RSS
Facebook
Twitter

Saturday, July 30, 2016

Trên con đường gian nan đầy thách thức trước khi đến được đài vinh quang, đỉnh cao sự nghiệp của hầu hết các doanh nhân, chỉ có 30% đóng góp từ động lực thôi thúc và niềm đam mê. 70% còn lại xuất phát từ bản lĩnh dám nghĩ dám làm của chúng ta. Nảy ra ý tưởng tốt là bước đầu thành công nhưng quyết định thành bại là ở chiến lược thực thi ý tưởng đó. Sau đây là các yếu tố chính trong chiến lược thực thi biến ước mơ của doanh nhân thành hiện thực.


Biến mơ ước thành hiện thực

1. Nhận thức đúng đắn về người có trách nhiệm


Nếu chúng ta hỏi người làm của mình ai sẽ là người chịu trách nhiệm về mục tiêu đã đặt ra và trong vòng mười giây chưa có ai trả lời chúng ta thì có nghĩa là chưa có trách nhiệm giải trình ở đây. Nhân sự tốt là người biết gánh vác và có trách nhiệm. Nhân sự giỏi là người tìm kiếm trách nhiệm. Nhân sự “vứt đi” là người trốn tránh trách nhiệm.

2. Đặt mục tiêu xứng đáng với công sức bỏ ra


Chúng ta sẽ phát ngán với ám ảnh về các sản phẩm và dịch vụ luôn tự khẳng định là tốt nhất, nhưng việc ra mắt, giới thiệu, chào hàng và thực hiện sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta tạo ra được điều gì đó có ý nghĩa. Khó có thể tiếp tục được sự khích lệ và hăng say khi triển khai thực hiện điều gì đó mơ hồ, nhảm nhí. Vậy nên, nếu chúng ta và công ty của chúng ta đang phải vật lộn với việc thực thi, có lẽ chúng ta đang làm điều chưa được hợp lý.

3. Theo sát công việc đến khi nó kết thúc


Nhiều công ty đặt ra mục tiêu và thậm chí còn kiểm tra quá trình tiến tới mục tiêu đó. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, một vài mục tiêu chưa “nằm trong phạm vi phủ sóng” vì mọi người bắt đầu chú ý vào các điều mới mẻ và tốt đẹp nhất. Chẳng hạn, sửa lỗi trong phiên bản hiện tại của phần mềm ứng dụng chưa nhận thấy sự hứng thú bằng thiết kế một sản phẩm mới, đột phá – nhưng những người tiêu dùng sản phẩm hiện tại của chúng ta lại nghĩ là công việc đó cũng hứng thú.

4. Không để cảm tính ảnh hưởng đến công việc


Các mục tiêu cảm tính như “tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất” là các mục tiêu nhảm nhí. Chúng có thể khiến người sáng lập doanh nghiệp thấy dễ chịu. Chúng cũng có thể khiến người làm thấy thoải mái. Nhưng các doanh nghiệp đạt được những mục tiêu có thể đong đếm được mới là tốt. Các doanh nghiệp chưa đạt được điều đó thì chưa tốt. Ngay khi chúng ta bắt đầu bỏ lỡ các mục tiêu có thể đong đếm được, tất cả các điều cảm tính sẽ tan biến.


5. Khen thưởng xứng đáng cho người xuất sắc hoàn thành công việc


Việc trao thưởng cho người đạt được mục tiêu tạo ra hai hiệu ứng tích cực. Thứ nhất, người hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ trở nên hứng thú hơn với công việc. Thứ hai, các cá nhân chưa đạt được và gần đạt được mục tiêu biết được rằng doanh nghiệp coi vấn đề thực thi đó là vấn đề quan trọng. Hình thức của trao thưởng có thể là tiền, là quyền được mua cổ phiếu, là ngày nghỉ - bất kỳ điều gì thể hiện được “người này đã đạt được mục tiêu”.

6. Phổ biến mục tiêu rõ ràng


Nhiều nhóm quản lý cấp cao đặt ra mục tiêu nhưng chưa truyền đạt các mục tiêu đó cho tất cả mọi người. Để mục tiêu đạt được thành công, cần phải truyền đạt chúng với toàn thể nhân viên, tập thể trong công ty. Mỗi sáng thức dậy nhân viên cần phải suy nghĩ phương pháp tối ưu đạt được các mục tiêu này.

0 comments:

Post a Comment