Là một người sếp giỏi, bạn cần làm gì để nhân viên phát huy hết toàn bộ khả năng, năng lực của họ khi bạn biết rõ nhân viên cuả mình là người có tiềm năng, có trình độ cao?
1. Động lực bên ngoài và động lực bên trong
Động lực bên trong có được là từ nội tâm bên trong bản thân. Đó là khát khao vượt qua khó khăn, gian khổ và tạo nên những sản phẩm cao cấp, tốt và bền vững. Bất cứ ai có động lực này sẽ thỏa mãn và phấn khởi với những hành động, công việc bản thân làm.
Động lực bên ngoài có được nhờ dùng các yếu tố ở môi trường bên ngoài khuyến khích team làm việc và hành động theo mục tiêu chung của cả nhóm. Tăng lương, khen thưởng, nới lỏng giờ làm, tăng ngày nghỉ hay thậm chí trừ lương, cho nghỉ việc, chỉ trích, phê phán… là những yếu tố cần thiết và quan trọng giúp nhân viên làm việc có hiệu quả hơn.
Mỗi nhân viên có một tính cách riêng biệt nên điều cần lưu ý của nhà lãnh đạo là phải nắm bắt, tìm hiểu mỗi cá nhân và tìm ra yếu tố hợp lý nhất làm động lực thúc đẩy, động viên họ thành công.
2. Tránh gây mâu thuẫn, ưu tiên làm vừa lòng nhân viên
Nhà tâm lý học Fredrick Herzberg chia sẽ rằng bạn dễ dàng tạo động lực cho cả nhóm bằng cách triệt tiêu các yếu tổ gây mâu thuẫn, bất đồng trong công việc, tiếp theo là tạo ra sự thỏa mãn cho nhân viên.
Lý do dẫn đến sự bất mãn phát sinh từ các chính sách không đúng đắn, công bằng của công ty, sự kiểm soát quá ngột ngạt, thiếu an toàn lao động hay ganh ghét với các đồng đội, cộng sự trong nhóm. Nếu bạn chậm chạp giải quyết các sự cố này, nhân viên sẽ không vừa lòng, khó chịu và gây khó khăn trong việc khích lệ, thúc đẩy, động viên.
Sau khi đã triệt tiêu được những yếu tố gây ảnh hưởng xấu, bạn cần phải tạo ra niềm phấn khích và sự hứng thú trong công việc. Cơ hội thăng tiến minh bạch, sáng rõ, có chịu trách nhiệm đối với công việc, với nghĩa vụ của mình, được huấn luyện và phát triển không ngừng… là những mẹo “làm siêu lòng” nhân viên hữu hiệu nhất.
3. Đặt lòng tin ở nhân viên
Bạn có thể không hoặc khó cảm thấy nhưng phong cách quản lý bị tác động mạnh mẽ bởi mức độ đặt lòng tin, tin tưởng vào nhân viên. Do đó, các ông chủ nên tìm hiểu nhân viên kỹ càng và cẩn thận để tạo động lực khích lệ họ.
4. Tạo động lực theo phong cách riêng của mình
Hãy nhớ, một tập thể là hợp thành từ nhiều thành viên có hoàn cảnh, nền tảng và kinh nghiệm khác nhau, không ai giống ai. Vì vậy, mỗi người phù hợp với mỗi yếu tố thúc đẩy khác nhau. Muốn có đạt hiệu quả cao nhất, các ông sếp cần đầu tư chút thời gian tìm hiểu, đặt mình vào vị trí từng người để tạo động lực thích hợp nhất cho nhân viên.
0 comments:
Post a Comment