Nếu quan sát một
cách tinh tế, chúng ta sẽ nhận thấy rằng hầu hết mọi công ty, tập đoàn doanh
nghiệp lớn, mang tầm vóc thế giới như Apple, Microsoft, Facebook, Google…đều được
một nhóm từ 2 người trở lên đồng sáng lập. Điều này cho thấy sự hợp tác phát
triển có vai trò rất quan trọng với bất kỳ người nào, dù họ có là thiên tài.
Tuy nhiên, “cùng bản chất dễ hòa đồng”,
đây là một chân lý. Không phải bất cứ ai chúng ta cũng có thể hợp tác và biến họ
thành cộng sự của mình. Mối quan hệ hợp tác chỉ có hiệu quả khi đôi bên có những
nét tương đồng trong tính cách, phong cách làm việc, cùng chí hướng và lý tưởng.
Quan trọng hơn nữa, họ phải có những kỹ năng và tư duy, suy nghĩ bổ sung, hỗ trợ
lẫn nhau. Có như vậy thì mối quan hệ đó mới trở thành chìa khóa dẫn chúng ta đến
với đỉnh cao thành công.
Và sau đây là bài viết chia sẽ 3 kinh
nghiệm, bí quyết để giúp chúng ta chọn được người bạn đời, người cộng sự lý tưởng
và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững của mình.
1. Có nhiều nét
tương đồng và các kỹ năng hỗ trợ cho nhau
Một mối hợp tác hiệu quả cần dựa trên tập hợp các
kỹ năng bổ sung cho nhau chứ không phải trái ngược nhau. Giữa 2 người càng có nhiều điểm chung về năng lực, tính cách,
tư duy suy nghĩ và phong cách quản lý, lãnh đạo thì khả năng thành công trong
công việc càng lớn. Ngược lại, nếu hai người không không thấu hiểu nhau
thì hiệu quả hợp tác có thể bị tiêu diệt ngay từ đầu.
2. Ăn ý là tốt nhưng “lòng người khó đoán”, phải luôn cảnh giác
Một người cộng sự lý tưởng
không chỉ bổ sung bạn về mặt kỹ năng mà cả hai
còn phải "ăn ý" với nhau trong phân chia, phối hợp công việc. Tuy mối quan hệ hợp tác mang lại nhiều hiệu quả và thành công
như cả 2 bên mong đợi nhưng nó sẽ không bền vững nếu một trong 2 người bắt đầu
tỏ thái độ chủ quan, tự tin thái quá theo hướng tác động tiêu cực đến công việc
kinh doanh chung. Do đó, một doanh nhân giỏi phải là người có trực giác
nhạy bén cũng như đủ kinh nghiệm để "nhìn" người.
3. Xóa bỏ cái tôi và đặt mục tiêu chung của 2 bên lên hàng đầu
Không có cuộc vui nào kéo dài mãi được,
cũng như không có mối quan hệ đồng nghiệp nào êm ả mãi được, rồi sẽ đến lúc
sóng gió ập đến gây chia rẻ nội bộ. Đó là lúc công ty lâm vào khó khăn, áp lực
đèn nén lên mối quan hệ giữa 2 người. Ngoài ra, có những thói quen tật xấu của cộng
sự mà bạn thông cảm ngay lập tức, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn chịu khó bỏ qua điều đó, miễn là chúng không gây hại
gì đến hoạt động công ty.
0 comments:
Post a Comment