RSS
Facebook
Twitter

Sunday, July 31, 2016

Sau quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu là quy trình thanh toán tiền hàng. Đây là bước giao dịch cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm trong việc sử dụng các phương thức thanh toán mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam chịu rủi ro cao. Vì vậy, để phòng trừ các trường hợp xấu xảy ra và để quy trình nhập khẩu diễn ra suông sẻ, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khâu này.
Sau đây là danh sách một số kiến nghị để hoàn thiện hơn toàn bộ quy trình nhập khẩu vào Việt Nam, từ tổ chức thực hiện hợp đồng đến thanh toán tiền hàng.
Các phương thức thanh toán phổ biến

1. Kiến nghị cho khâu thanh toán

Nhằm khắc phục nhược điểm đối với việc thanh toán bằng hình thức trả trước T/T, giải pháp thay phương thức T/T trả trước bằng phương thức L/C ký quỹ 100% giá trị là tối ưu nhất. Đối với phương thức L/C, sau khi người mua kiểm tra nhận thấy sự hợp lệ của chứng từ hàng hóa thì sẽ thực hiện thanh toán cho người bán, vì vậy sẽ làm giảm rủi ro hơn cho phía doanh nghiệp Việt Nam.
Hơn nữa, khi thực hiện mở L/C, các điều khoản trong L/C cần được quy định rõ ràng, cụ thể, có điều khoản Penalty hoặc cả hai công ty phải ký quỹ tại ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.

2. Kiến nghị cho khâu thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hoá

Để không bị phụ thuộc vào giá cả khi giao dịch nhập khẩu hàng về nước, chúng ta cần chủ động giành quyền thuê tàu. Khi đó chúng ta nên thương lượng mua hàng theo điều kiện nhóm F. Khi muốn giành quyền thuê tàu, chúng ta cần phải xác định được khả năng thuê tàu của mình thông qua việc nghiên cứu thị trường chuyên chở, tìm hiểu tham khảo để lựa chọn các hãng tàu uy tín, cước phí phù hợp với lô hàng nhằm tiến hành giao dịch với điều kiện có lợi nhất.
Trong trường hợp tìm hiểu thị trường vận tải gặp khó khăn, chúng ta có thể nhờ vào các nhà môi giới, tuy nhiên cần cân nhắc rằng chi phí hoa hồng cho nhà môi giới phải thật sự phù hợp. Việc thuê các hãng tàu trong nước sẽ tạo điều kiện giúp chúng ta nhận được ưu đãi từ hãng tàu, nhanh chóng nhận được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả cho hoạt động giao nhận.
Trong trường hợp chúng ta không có khả năng thuê tàu trong ngắn hạn thì có thể giành quyền mua bảo hiểm, khi đó có thể nhập khẩu hàng hoá theo điều kiện CFR. Về điều này, chúng ta nên tạo điều kiện cho nhân viên phòng kinh doanh trực tiếp tiếp xúc quen dần hơn với nghiệp vụ mua bảo hiểm.
Từ việc làm quen với quá trình mua bảo hiểm và nghiên cứu thị trường vận tải, trong dài hạn chúng ta nên tiến tới việc kí kết hợp đồng theo điều kiện FOB. Khi đó, chúng ta vừa giành quyền mua bảo hiểm, vừa thuê tàu. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cần tiến hành so sánh sự chên lệch về giá cả khi nhập hàng bằng 2 phương thức CIF và FOB, xem xét mức giá chênh lệch có đủ bù đắp phí vận tải hay không. Dựa trên mức chênh lệch đó mà chúng ta tiến hành kí kết hợp đồng vận tải với cước phí phù hợp nhất, không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.

3. Một số kiến nghị khác

Bên cạnh những giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm như trên, sau đây là một số kiến nghị nhằm phát huy và củng cố hơn nữa các thế mạnh của chúng ta như sau:
·        Bổ sung thêm nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn cao nhằm đảm bảo quá trình nhận hàng và kiểm tra hàng hóa được nâng cao, tránh hiện tượng nhập phải hàng hóa bị lỗi trong quá trình sử dụng.
·        Hiện nay thường xảy ra trường hợp tờ khai hải quan bị phân luồng đỏ do hệ thống Hải quan ngày càng quy định chặt chẽ hơn về các vấn đề kiềm chế lạm phát, quản lý rủi ro hoặc đôi khi do hệ thống điện tử rà soát chưa kỹ … Do đó, chúng ta cần chú trọng hoàn tất tốt các thủ tục về thuế, các khoản phí bắt buộc khi khai báo hải quan, đảm bảo các chứng từ liên quan được chuẩn bị đầy đủ nhằm đề phòng trước, hạn chế tối đa các rủi ro bất ngờ xảy ra có thể làm chậm trễ quá trình nhận hàng.

0 comments:

Post a Comment