Bỏ qua tấm bằng tốt nghiệp đại học loại xuất sắc,
quay về miền quê chăn bò nuôi giun và những nông dân trình độ kiến thức thấp sở
hữu đàn trâu 4 tỷ là các mẫu chuyện đáng phải nhìn lại trong những ngày qua.
Các cử nhân đại học tài năng của đất nước
Đầu tháng
7 cũng là lúc các hàng nghìn thí sinh bước vào kỳ thi cam go để bước vào cánh cửa
đại học. Do đó, đến giờ lại lên, cứ tới thời gian này
là chủ đề về công việc và nghề nghiệp lại trở nên sôi nổi và rộn ràng hơn lúc
nào hết. Đây luôn là một vấn đề nóng của cả xã hội.
1. Không phải các cử nhân đại học mới làm được quản lý
Có thể
nói, tấm bằng cử nhân không phải là con đường duy nhất để vào đời. Có không ít con người thành đạt trong sự nghiệp nhưng họ không hề có bằng
cử nhân và hầu hết hiện nay các nhà tuyển dụng không quan trọng việc bằng cấp.
Lãng quên bằng cử nhân dù là loại giỏi
Cách đây
không lâu, trong một buổi gặp gỡ với các nhà đầu tư, chủ tịch MWG Nguyễn Đức
Tài từng chia sẻ, người làm cho ông không phải là những
người xuất sắc, tài năng hay bằng cấp cao, chỉ cần trung học thôi vì gia
đình học dạy cho họ quan tâm đến người khác.
2. Tốt nghiệp đại học xong về nuôi giun
Ngay cả
nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn khó tìm cho mình một cơ hội ở thành thị.
Chàng trai trẻ tên Sang 28 tuổi, quyết định không sử dụng
tấm bằng cử nhân loại xuất sắc để về quê chăn bò nuôi giun.
Một mô
hình chăn nuôi khép kín, trồng cỏ nuôi bò, lấy phân bò nuôi trùn quế, nuôi trùn
quế làm thức ăn cho bò, lấy phân trùn quế trồng cỏ. Điều
đáng chú ý của mô hình này là tính năng thân thiện với môi trường khi dùng phế
phẩm để cho bò ăn. Mỗi năm anh thu nhập hơn cả tỷ đồng, đem lại công ăn
việc làm cho nhiều người dân địa phương.
3. Trình độ lớp 5 vẫn chế tạo động cơ
Ông Vũ Văn Dung là người trọng làm thực hành hơn đọc nhiều lý
thuyết suông để rồi không áp dụng nhiều. Ông đã chế tạo thành công nhiều
loại máy nông nghiệp như máy tời lúa kết hợp với máy bơm, máy cấy không động
cơ.
Trong thời gian ngắn tiếp theo, ông đã tung ra thị trường hơn
1000 sản phẩm với giá cả phải chăng tầm 3 triệu đồng một chiếc. Sản phẩm
đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành như Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa,
Tuyên Quang,...
4. Chăn đàn trâu giá trị hơn bốn tỷ đồng
Thêm một ví dụ điển hình về sự thành công và làm giàu từ nghề
chăn nuôi trồng trọt, đó là cặp đôi Tiến – Hải ở Hà Nội. Từ một con
trâu, hai vợ chồng anh đã gây dựng được đàn trâu lên tới gần 200 con , chăn thả
ở bãi giữa sông Hồng.
Đàn trâu 4 tỷ
Hai vợ chồng Tiến – Hải khởi nghiệp chỉ với một con trâu giá
trị 1,8 triệu đồng được mua cách đây 23 năm. Bằng đôi bàn tay tần tảo của
chị Hải, được phụ giúp bởi tính cách mạnh mẽ từ anh Tiến, hai vợ chồng cố gắng
chăn thả rồi tích cóp mua dần để gây dựng đàn trâu. Hiện
nay, tổng trị giá đàn trâu nhà anh chị lên tới hơn bốn tỷ đồng. Có con lớn thì
nặng tới 500kg, con nhỏ cũng chừng 100-150kg.
0 comments:
Post a Comment