RSS
Facebook
Twitter

Saturday, July 30, 2016

Làm marketing dựa vào nỗi kinh hoàng, ám ảnh của người tiêu dùng có tác động đến những cảm xúc của họ như lo lắng, cảm giác không an toàn, sợ hãi… Và chính nhờ những ảnh hưởng cảm xúc đó đã mang lại cho loại hình quảng cáo độc đáo này những thành công bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng.

Càng ám ảnh càng nhớ sâu!

Càng sống chung với nhiều áp lực, chúng ta càng sợ hãi, bất an và không chắc chắn. Không ai không cảm thấy an toàn khi khởi nghiệp hay đi du lịch xa hoặc thậm chí là làm đám cưới vào thứ 6 ngày 13. Chúng ta bị la mắng, làm gì cũng hỏng vào đầu năm rồi lo lắng cả năm gặp điều không may. Tất nhiên, nếu được hỏi không một ai trong chúng ta sẽ trả lời như vậy, hầu hết đều đồng thanh nói “không”. Chúng ta không bao giờ chuẩn bị trước được những câu trả lời như vậy, chỉ là theo phản xạ, theo tiềm thức ứng xử mà khiến chúng ta có những hành vi đó. Trong khi hầu hết chúng ta vẫn tiếp tục bị ảnh hưỡng bởi những thứ như vậy, từng ngày trong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta.
Những hình ảnh kinh dịnh phục vụ marketing
Những cảm xúc về yêu, hờn, ghét, sợ hãi, ghen tị và giận dỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ. Hơn tất cả mọi thứ, tại một khu vực nhỏ nằm trong não bộ của chúng ta được gọi là “ Hạch hạnh nhân” ngoài có tác dụng điều khiển, bên cạnh đó là những chức năng khác như sự sợ hải, lo lắng và khiếp đảm.

Biến nỗi sợ hãi thành lợi thế quảng cáo

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh đã tận dụng sự khắc sâu, ghi nhớ những điều kinh hoàng, ám ảnh của não bộ để thực thi các chiến lược kinh doanh của mình. Và nó đã mang lại thành công nhất định.
Nói cách khác, Những quảng cáo này đang dọa khách hàng, khiến họ cảm thấy thất vọng, lo sợ, căng thẳng, chông chênh. Có một sự thật rằng nỗi ám ảnh, lo lắng ảnh hưởng nhiều đến não bộ con người và điều này chỉ mang lại sự tránh xa từ phía khách hàng đối với sản phẩm của chúng ta.
Nhưng trên thực tế, khi các quảng cáo dựa trên nỗi sợ hãi tác động lên sự lo lắng thông thường của chúng ta, và tác động nhiều đến cảm giác bất an của con người, thì nó lại trở thành một trong những công cụ quảng cáo hữu hiệu nhất – và đáng nhớ nhất đang tồn tại. Ví dụ điển hình là người Mỹ sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9, điều duy nhất mà họ muốn làm để đóng góp cho đất nước mình đó là “Shopping”.
Đó là một vài cơ chế mà nỗi sợ hãi hoạt động, và rất nhiều công ty đã nhận ra điều này. Và chúng ta còn chưa biết nó có được hiêu quả đến như thế nào?

0 comments:

Post a Comment