Việc phê bình, chê bai hay chỉ trích một
người nào đó, dù là người thân hay chúng ta bè hoặc là nhân viên dưới cấp chúng ta không bao giờ là một điều dễ
làm.
Chúng ta có thể
phá hỏng một mối quan hệ nếu gây ra những cảm xúc làm tổn thương. Một vài người trong chúng ta chọn phương pháp im lặng cho qua
nhưng bù lại đôi khi sự việc hay mâu thuẫn đó chẳng nhẫn không được giải quyết
mà còn trầm trọng hơn. Vì vậy, chúng ta
nên cân nhắc những cách phê bình hiệu quả và thật sự có thể cải thiện được mối
quan hệ.
Và dưới
đây là danh sách 3 phương pháp ứng xử khôn khéo, đầy tinh tế để các nhà kinh
doanh tham khảo và tạo nên bầu không khí làm việc hiệu quả.
Tránh làm tổn thương nhân viên của mình
1. Tìm ra các điểm tương đồng và tạo sự hợp tác
Hãy có thái độ
khách quan khi nói về một việc tiêu cực. Miêu tả tình huống đã xảy ra thay vì
đánh giá, phán xét. Tuyệt đối không nên liên tục trách
móc mà thay vào đó là những suy nghĩ về các việc làm sữa chữa có thể chấp nhận,
tìm cách giải quyết vấn đề hơn là tranh cãi đến cùng.
Những nhà lãnh đạo
muốn nhận được hiệu quả tốt trong công việc cần chú ý nhiều hơn đến tầm quan trọng
của việc tạo ra một môi trường an toàn về mặt tâm lý ở nơi làm việc bằng cách tập
trung vào truyền thông nội bộ tích cực. Hãy tỏ ra mình
vừa là người phân xử công minh, bình đẳng vừa là người biết quan tâm và lắng
nghe.
2. Không xử sự theo hướng quá tiêu cực
Trong những tổ
chức mà hiệu quả công việc cao, những “phát ngôn tích cực” thường nhiều gấp năm
lần so với các “phát ngôn tiêu cực”.
Một
khi đã làm tổn thương cảm xúc của người khác thì cái giá để xây dựng lại mối
quan hệ tốt đẹp như cũ là quá đắt. Chúng ta thường sai lầm khi chỉ chú tâm đến
cái sai của người khác mà lãng quên cái đúng của họ. Một cuộc đối
thoại tệ hại là đủ để phá hủy cả một ngày làm việc.
Kết quả khảo sát
cho thấy truyền thông nội bộ tích cực tương quan với sự gắn bó nhiều hơn của
nhân viên. Chúng ta có thể phê bình họ nhưng chúng ta cần làm điều đó thật
khéo léo và trong một bối cảnh tích cực. Và kết
quả dành cho chúng ta là sự trung thành, gắn kết và tôn trọng từ cấp dưới.
3. Luôn ghi nhớ những cống hiến và công lao mà họ đã làm được
Thường thì chúng
ta hay xoáy vào điều mà chúng đang cần phê bình, chỉ trích. Như đã nói, chúng ta luôn hứng thú soi mói những cái xấu cái
sai của đối phương nhưng chỉ đề cập một cách ít ỏi, đại khái những chiến công,
cống hiến của họ cho chúng ta.
Để không nhận được
“hiệu ứng ngược”, các cấp trên, người đứng đầu
nên làm ngược lại: nên chi tiết và cụ thể hơn khi nói đến các điểm mạnh, tích cực.
0 comments:
Post a Comment