Trên thương trường ngành công nghệ, với
đặc tính luôn luôn thay đổi xu hướng và cải tiến nền tảng, nhiều ông lớn tuy đã
từng lên ngồi hoàng kim và thống trị thị trường trong một thời gian dài, phải kể
đến là Nokia, Blackberry và Ericsson (sau này trở thành một phần của Sony).
Apple – Ông hoàng
của thị trường smartphone và table
Tuy nhiên, không có gì kéo dài mãi mãi,
trừ thời gian. Chưa từng có hãng công nghệ điện tử nào giữ vững ngôi vua của mình,
thậm chí còn thất bại thê thảm. Trong đó, điển hình nhất là sự sập đổ của 2 đế
chế công nghệ điện thoại hùng mạnh một thời : Nokia và Blackberry. Và giờ
đây, Apple đang bị nghi vấn vướng phải lời nguyền này khi ngày càng có dấu hiệu
giảm sút tốc độ tăng trưởng.
Quá trình đi từ tân binh trong quá khứ đến ông hoàng ở hiện tại
Trong quá khứ, khi Apple vừa chập chững bước đi với
chiếc iPhone đầu tiên, Blackberry của RIM đang ngồi chễm chệ trên ngai vàng. Tuy nhiên, khi Apple bắt đầu tung ra đứa con cưng iPhone của
mình, người dùng công nghệ cũng bắt đầu thay đổi tư duy và định kiến của họ.
Chính iPhone đã khiến Blackberry phải hối hận về sự bảo thủ và tự tin của mình.
Mọi chuyện đang lặp lại với Apple. Táo khuyết từng
dẫn đầu xu hướng công nghệ, đặt biệt là trí thông minh nhân tạo (AI) khi ra mắt
iPhone 4S. Dù vậy, núi cao còn có núi cao hơn, giờ đây
dường như mọi sự chú ý và quan tâm đã chuyển hướng sang Google và Cortana, và hầu
hết mọi lời phàn nàn và chỉ trích thì Siri của Apple chính là đối tượng hứng chịu.
Vấn đề nghiêm trọng bắt đầu xuất hiện
Siri thiếu sót về độ cơ động linh hoạt cũng như khả
năng mở rộng kết nối sang các thiết bị khác. Chính vì
điều này đã khiến nhiều người dùng iPhone cảm thấy bất tiện và khó khăn khi họ
muốn chia sẽ thông tin, dữ liệu (hình ảnh, âm thanh) của mình cho các thiết bị
khác.
Việc không làm thỏa mãn một nhu cầu sử dụng
dù là nhỏ cũng có thể khiến khách hàng quay lưng lại với Apple, mặc cho những lợi
ích và giá trị mà hãng đã đem lại cho họ. Do đó, vấn đề mà Apple đang vướng phải
là rất nghiêm trọng, đòi hỏi hãng phải có những khắc phục, cải tiến kịp thời nếu
không muốn tiếp theo bước xe đổ của Blackberry. Thế giới ngày càng phát triển, người dùng mong đợi
được trải nghiệm một sản phẩm không chỉ có vẻ ngoài tinh tế, vừa ý mà còn phải
mang lại khả năng trợ giúp thông minh người dùng khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng của công nghệ AI chính là điều này – giúp
đỡ con người đúng nơi, đúng lúc.
0 comments:
Post a Comment