RSS
Facebook
Twitter

Sunday, July 31, 2016

Những điều kiện tiên quyết mà chúng ta phải đáp ứng thật tốt trước thềm khởi nghiệp kinh doanh không đơn giản chỉ là chuẩn bị vốn liếng đầu tư, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng bán hàng hay tích lũy kinh nghiệm…mà quan trọng không kém đó là việc rút ra những bài học đắt giá từ những thất bại của người đi trước.
Một lần vấp ngã là một lần có thêm một bài học quý
Không điều gì có thể đảm bảo 100% rằng nếu chúng ta trang bị đầy đủ và kỹ lưỡng trước khi khởi nghiệp thì sẽ không vấp phải thất bại. Tuy nhiên, tiếp thu những chỉ bảo, những bài học, kinh nghiệm từ những người đã từng thất bại sẽ giúp chúng ta hạn chế hết mức có thể những rủi ro tiềm ẩn và tổn thất nặng nề.
Sau đây là 3 bài học đắt giá rút ra từ những người đi trước và đã từng vấp ngã mà chúng ta nên tham khảo:

1. Không tuyển dụng kẻ lười biếng, năng lực kém cỏi

Những nhân viên đầu tiên là những người góp phần xây dựng văn hoá của công ty chúng ta. Do đó, họ là lực lượng rất xứng đáng để nhận được sự đầu tư của chúng ta. Đầu tư ở đây nghĩa là chúng ta bỏ ra thời gian, tiền bạc và công sức để tìm kiếm những người tài năng, cùng chí hướng và quan trọng là phải có tố chất, tích cách phù hợp để thiết lập một môi trường làm việc tối ưu và hiệu quả.
Hãy nói chuyện với những doanh nhân có kinh nghiệm và những người đang làm chính công việc mà chúng ta đang muốn tuyển dụng để hiểu rõ về trình độ, kỹ năng cần thiết ở vai trò của họ. Nên tìm những người, những chuyên gia, những nhân tài có thể cho chúng ta một lời khuyên giá trị.

2. Không tự sáng lập doanh nghiệp một mình

Khởi nghiệp một mình khi không có kinh nghiệm thực sự là một thách thức. Khi nói đến khởi nghiệp, hai cái đầu bao giờ cũng tốt hơn một cái đầu. Khi có thêm cộng sự, đồng mình, mọi vấn đề trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ giải quyết hơn, mọi rủi ro được phân tán và mọi khuyết điểm của chúng ta được bù đắp.
Do đó, đừng khởi nghiệp một mình. Sở hữu 100% thay vì 50% hay 33% thật sự rất hấp dẫn. Tuy nhiên, càng hấp dẫn thì tỷ lệ phần trăm chúng ta trắng tay sau này càng cao.

3. Nên chia sẽ ý tưởng, đừng ích kỷ vì có “đạn nhưng không có súng cũng chịu”

Đừng e ngại vào một ngày sáng kiến kinh doanh của chúng ta bị đánh cắp, càng sợ hãi điều đó nó càng dễ xảy ra!!. Bạn tốn hàng tuần, hàng ngàn USD vào việc bảo hộ bằng sáng chế và nhãn hiệu, trong khi lẽ ra bạn nên xây dựng prototype và chia sẻ với mọi người và bất kỳ ai quan tâm.
Nghĩ ra ý tưởng đôi khi không quan trọng bằng hiện thực hoá ý tưởng đó. Có một sự thật bất ngờ rằng, cho dù có người cả gan đánh cắp sáng kiến kinh doanh của bạn nhưng chắc chắn họ sẽ không có khả năng thực hiện nó.

0 comments:

Post a Comment