RSS
Facebook
Twitter

Sunday, July 31, 2016

Như các bài trước đây chúng ta đã bàn về vấn đề tư duy, suy nghĩ trong kinh doanh, đây chính là yếu tố quyết định sự hơn thua, thành bại của nhiều nhà kinh doanh. Chính vì sự bảo thủ, không chịu thay đổi bản thân trong khi xu hướng công nghệ ngày càng phát triển đã đưa Nokia đến bờ vực thẳm. Đó là một ví đụ điển hình về vấn đề này.
Khách hàng không bao giờ sử dụng một sản phẩm trong thời gian dài. Điều mà họ cần ở mỗi doanh nghiệp, mỗi thương hiệu đó là sự đổi mới, không chỉ cải thiện mà còn cải tiến, đa dạng hóa chức năng của sản phẩm. Do đó, nếu trong tự nhiên có quy luật sinh tồn thì trong kinh doanh, khách hàng chính là bộ lọc hữu hiệu nhất những thương hiệu yếu đuối không theo kịp thời đại.

Bí quyết đi đến thành công

Đối mặt với những sự việc khác nhau thì mỗi người đều có một hướng suy nghĩ khác nhau và cách đối diện, cách xử lý khác nhau. Thành tích và chiến thắng của bản thân chỉ được thể hiện qua quá trình đi từ suy nghĩ đến hành động, không thể hiện qua lời nói suông.
Khi khởi sự thất bại là điều rất khó tránh khỏi, nhưng đứng dậy đi tiếp hay là ôm khư khư lấy cái suy nghĩ tiêu cực là do suy nghĩ của từng người. Là một người thông minh và bản lĩnh, họ không chịu đầu hàng thất bại mà ngược lại quyết tâm tìm ra những điểm sai sót của mình để khắc phục và đánh bại nó.
Và một điều nữa đó chính là nhiệt huyết và niềm đam mê. Thành công luôn là người bạn tốt của đam mê, làm một việc trên danh nghĩa bị bắt buộc cưỡng ép thì không sớm hau muộn cũng vấp phải thất bại mà thôi. Năng suất làm việc của chúng ta sẽ vượt trội hơn rất nhiều khi chúng ta làm những công việc mình yêu thích và tâm huyết. Họ gom những thất bại làm nền móng cho con đường mà họ đi, thất bại càng nhiều thì con đường sau này càng vững chắc hơn.

Thay đổi và cách tân tư duy, lỗi suy nghĩ

Họ biết lắng nghe và không cố chấp với những sai lầm của mình, họ luôn tiếp thu ý kiến của những người xung quanh một cách khách quan nhất để tìm ra con đường đúng nhất, tìm ra giải pháp tốt nhất. Cái tôi trong mỗi người chúng ta rất lớn. Những người bình thường thì để nó chi phối và tất nhiên kết quả họ nhận lấy không bao giờ là những điều tốt đẹp. Còn chúng ta, những con người thông minh, biết suy nghĩ thì hãy tự mình biến cái tôi thành lợi thế của bản thân, gửi cái tôi vào sản phẩm để tạo ra nét đặc biệt, đặc trưng duy nhất chỉ có ở thương hiệu mình. Hãy biết nhìn nhận lại xem sản phẩm của mình còn thiếu gì và đang có điểm mạnh gì để rút kinh nghiệm, sau đó bắt tay vào cải tiến, hoàn thiện hơn.

0 comments:

Post a Comment