RSS
Facebook
Twitter

Sunday, July 31, 2016

Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi biết chính xác những gì tôi muốn khi tôi lớn lên. Tôi sẽ là một họa sĩ tài ba và lãng tử. Yeah! Đó là thứ tôi muốn trở thành sau này. Tuy nhiên, có hai vấn đề với sự nghiệp tương lai của tôi, đó là: 1) Tôi không phải là người giỏi và không có năng lực phù hợp với nghệ thuật, và 2) Cha mẹ đã đưa ra quyết định rõ ràng và dứt khoát rằng họ sẽ không tung một xu vào con đường theo học nghệ thuật của tôi.
Niềm mơ ước tuổi thơ của tôi đã bị vùi dập trong trò tàn của ngọn lữa hủy diệt, tôi đành quyết định trở lại với sự đề nghị và hướng đi mà cha mẹ đã đặt ra cho mình: Tôi sẽ trở thành một doanh nhân. Và tất nhiên, bây giờ tôi là một doanh nhân và điều thú vị là tôi không cảm thấy hối hận vì quyết định đi theo hướng đi mà cha mẹ đã định cho tôi.

Câu chuyện của tôi

Tôi đã ăn cắp ý tưởng cho phần khởi động đầu tiên trong sự nghiệp làm giàu của mình từ những người khác. Vào đầu những năm 1990, anh trai của tôi đã được làm việc cho một công ty đã trải qua các phần mềm shareware mái bán qua catalog. Chúng tôi nghĩ rằng, "Này, chúng ta có thể làm điều đó!" Và chúng tôi đã làm, cho đến khi internet đã bắt đầu xuất hiện một vài năm sau đó và để lại trong tay chúng tôi những chiếc đĩa mềm.
Lần kinh doanh tiếp theo của tôi không tốt hơn chút nào. Tôi chuyển sang kinh doanh cafe. Tôi đã cố gắng để bắt kịp làn sóng cà phê đặc biệt những cuối cùng cũng bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần “Latte Venti” của hãng Starbucks.
Với việc thứ ba của tôi, tôi kinh doanh dưới danh nghĩa được người khác (chắc chắn đó là một người đã thành công và nổi tiếng) nhượng quyền thương hiệu. Có thể xem như tôi cũng thành công nhưng đó chỉ là cái tên của người khác, không phải cái tên hay thương hiệu riêng của mình. Những gì tôi muốn nói là, tôi là hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn để cung cấp lời khuyên cho các bạn, những start-up tài năng. Đó là lý do tại sao tôi đã đầu tư thời gian để trò chuyện với một số chuyên gia để nhờ họ chia sẻ những lời khuyên chân thành sau đây:

1. Trang bị kiến thức trong nhiều lĩnh vực của kinh doanh

Cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực trong kinh doanh. Các doanh nhân khi khởi nghiệp thường thấu hiểu và có sở trường trong bán hàng và tiếp thị hơn là những lĩnh vực khác, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu họ có hiểu biết thêm về mảng tài chính và hoạt động sản xuất của công ty.

2. Yêu cầu một chút giúp đỡ từ bạn bè của bạn

Chỉ khởi nghiệp nếu bạn có đam mê sâu sắc về việc giải quyết các vấn đề cơ bản cho khách hàng của bạn. Nếu bạn không có đam mệ, tiền bạc và các thử thách sẽ đánh bại bạn trước khi ý tưởng được thực hóa. Nếu bạn là người có niềm đam mê, tiền bạc và thử thách sẽ không làm phiền được bạn.

3. Yêu cầu những trợ giúp chuyên nghiệp

Đi bộ trước khi bạn chạy. Nghĩ lớn nhưng bắt đầu nhỏ. Dù bạn nắm được thị trường phù hợp với sản phẩm của bạn thì bạn cũng không làm được gì nhiều mà không có sự giúp đỡ của các các chuyên tư vấn, hay các nhà tài trợ vốn...

4. Khi nghi ngờ hoặc cảm thấy bất an, thực hiện các kế hoạch dự phòng

Trong khi kinh doanh và bạn biết rằng kế hoạch ban đầu của bạn sẽ thất bại, rằng mọi thứ sẽ đi sai, và rằng bạn sẽ muốn bỏ cuộc tại một số vấn đề đầu tiên, đó có thể là một lợi thế rất lớn. Nhiều người may mắn đã nhận ra cái thất bại từ sớm và quyết định dừng lại để tránh gây tổn thất nhiều hơn, sau đó chuyển sang phương án dự phòng. Nếu cố chấp kinh  doanh sẽ dẫn ta đến cái kết đau lòng.

0 comments:

Post a Comment