RSS
Facebook
Twitter

Saturday, July 30, 2016

Có một sự thật rằng: bán hàng là một công việc đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế nhưng độ khó của nó chỉ bằng một phần mười việc giao tiếp với khách hàng. Nếu bán hàng là một nghệ thuật thì nhân viên bán hàng lại là một nghê nhân. Người nghệ nhân đó chỉ thật sự giỏi khi họ biết ăn nói, ứng xử tinh tế trong giao tiếp với khách hàng.
Sau đây là năm mẹo vặt cần ghi nhớ khi trò chuyện để thuyết phục khách hàng thành công.

1. Tránh nói nhanh, nói lắp, nói gây buồn ngủ

Cách lên xuống trọng âm, ngữ điệu uyển chuyển và mức độ nhanh chậm giao tiếp cũng là một phần quan trọng trong quá trình bắt chước nhằm nâng cao sự đồng thuận và tạo tiền đề tốt cho mối liên kết.
Đừng bao giờ nói nhanh hơn đối phương. Nhịp điệu giao tiếp của một người cho thấy mức độ nhanh chậm não phân tích dữ liệu một cách có ý thức. Do vậy, chúng ta nên giao tiếp với nhịp điệu tương đương hoặc từ tốn, nhẹ nhàng hơn một chút so với người đối diện, kết hợp với những hành vi phản chiếu cử chỉ và mô phỏng âm điệu của người đối diện.
Tạo nhịp điệu là yếu tố rất quan trọng khi sắp xếp những cuộc hẹn qua điện thoại vì giọng nói là phương tiện duy nhất chúng ta có vào lúc này.

2. Trò chuyện bằng ánh mắt tinh tế

Trong số những dữ liệu được lưu lại trong trí nhớ suốt cuộc trò chuyện trực tiếp, có 87% đến từ mắt, 9% từ tai và 4% từ những giác quan khác. Để duy trì tối đa sự chú ý của người tiêu dùng, hãy kiểm soát ánh mắt, sử dụng bút và chỉ vào phần trình bày, đồng thời diễn giải lại điều người tiêu dùng đang nhìn thấy.
Tiếp đó, nhấc cây bút ra khỏi phần trình bày trực quan rồi giữ bút trong không trung, ngay tại khoảng không giữa mắt chúng ta và mắt người tiêu dùng, liên tục gật nhẹ đầu trong khi nói.

3. Đừng tiết kiệm những cái gật đầu đồng tình

Khi đặt ra một câu hỏi mở hoặc thêm vào câu “cầu nối” và người nghe đã trả lời, chúng ta hãy chủ động gật đầu trong thời gian người đó nói. Khi họ nói xong, chúng ta tiếp tục gật nhẹ thêm năm lần nữa, theo nhịp điệu khoảng 1 gật/giây.
Thông thường, chúng ta đếm đến bốn thì người đối diện sẽ bắt đầu nói lại và đưa ra thêm dữ liệu. Chỉ cần ngả người về phía sau và đặt tay lên cằm, chúng ta sẽ không chịu áp lực “tôi cần phải nói điều gì đó”.
Trong quá trình lắng nghe, hãy đặt một tay lên cằm và gõ nhẹ những ngón tay, hành vi này khuyến khích người đối diện tiếp tục nói lâu hơn. Tiếp đó, hãy kết thúc mỗi câu nói bằng câu khẳng định như: “Phải không?”, “Chúng ta cũng nghĩ vậy nhỉ?”, “Như thế không đúng sao?”…

4. Sao y hành động, cử chỉ khách hàng

Những hành vi bắt chước có thể là nháy mắt, phổng mũi, nhướng mày… Khi mới gặp, chúng ta nên bắt chước tư thế ngồi, điệu bộ, hành vi, cử chỉ, biểu cảm và cao độ giọng nói của người đối diện.
Không lâu sau, người kia sẽ cảm thấy thích điều gì đó ở chúng ta. Chúng ta có thể trở nên “dễ gần” vì người đối diện nhìn thấy chính mình trong chúng ta.

5. Động viên, khích lệ một cách từ tốn

Khi người đối diện đang nói, hãy động viên bằng các lời khuyến khích nhẹ nhàng như: “Tôi hiểu mà…”, “Vậy à…”, “Nói tôi nghe thêm đi”… Lượng dữ liệu người đối diện đưa ra có thể tăng lên nhiều lần nhờ các lời khuyến khích này.
Giữ đầu của cây bút ngang tầm mắt và nhìn thẳng vào mắt người tiêu dùng, chỉ hướng đầu bút vào các nơi chúng ta đang nhìn. Hành vi này giúp chúng ta định hướng sự chú ý của người tiêu dùng, khiến họ nhìn vào mắt chúng ta, thấy chúng ta và nghe điều chúng ta đang nói, nhờ đó thông điệp có thể tác động tối đa lên tâm trí họ.

0 comments:

Post a Comment