Cách mà chúng ta phản ứng và đối mặt với thất bại – cơn ác mộng của mọi doanh nhân, sẽ thể hiện tính cách, bản lĩnh và bộc lộ sự nhục chí hay quyết tâm mạnh mẽ của chúng ta.
Tuy nhiên, là một người thông mình, chúng ta không dễ dàng chấp
nhận điều đó mà ngược lại biến thất bại thành các lợi thế sau của mình qua 6
cách dưới đây.
1. Kiên cường và mạnh mẽ lên
Kiên định
là những gì bạn làm với tinh thần lạc quan. Khi những người khác nói “Thế là đủ”
và quyết định từ bỏ và về nhà, những người kiên định quên đi thất bại và tiếp tục.
Người kiên cường là những người có tinh thần mạnh mẽ và giàu
nghị lực, họ quyết không chùn bước trước thất bại bởi vì họ biết nó còn nước là
còn tát. Đây chính là yếu tố giúp họ trở nên vĩ đại và đứng dậy sau thất
bại.
2. Bỏ qua mọi lời đồn đoán, chỉ là gió thổi qua tai
Nếu bạn phạm sai lầm, đừng cầu nguyện và
hy vọng không ai biết vì chắc chắn ai đó sẽ biết, điều đó là bất khả kháng. Đừng để người khác phải chỉ tận tay thất bại trước mặt chúng
ta, bởi vì điều đó chỉ khiến ta nhận thêm một thất bại nữa. Nếu bạn im lặng,
mọi người sẽ tự hỏi tại sao bạn không nói gì và họ có thể cho rằng đó là vì hèn
nhát hoặc “ngu dốt”.
Thất bại là mẹ thành
công, háy đứng dậy và đi tiếp
3. Luôn chuẩn bị phương án B
Cùng với kế hoạch sửa chữa, bạn cũng nên
có kế hoạch để tránh vấp phải những sai lầm tương tự trong tương lai. Với kế hoạch này, mọi người sẽ tin tưởng và ủng hộ, động viên
bạn nhiều hơn để bạn có thể vươn tới thành công.
4. Biết sai biết sửa là điều quan trọng nhất
Thừa nhận sai lầm là một việc, nhưng bạn
không thể kết thúc ở đó. Những gì bạn làm tiếp theo rất quan trọng.
Thay vì đứng đó, chờ đợi ai đó đến để dọn
dẹp đống lộn xộn của bạn, hãy tự đưa ra giải pháp. Thật
tuyệt vời nếu bạn tự vạch ra những giải pháp, những công việc để khắc phục sai
lầm của mình. Hãy tự mình biến chuyện to thành nhỏ, nhỏ thành không có.
5. Thua keo này ta bày keo khác
Sự lạc quan là một đặc điểm khác của những
người đứng lên sau thất bại. Chính nhờ sự lạc quan mà
chúng ta dễ dàng lấy lại bình tĩnh và từ đó tìm ra nguyên nhân, khắc phục khuyết
điểm của mình. Họ coi mỗi thất bại là một “viên gạch” xây lên thành công
sau cùng.
6. Biết nhìn nhận lại bản thân
Những người đứng dậy sau thất bại thường
cho rằng thất bại là do những gì họ làm chứ không phải yếu tố bên ngoài. Họ là những người biết nhận thức được điều hay lẽ phải, sự
đúng sai phân minh. Nhờ đó họ mới chủ động tạo động lực khắc phục sai lầm đó.
Những người không giỏi trong việc xử lý thất bại thường có xu hướng đổ lỗi cho
sự lười nhác và vì vậy họ không thể kiểm soát được
tình hình.
0 comments:
Post a Comment