Toàn bộ
quy trình luôn được thực hiện đầy đủ tất cả các khâu và xuyên suốt. Tuy nhiên
bên cạnh nhiều ưu điểm đạt được, quy trình này vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm.
Các ưu điểm và nhược điểm của quy trình sẽ lần lượt được đánh giá và phân tích
chi tiết như dưới đây.
1. Ưu điểm
- Hợp đồng
nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã được thực
hiện đúng với những điều khoản đã ký kết, hạn chế tối đa các trường hợp sai sót về nghiệp vụ.
- Doanh nghiệp Việt Nam chọn thanh toán bằng hình thức
T/T trả trước nên quy trình nghiệp vụ dễ dàng hơn, tốc độ thanh toán nhanh
chóng hơn, từ đó tạo được niềm tin nơi đối tác đồng thời tạo nhiều cơ hội nhận
được các ưu đãi về gia hạn thời gian thanh toán trong các hợp đồng về sau.
- Doanh nghiệp Việt Nam có đội ngũ nhân viên giao nhận
riêng đảm nhiệm thực hiện nhận hàng hóa tại cảng. Các nhân viên trong bộ phận
giao nhận đều là những người có nhiều kinh nghiệm thực tế trong chuyên môn nghiệp
vụ giao nhận, đo đó rất linh hoạt trong công tác làm thủ tục hải quan cũng như
chuẩn bị chứng từ. Và bằng chứng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ này chính là tờ
khai hải quan nhập khẩu lô hàng máy in được phân luồng vàng. Sự chuyên nghiệp của
các nhân viên giao nhận đã góp phần rút ngắn được thời gian thực hiện hợp đồng,
tránh khỏi gặp phải các rắc rối xảy ra bất ngờ có khả năng làm trì trệ thời
gian nhận hàng của doanh nghiệp Việt Nam.
2. Nhược điểm
a. Nhược điểm trong khâu thanh toán.
Dù là đối
tác quen thuộc, đã thực hiện nhiều hợp đồng mua bán nhưng việc thanh toán chuyển
tiền trả trước 100% vẫn có thể gây nên nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam như bên bán không giao hàng, giao hàng trễ hoặc
thiếu hàng, giao hàng không đúng chất lượng, quy cách,... làm doanh nghiệp Việt Nam rơi vào thế bị động.
b. Nhược điểm trong khâu thuê tàu và mua bảo hiểm.
Khi ký kết
hợp đồng, chúng ta thường mua lô hàng theo điều
kiện CIF, nhường quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho đối tác. Ở thời điểm này, doanh nghiệp Việt Nam mới hoạt động không lâu nên đây
có thể là một giải pháp hữu ích giúp phía chúng ta
tránh được nhiều rủi ro, khó khăn từ việc thiếu kiến thức về thuê tàu và mua bảo
hiểm. Tuy nhiên, về mặt dài hạn thì đây lại là một trong những nhân tố khiến doanh nghiệp Việt Nam rơi vào thế bị động. Nếu nhường
quyền thuê tàu cho bên bán, khi đó sẽ xảy ra trường hợp phía chúng ta phải chịu mua sản phẩm với giá bị đẩy lên, dẫn
đến việc khi bán sản phẩm trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn vì không thể linh động
điều chỉnh giá. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của
doanh nghiệp Việt Nam cũng như làm giảm khả năng
cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Ngoài ra,
việc nhường quyền thuê tàu cho đối tác dễ gây nên rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp hãng tàu được
thuê không uy tín, tàu không giao hàng hoặc trong quá trình vận chuyển không bảo
quản tốt làm hư hỏng hàng hóa, hàng bị mất mát,…
(Còn tiếp phần 2)
0 comments:
Post a Comment