Vấn đề thiết lập các cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa để khích lệ, khuyến khích những người tiêu dùng sản phẩm của công ty mình đang là vấn đề được các nhân viên bán hàng quan tâm nhất từ trước đến nay. Chắc hẳn không ít người trong chúng ta cũng đang gặp rắc rối với việc này.
Hãy thử hình dung xem chúng ta đã có thể gắn kết những người tiêu dùng sản phẩm trong các cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa nhằm đưa khách hàng đến với những giải pháp hiệu quả nhất mang tính cá nhân, mà tránh làm khách hàng xao lãng chưa? Chúng ta có thể sử dụng 5 phương pháp đây cho việc thiết lập các cuộc trò chuyện ý nghĩa với người tiêu dùng sản phẩm, nhờ đó truyền tải hiệu quả hơn các giá trị kinh doanh của doanh nghiệp:
1. Bộc lộ mình là người có hiểu biết và đầy kinh nghiệm
Chúng ta sẽ khó có thể tạo dựng được các cuộc trò chuyện ý nghĩa với người tiêu dùng sản phẩm nếu chưa nắm rõ nhiều thông tin về họ. Sẽ là thật hay nếu chúng ta chia sẻ được với những người tiêu dùng sản phẩm những thông tin riêng tư.
Hơn tất cả, chúng ta cần làm chủ cuộc hội thoại, ra được các quyết định hợp lý nhất và chắc chắn rằng những người tiêu dùng sản phẩm luôn cảm thấy thích thú với các thông tin, kết luận của chúng ta.
2. Hạn chế dùng từ ngữ áp đặt từ doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp đã thiết lập và truyền tải những thông điệp ở mức độ doanh nghiệp, bao gồm các phát kiến ngôn từ đơn nhất hay các từ viết tắt có liên quan.
Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến những nhân viên kinh doanh dành các quãng thời gian quý báu của khách hàng vào việc cố gắng xác định và giải thích đại ý nội dung thông điệp mà chưa truyền tải được giá trị kinh doanh tới những người tiêu dùng sản phẩm.
Thay vào đó, chúng ta cần phải kể một câu chuyện khai phá những thách thức kinh doanh và cách thức của doanh nghiệp chúng ta để giải quyết các khó khăn đó. Khi nó bắt đầu trở nên hợp lý trong cuộc thảo luận, chúng ta sẽ phác họa nó trong những cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa các bức tranh và những giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại doanh nghiệp XYZ, chúng tôi gọi đó là….”.
Chúng ta cần nhớ rằng những người tiêu dùng sản phẩm muốn thấy rõ chúng ta giải quyết những khúc mắc như thế nào, còn chỉ những nhà phân tích mới mong biết chúng ta gọi nó là gì.
3. Khởi đầu câu chuyện khôn khéo
Hãy thiết lập các cuộc trò chuyện giới thiệu đầy ý nghĩa với người tiêu dùng sản phẩm như một bước đi tiên phong trong chuỗi những hành động kinh doanh theo một trật tự và có trọng điểm. Mỗi sự trao đổi nên có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Và chúng ta cần hiểu rõ mục tiêu của từng cuộc nói chuyện với người tiêu dùng sản phẩm cùng các hành động hợp lý sau đó.
Có thể thấy, một nhân viên kinh doanh giỏi là một người thành thạo cách thiết lập các cuộc hội thảo đầy ý nghĩa và có mục tiêu với những người tiêu dùng sản phẩm. Nhưng để thực sự thành công, chúng ta cần phải quan tâm thấu đáo tới tất cả những yêu cầu của doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng sản phẩm, làm sao để hai yêu cầu này hài hoà với nhau.
4. Phải gây ấn tượng với khách hàng
Kỹ thuật giao tiếp với khách hàng có thể rất phức tạp. Tất cả chúng ta phải nắm rõ cách tạo dựng ấn tượng thông qua lời ăn tiếng nói của mình. Và để thiết lập một cuộc nói chuyện thụ vị với người tiêu dùng sản phẩm, trước tiên chúng ta phải xác định rõ các gì tương thích nhất.
Sẽ rất cần thiết với việc thuần thục những nguyên tắc, quy định diễn thuyết cơ bản. Hãy chắc chắn rằng câu văn súc tích, dễ hiểu và những kỹ thuật thúc đẩy hợp lý, ví dụ như phương pháp lặp lại âm đầu và luyến âm để nhấn mạnh ý nghĩa lời nói. Hạn chế dùng thuật ngữ, câu nói hay những từ viết tắt khó hiểu mà những người tiêu dùng sản phẩm yêu cầu giải thích lại.
5. Xây dựng ý nghĩa sâu sắc cho câu chuyện
Có hai đề xuất ở đây. Thứ nhất, chúng ta hãy giữ những luận điểm được ngắn gọn và có mục tiêu cụ thể – Chẳng hạn: “Chúng tôi kiên trì cố gắng để giải quyết ba thách thức bán hàng then chốt” – nhằm giúp đỡ những người tiêu dùng sản phẩm của chúng ta hình dung được một bức tranh tổng thể nhất.
Thứ hai, chúng ta hãy sử dụng những tấm gương điển hình. Trò chuyện với người tiêu dùng sản phẩm của công ty là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy và bộc lộ các dữ liệu nghiên cứu về những câu truyện làm giàu thành công của doanh nghiệp chúng ta theo cách thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Thậm chí nếu chúng ta chưa thể sử dụng những tên doanh nghiệp riêng biệt, chúng ta hãy trích dẫn những câu chuyện nơi mà doanh nghiệp chúng ta có thể minh hoạ nên một bức tranh tươi sáng nhất.
0 comments:
Post a Comment