Người ta vẫn thường nói thất bại là mẹ thành
công. Nhưng theo tôi, chính xác thì thất bại là “mẹ” của những bài học đầy kinh
nghiệm quý giá. Mỗi lần vấp ngã là mỗi lần ta lại nhìn thấy thêm một khuyết điểm,
sai lầm của bản thân. Từ đó nếu tích cực sửa đổi và không ngừng nâng cao kỹ
năng, hoàn thiện bản thân hơn nữa, thành công sẽ sớm đến với ta. Đó là chân lý!
Thất
bại đến với mọi người, ngay cả những thiên tài bẩm sinh cũng không ít lần vấp
ngã. Quan trọng là ta có chịu đứng lên và vượt qua hay không. Con người hơn
nhau ở bản lĩnh đương đầu với thất bại và ý chí quyết tâm làm việc lớn.
Sau
đây là danh sách tiêu biểu 3 bài học được rút ra từ những nhà lãnh đạo nổi tiếng
thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo.
1. Đặt cái tôi lên hàng đầu, xem thường cái chung của tập thể
Carly Forina tới Hawlett
Packerd (HP) như một người nổi tiếng. Bà sử dụng sự ủy quyền để làm nên sự thay
đổi lớn phù hợp với hình ảnh công chúng của bà. Có thể
nói đây là sai lầm nghiệm trọng trong đời của bà khi ra một quyết định không có
sự tính toán kỹ càng. Hậu quả là những quan điểm, những định hướng và kế hoạch
bà vạch ra cho công ty đều không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và làm theo từ
mọi người trong công ty. Bà đã đặt cái tôi lên trên lợi ích của doanh nghiệp. Lãnh đạo tốt nhất phải là người làm nên doanh nghiệp chứ không phải làm nên chính bản thân người
đó.
2. Bảo thủ, cứng nhắc và không chịu tiếp thu, lắng nghe ý kiến của người khác
Jill Barad trở thành CEO nữ
đầu tiên của Barbie nhờ vào sự tập trung cao độ vào từng tiểu tiết, một điều rất
tuyệt vời. Nhưng sai lầm đã đến với bà khi bà cố chấp
làm điều đó theo ý mình một cách độc tài, bất chấp sự đóng góp ý kiến, khuyên bảo
của nhiều người từ các đối tác, đại diện đến công nhân viên. Và hậu quả mà bà
phải nhận lấy là sự thất bại thảm hại khi doanh số bán ra của công ty Barbie tụt
dốc không phanh vào năm 2000. Quản lí vĩ mô và tích trữ quyền lực là một
trong những con đường chắc chắn gây ra thất bại.
3. Không có mâu thuẫn sẽ không có sự tiến bộ mới
Nhiều
người xưa nay vẫn nghĩ rằng làm việc trong môi trường hòa thuận, yên bình và
không hề xảy ra bất cứ một sự xung đột, mâu thuẫn nào là lý tưởng nhất. Nhưng mấy
ai biết rằng không có mâu thuẫn thì sẽ không có sự tiến bộ mới. Không
xung đột đồng nghĩa với việc các lỗi sai sẽ bị che giấu, các vấn đề bị lảng
tránh và mọi người sẽ trở nên thụ động. Mọi thứ trở nên hòa hợp nhưng xét tổng
thể thì đó lại là điều bất thường nếu không muốn nói là
sẽ để lại hậu quả khó lường sau này.
0 comments:
Post a Comment