chi phí cũng như thời gian và công sức quản lý tình hình kinh doanh, tình hình nhập, xuất và tồn kho.

3. Tự động hóa toàn bộ quá trình giao dịch

Do các thao tác từ cân đo, tính toán, nhập dữ liệu, in hóa đơn,… đều được tự động khi sử dụng cân điện tử nên chỉ cần một nhân viên xử lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Do đó, cân điện tử in mã vạch không chỉ đã giải quyết vấn đề về nhân lực (lúc thiếu, lúc thừa) mà còn đảm bảo việc kinh doanh diễn ra suông sẻ, trơ tru và nhanh gọn.
Là một người châu Á mang nét văn hóa phương Đông và là con người Việt Nam đậm đà bản sắc, truyền thống dân tộc, chắc hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với hình ảnh ông táo cưỡi cá chép về trời.
Hàng năm cứ vào dịp lễ này, người người đi cúng, nhà nhà đua nhau lùng mua những chú cá chép đẹp và khỏe mạnh để phục vụ việc cúng lễ đưa ông táo về trời. Nếu tinh tế và nhạy bén, nhiều nhà kinh doanh có thể tận dụng cơ hội hấp dẫn này để thực hóa ý tưởng kinh doanh cá chép chuyên dùng cho các dịp lễ lớn trong năm. Rất nhiều người đã mạnh tay đầu tư và thu về thành quả ngoài sức mong đợi.

Cá chép về trời và cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Nếu chúng ta là người có chí làm giàu hoặc muốn mở rộng thêm nguồn thu nhập cá nhân thì ngay từ bây giờ hãy tham khảo bài viết sau để có những kinh nghiệm cũng như hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị chu đáo cho việc khởi nghiệp.

1. Tìm kiếm nguồn hàng và lựa chọn vị trí kinh doanh

• Mối lấy hàng : Cùng với sự phát triển của internet, mạng xã hội, kinh doanh online là điều không quá xa lạ, có thể áp dụng với bất cứ mặt hàng nào mà chúng ta kinh doanh. Chỉ cần một vài thao tác tìm kiếm trên google hoặc một vòng dạo qua các fanpage shop online trên Facebook là chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều nhà cung cấp, tha hồ lựa chọn. Đồng thời, kinh doanh online cũng giúp giảm thiểu khoảng cách giữa chúng ta và khách hàng tiềm năng hơn.
• Địa điểm bán : Vào gần những ngày này, trong khắp các ngõ hẻm, các khu chợ đều có một lượng lớn cá chép để cung cấp ra thị trường. Nếu cảm thấy không gian ở chợ không phù hợp với mình, chúng ta có thể di chuyển đến những con phố hoặc khu vực nhiều người qua lại.

2. Kết hợp mô hình kinh doanh trực tuyến (online)

Khi xác định kinh doanh online thì có thể quay video để khách hàng tin tưởng hơn và đặt hàng của mình. Để kiếm được một khoản thu nhập đủ để tiêu xài thoải mái những ngày tết thì mức giá tốt và được đa số khách hàng sẵn lòng chi trả dao động từ 30 nghìn đến 35 nghìn đồng mỗi con. Thời gian lấy cá thích hợp chính là : rạng sáng ngày 23 tháng chạp.Vì đây là thời điểm người dân đổ xô đi mua nhiều nhất.
Đây không còn là sáng kiến kinh doanh mới lạ bởi vì loại hình này ngày nay rất phổ biến và tỷ lệ thành công cũng khá cao, theo các cuộc khảo sát gần đây. Tuy không mới mẻ, nhưng cũng góp thêm vào list danh sách ý tưởng kinh doanh hiệu quả cho chúng ta.
Phương châm sống và làm việc của tỷ phú đại tài Richard Branson đó là : hãy xem thất bại là một cơ hội để ta có thấy được những khiếm khuyết tiềm ẩn bấy lâu nay và tận dụng cơ hội đó để triệt tiêu nó và cải thiện bản thân mình. Có như vậy thành công mới mỉm cười với chúng ta. Đó là điều quan trọng mà mọi người, nhất là những người có chí lớn làm giàu và không ngại thất bại nên khắc cốt ghi tâm.
Tỷ phú đa tài Richard Branson
Tỷ phú nổi tiếng Richard Branson được biết đến không chỉ nhờ tài năng kinh doanh sáng tạo và độc đáo của mình mà còn là một doanh nhân cực kỳ sáng suốt và tràn đầy năng lượng dù đang ở độ tuổi hơn nửa đời người. Ông chính là tấm gương sáng để những nhà kinh doanh trẻ tuổi học tập, noi theo và rút ra những bài học, kinh nghiệm quý giá.

Cứ mặc kệ, đã nghĩ là nói và đã nói thì bắt tay vào làm tới bến

Ở tuổi 15, Richard Branson đã bỏ học và bắt đầu khởi nghiệp với một tờ tạp chí dành cho các nhà hoạt động chính trị có tên gọi Student. Bước vào tuổi đời 19, vị tỷ phú lừng danh này bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng việc bán những đĩa ghi âm qua trực tuyến (email). Một năm sau đó, ông quyết định mở một cửa hàng kinh doanh riêng cho mình. Trong năm 1972 ông tiếp tục mở một phòng thu âm. Và năm 1973, ông cho ra mắt thương hiệu băng đĩa đầu tiên. Đế chế Virgin bắt đầu từ đó và Branson mới chỉ 24 tuổi. Và đến bây giờ, đế chế này của tỷ phú Branson đã và đang bành trướng, vươn vòi ra thị trường quốc tế và trở thành công ty đa quốc gia có quy mô lớn toàn cầu với hơn 300 chi nhánh, công ty con hoạt động ở nhiều ngành nghề như giải trí, bất động sản và công nghiệp Mobile.

Thất bại là điều khó tránh, nhưng biết đứng dậy mới là điều đáng phục

Tuy nhiên, không phải tất cả những ý tưởng của Richard Branson đều thành công. Virgin Airlines và Virgin Mobile hiện tại là hai thương hiệu chủ lực của Richard Branson. Bên cạnh những thành công và chiến thắng vẻ vang của mình, có lẽ vị tỷ phú này chưa bao giờ quên lần mà ông vấp phải thất bại khi đầu tư vào công ty Virgin Cola của mình. Đối với Richard Branson, thất bại không phải là dấu chấm hết mà là cơ hội để tìm ra khuyết điểm và triệt tiêu nó, sau đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện bản thân. Có một câu nói nổi tiếng và rất ý nghĩa của ông, đó là “Nếu có đủ lòng quyết tâm, bạn sẽ càng có cơ hội thành công hơn nhờ những điều học được từ sai lầm. Miễn là đừng né tránh thất bại”.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng những thành phần “cố ý” thất nghiệp và lười biếng lao động chỉ mang lại tác động tiêu cực và hậu quả xấu cho riêng cá nhân đó. Tuy nhiên, có một sự thật là nó còn gây ảnh hưởng to lớn đến lợi ích của xã hội và khiến nền kinh tế thế giới hàng năm thất thoát không biết bao nhiêu tỷ đô la Mỹ.
Lười biếng chỉ mang đến cái nghèo và bênh tật
Dù là một cường quốc kinh tế vững vàng trong một thời gian dài tính đến bây giờ, nhưng  theo một vài thống kê gần đây cho thấy hiện nay Mỹ cũng là nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ thành phần không chịu lao động và thất nghiệp (40 phần trăm). Chỉ cần ước lượng sơ bộ thì điều này đã khiến thế giới mất đi gần 27,8 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Mỹ không phải là “kẻ phung phí” duy nhất

Không riêng gì Mỹ, các số liệu thống kê cũng chỉ ra một chi tiết rằng số tiền mà các đất nước có thu nhập cao phải bỏ ra cho thành phần không chịu lao động nhiều hơn các nước có mức thu nhập thấp. Ở những đất nước có mức sống thấp và trung bình, họ chiếm 75 phần trăm vấn đề về bệnh tật nhưng chỉ chiếm 20 phần trăm vấn đề thu nhập do thành phần không chịu lao động gây ra.
“Phát hiện đáng quan tâm nhất là sự phân bổ về vấn đề thu nhập giữa các tầng lớp”, Melody Ding- một trong những nhà phân tích và thông kê số liệu nổi tiếng – cho biết. “Ở nước giàu, xã hội phải trả tiền cho thành phần không chịu lao động. Còn các đất nước nghèo nàn, họ đang trả bằng những giọt mồ hôi thậm chí là giọt máu của mình”.
Các số liệu thống kê ước tính chi phí gây ra bởi tổn thất năng suất và đo lường vấn đề bệnh tật bằng 5 loại bệnh chủ yếu do lười vận động thể chất. Trong đó, tổng chi phí của bệnh đái tháo đường loại 2 là 37,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm 70 phần trăm tổng chi phí trên.

Hậu quả và tổn thất của căn bệnh lười biếng

Theo nhiều chuyên gia phân tích và nghiên cứu, việc lười biếng và không muốn vận động thể chất khiến con người trở nên ù lì và bị động. Toàn bộ số tiền mà đáng lẽ ra những người đó có thể kiếm được (không hề nhỏ) thì bây giờ lại trở thành gánh nặng phải trả của những người đang cực lực, khổ tâm lao động để kiếm miếng cơm manh áo.
Không chỉ thế, nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật là cực kỳ cao. Ding cho biết có 22 loại bệnh dễ mắc phải do lười biếng, không lao động. Tuy nhiên, do thiếu thông tin ở nhiều nước nên các số liệu thống kê chỉ dừng lại ở 5 loại bệnh nguy hiểm nhất. Phạm vi dự án bao gồm 142 đất nước đại diện cho 93,2 phần trăm dân số thế giới.
Tập đoàn kinh doanh Amazon gần đây đã lấn sân sang mảng kinh doanh dịch vụ điện đoán đám mây với tên gọi đó là Amazon Web Services (AWS). Bằng việc kết hợp loại hình dịch vụ này với dịch vụ đăng ký theo dõi (subscriptions) từ người mua sắm, mức doanh thu của hãng đã tăng thêm 31 phần trăm so với năm ngoái.
Amazon Web Services, sản phẩm dịch vụ điện đoán đám mây của công ty, từ lâu đã cung cấp nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu cho các trang web lớn, đặc biệt là những website bán lẻ trực tuyến và website của những tổ chức nổi tiếng (như Netflix, Air tỷb, Nasa và Royal Opera House).

Tình hình kinh doanh của Amazon

Tổng doanh thu đạt 30.4 tỷ đô la Mỹ, tăng 31 phần trăm so với cùng kỳ năm 2015 và cao hơn so với kỳ vọng trước đó của các nhà phân tích (dự đoán là 29.55 tỷ đô la Mỹ), trong đó AWS tăng 58,2 phần trăm lên 2.89 tỷ đô la Mỹ - cao hơn so với mức ước tính là 2.83 tỷ đô la Mỹ theo dự đoán của công ty nghiên cứu thị trường FactSet StreetAccount.
Gói dịch vụ “Prime” của Amazon sẽ không tính phí đối với các công việc như backup và di chuyển dữ liệu giữa các trang web, thực hiện các chiến dịch quảng cáo và cho phép lưu trữ hình ảnh sản phẩm không giới hạn. Ngoài ra, một chương trình khuyến mại mang tên "Prime Day" vào ngày 12 tháng Bảy được hãng tung ra với kỳ vọng sẽ giúp doanh số bán ra tăng lên trong khoảng từ 31.0 tỷ đô la Mỹ đến 33.5 tỷ đô la Mỹ cho quý hiện tại.
Doanh thu thuần của công ty tăng 31,1 phần trăm (lên 30.40 tỷ đô la Mỹ) trong quý thứ hai (kết thúc vào ngày 30 tháng 6). Doanh số bán hàng ở Bắc Mỹ, thị trường lớn nhất, cũng tăng 28,1 phần trăm (lên 17.67 tỷ đô la Mỹ).

Mục tiêu cuối cùng của Amazon

Amazon đã thỏa mãn khi mục tiêu lợi nhuận ròng của hãng đạt mức cao kỷ lục 857m đô la Mỹ. Hãng dự tính sẽ tiếp tục một chiến lược tương đối mới để gia tăng lợi nhuận chứ không phải tái đầu tư vào việc kinh doanh của mình - mặc dù quý cuối cùng hãng đã cam kết đầu tư 5 tỷ đô la Mỹ vào thị trường Ấn Độ.
"Với dự án đầu tư này, sẽ có tháng bận rộn cho Amazon trên thị trường thế giới, và đặc biệt là ở Ấn Độ," Giám đốc điều hành, Jeff Bezos, trong một lời phát biểu cho biết.
"Chúng tôi đưa ra một dịch vụ AWS mới, giới thiệu gói dịch vụ “Prime” miễn phí di chuyển dữ liệu (không giới hạn dữ liệu), và thông báo gói dịch vụ “Prime Video” sẽ đến sớm, cung cấp cho các thành viên sử dụng gói “Prime” ở Ấn Độ quyền truy cập vào Amazon Original Series và Movies - bao gồm tất cả nội dung được xếp hạng cao về chất lượng và tính sáng tạo."
Giá cổ phiếu của hệ thống cửa hàng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới này đã tăng 2 phần trăm sau giờ giao dịch hôm thứ Năm vừa qua.
Trong môi trường làm việc, không chỉ riêng nhân viên kinh doanh mà bất cứ nhân sự trong phòng ban nào sau khi được đào tạo và huấn luyện bài bản, đều tự tin, phấn khởi và rất hăng say làm việc. Nhưng điều đó chỉ kéo được một thời gian ngắn ban đầu, sự ham muốn và lòng nhiệt huyết trong công việc của họ dần được thay thế bằng sự chán nản, uể oải.
Đây luôn là vấn đề nan giải gây đau đầu cho nhiều nhà quản lý. Theo các nghiên cứu gần đây, nguyên nhân chính dẫn đến việc này là sự thỏa mãn quá mức vào kết quả công việc.
Bệnh nan y ở nhân viên kinh doanh và nhiều nhân sự khác
Sau những thành tích, chiến thắng ban đầu của mình, nhân viên dần rơi vào trạng thái hài lòng và cảm thấy nhàm chán với công việc. Nhiều nhà quản lý đã nổ lực tìm hiểu và cố gắng khắc phục vấn đề bằng các giải pháp tối ưu được chia sẽ dưới đây. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo và tích lũy kinh nghiệm quản lý kinh doanh sau này cho bản thân.

1. Chia nhỏ những việc nặng thành nhiều việc nhẹ hơn, có tần suất cao hơn

Dân sales “lấy trộm” một khoảng thời gian là hơn 2h đồng hồ mỗi ngày khi đi chăm sóc thị trường. Và sau khi dùng hết khoản thời gian “lấy trộm” đó, họ nghĩ rằng đã hoàn thành nhiệm vụ và tận dụng số giờ còn lại để…ngồi không. Chính vì thế, để tránh gây nhàm chán cho dân sales, cần tạo cho họ nhiều công việc để làm hơn, khiến họ cảm thấy bận rộn hơn. Có khá nhiều việc có thể làm: tìm thông tin về đối thủ trên địa bàn, thông tin về nhà phân phối của đối thủ, thông tin về các khách hàng tiềm năng trên địa bàn...

2. Quan tâm đến tính cách và năng lực đặc biệt của từng nhân viên

Quản lý cần tìm ra điểm mạnh của họ, thường là dựa vào chỉ số, năng suất, doanh số cao nhất, đạt chỉ tiêu sớm nhất…để giúp dân sales xây dựng hình ảnh cá nhân của họ. Một khi họ đã có những thành tích nhất định, đã gây ấn tượng với cả đội sales thì tự động các thành viên trong đội sẽ trở nên đoàn kết, hòa hợp và yêu quý nhau hơn.

3. Theo dõi và kiểm soát chỉ số KPIs – chỉ số hiệu quả làm việc của nhân viên

Điều thú vị là khi tập trung vào KPI thì sales tạm quên đi áp lực về doanh số mà tập trung vào các hành động kết quả cụ thể. Việc thiết lập chỉ số KPI và tích cực đưa ra các đánh giá, nhận xét mỗi tháng sẽ khiến dân sales cảm thấy được quan tâm hơn, giúp họ tự nhìn lại bản thân xem mình đang ở đâu trong thang đo năng lực bán hàng và tự đưa ra các điều chỉnh phù hợp để cải thiện bản thân.
Hiện nay, việc thu thập đầy đủ và kỹ càng các dữ liệu về hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng và thị hiếu, suy nghĩ của khách hàng là một điều vô cùng quan trọng với mọi công ty dù lớn hay nhỏ. Điều này có ảnh hưởng to lớn đến sự thành bại của một doanh nghiệp kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng đủ sức, đủ lực đề đầu tư vào việc xây dựng một cơ sở dữ liệu về khách hàng thật đầy đủ và chi tiết. Hầu như chỉ có những ông lớn, những doanh nghiệp vững mạnh và lâu năm trên thương trường (như Apple, Microsoft, Sony, Samsung, John Lewis,…) mới mạnh tay làm điều này.
Nguồn dữ liệu, thông tin lớn cho doanh nghiệp nhỏ
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí còn không dám nghĩ đến hệ thống dữ liệu, thông tin khổng lồ này. Tuy nhiên, không có việc gì là không thể, thời gian gần đây nhiều chuyên gia marketing đã cùng nhau thảo luận, nghiên cứu và chia sẽ 3 tuyệt chiêu giúp nhiều doanh nghiệp có nguồn lực khiêm tốn có thể xây dựng nguồn dữ liệu tuy không quá lớn những cực kỳ hiệu quả.

1. Loại bỏ những thông tin không có lợi cho DN

Để tận dụng tốt nguồn dữ liệu lớn, DN nhỏ phải tập trung tối đa vào những dự định và mục tiêu của mình, chấp nhận bỏ qua những thông tin vô bổ, vô lợi. Việc chọn lọc sẽ giúp doanh nghiệp không bị bối rối, mơ hồ giữa một biển trời thông tin, giúp doanh nghiệp biết đâu là những dữ liệu cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh và tránh bị quá tải bởi những thông tin, số liệu không có giá trị sử dụng.

2. Nắm bắt các giá trị sử dụng của nguồn dữ liệu công ty

Doanh nghiệp phải tự tin khi sử dụng thông tin để đưa ra những quyết định mang tính chiến lược. Và để đánh giá chất lượng dữ liệu, doanh nghiệp phải dựa vào nguồn thông tin, thời điểm thu thập cũng như độ chính xác của chúng. Một khi doanh nghiệp tổng hợp, phân tích và đưa ra các đánh giá, quyết định dựa trên các dữ liệu không có cơ sở, không rõ nguồn gốc và chất lượng thì sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh có thể đi sai hướng hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến thất bại.

3. Liên tục theo dõi, kiểm soát và có các đánh giá về những dữ liệu của công ty

DN nên thường xuyên đưa ra và tận dụng các chỉ số KPI và các số liệu có liên quan đến mục tiêu tiếp thị. Với việc cập nhật các chỉ số và số liệu thông kê này, doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng kịp thời nhu cầu, xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng. Dữ liệu mỗi DN tạo ra đều mang tính độc nhất và trở thành lợi thế cạnh tranh cho chính DN đó.