Tìm kiếm khách hàng là một trong những bước cơ bản của quá
trình kinh doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là chúng ta phải biết quan tâm
và thấu hiểu khách hàng của mình. Có như vậy mới tạo được lòng tin và sự trung
thành từ họ. Kết quả là tỷ lệ khách hàng giữ lại tăng lên, kéo theo lợi nhuận
tăng. Đây là một điều rất quan trọng trong giao tiếp với khách hàng. Tuy nhiên,
là một nhân viên bán hàng giỏi, chúng ta cần lưu ý 5 điều sau khi trò chuyện với
họ.
1. Tránh ngắt quãng làm khách hàng mất hứng
Nhiều người với tính cách quả quyết
khi giao tiếp thường hay ngắt lời đối phương. Đó không phải là một thói quen tốt mặc dù chúng ta hoàn toàn không có ý xấu. Nhưng người đối diện
chúng ta sẽ cảm thấy rằng chúng ta đang tỏ ra " cái gì cũng biết " hoặc
chúng ta đang bận chuyện gì đó.
Thậm chí khách
hàng có thể sẽ nghĩ chúng ta đang đặt điều
về mình. Vì vậy hãy luôn luôn để người giao tiếp
với chúng ta có đủ thời gian trình bày hết ý kiến
của khách hàng trước khi chúng ta đưa ra các ý
kiến, nhận xét. Sự kiên nhẫn và thật lòng của chúng ta trong cuộc trò chuyện sẽ được đánh giá rất
cao và được quý mến hơn bất cứ thứ gì.
2. Chia sẽ và đông cảm với nội dung mà khách hàng chia sẽ
Khi giao tiếp
với bất kỳ một khách hàng nào đó, sự thật lòng của chúng ta
sẽ luôn khiến người ta cảm thấy được yêu quý, kính trọng,
được chú ý. Chúng ta có thể đang giao tiếp với khách hàng
ở một nơi đông đúc nhưng đừng bận tâm đến xung quanh hãy tập trung nghe khách hàng
nói và hãy dành toàn bộ sự quan tâm cho khách hàng. Hoặc nếu chúng
ta cảm thấy bị làm phiền thì hãy nhắc khách
hàng ra đến nơi khác yên tĩnh hơn để giao tiếp chứ đừng đứng giao
tiếp với khách hàng mà lại tập trung
sang một chỗ khác. Chúng ta hãy đặt mình vào vị
trí của khách hàng và cố gắng nhìn nhận sự việc trong hoàn cảnh của khách
hàng. Chúng ta cũng có thể đặt một vài
câu hỏi để khách hàng giải thích cho chúng ta hiểu điều gì đang xảy
ra. Hãy chia sẻ với khách hàng theo các suy nghĩ và trải nghiệm của chúng ta.
Take care our customer
3. Đứng về quan điểm của khách hàng
Khi khách
hàng có cùng chính kiến với chúng ta thì một sự kết nối được tạo ra. Và bỗng nhiên
chúng ta nhận ra giữa chúng
ta và khách hàng có điểm chung gì đó. Tuy
nhiên, một mối quan hệ bền vững và chuyên nghiệp nhất sẽ bộc lộ cả sự tôn trọng
và khâm phục ngay cả khi bất đồng chính kiến. Vị
tha và tôn trọng tất cả người khác, đặc biệt là
khi khách hàng chưa
đứng về phía chúng ta
là một điều thiết yếu cho một hợp tác suông sẻ.
Còn nếu chúng ta không đồng ý với chính kiến của họ hãy từ tốn đưa ra ý kiến và
đặt câu hỏi để khách hàng trình bày suy nghĩ cho chúng ta
nghe.
4. Quan tâm đến câu chuyện của khách hàng
Khi khách
hàng giao tiếp với chúng ta, hãy hết sức chú tâm
vào câu chuyện của khách hàng. Gật đầu,
trò chuyện với khách
hàng bằng ánh mắt, và nhập tâm vào câu chuyện của khách hàng. Việc chúng ta
chú ý lắng nghe sẽ tạo niềm tin và sẽ giúp chúng ta
xây dựng một mối liên kết chặt chẽ. Kèm theo đó
là các câu hỏi liên quan đến nội dung đang được nhắc tới cũng thể hiện sự quan tâm
của chúng ta về nội dung
đó. Nếu có chỗ không hiểu, đừng ngại hỏi chi tiết hơn. Ví dụ: “Nếu tôi nghe
không nhầm thì chúng ta đang nói về… Đúng
không?” Tốt hơn hết, chúng ta nên chắc chắn về các thứ hay lĩnh vực mình nắm được, còn hơn là đánh liều
để nhận một cuộc thương lượng thất bại thảm hại.
5. Xưng hô bằng tên gọi thân mật
Dale Carnegie từng nói: “Tên của một
người đối với khách hàng mà nói, là một thứ
âm thanh đáng chú ý nhất, dễ chịu nhất trong hầu hết các
ngôn từ”. Bất kỳ khách
hàng nào mà chúng ta quen biết, họ đều sung sướng và tự hào nếu chúng
ta nhớ tên khách hàng. Nhiều người vẫn
gặp vấn đề ở khả năng ghi nhớ nhưng chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập. Rèn luyện một cách thường xuyên chúng ta sẽ cải thiện được nhiều đấy. Trong cuộc trò
chuyện chúng ta hãy nhắc lại tên khách hàng một vài lần điều này sẽ giúp chúng ta nhớ tên của khách
hàng và cũng khiến khách hàng có cảm
giác gần gũi hơn.
0 comments:
Post a Comment